Việc các nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp phịng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam rõ ràng có ảnh hưởng trực tiếp và
mới bắt đầu, các doanh nghiệp nhập khẩu của nước nhập khẩu nói riêng và các nước nói chung đều có xu hướng cắt giảm việc nhập khẩu từ các đối tượng đang bị điều tra do có những lo ngại về nguy cơ phải trả thêm các khoản thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ khi nhập khẩu. Bên cạnh đó, các sản phẩm của Việt Nam sẽ chịu sự bất lợi về giá cả trong cạnh tranh với các hàng hóa của nước khác khơng bị áp thuế hoặc bị áp thuế ở mức thấp hơn. Số liệu dưới đây của Tổng cục Thống kê minh họa rõ hơn cho tác động này.
Bảng 3.1. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng theo thị trường
Đơn vị tính: (%)
Thủy sản Nơng sản Dệt may Giầy dép
2005 2009 2005 2009 2005 2009 2005 2009 Nhật Bản 31,2 19,4 4,6 2,8 13,3 10,8 3,3 3,1 Hoa Kỳ 24,0 18,1 11,3 10,0 57,2 56,7 21,8 26,5 EU 15,8 26,4 19,4 22,1 19,0 18,1 62,4 49,3 Khác 22,0 27,7 17,7 21,0 9,6 11,7 10,6 17,2 Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Đánh giá các số liệu tại bảng 3.1 nêu trên, có thể nhận thấy tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, giầy dép sang thị trường Nhật Bản đều giảm đáng kể trong tương quan so sánh giữa năm 2005 và 2009; tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, nông sản và dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đều giảm tuy nhiên tỷ lệ xuất khẩu mặt hàng giầy dép sang Hoa Kỳ lại có sự tăng trưởng khá rõ nét từ năm 2005 tới 2009. Tại EU, có sự tăng trưởng rõ rệt trong kim ngạch xuất khẩu với mặt hàng thủy sản và nông sản từ năm 2005 tới 2009, tuy nhiên tỷ lệ này lại có xu thế giảm nhẹ đối với mặt hàng dệt may và giảm mạnh đối với mặt hàng giầy dép. Đối với các thị trường xuất khẩu khác, về cơ bản đều có sự tăng trưởng về tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu trong thống kê kim ngạch xuất khẩu tại các mặt hàng
thủy sản, nông sản, dệt may, giầy dép trong tương quan so sánh giữa năm 2005 và 2009. Số liệu này cũng phản ánh khá chính xác với số liệu điều tra về số lượng các biện pháp phịng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. Về cơ bản, số lượng các vụ kiện phịng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam nói chung đều có xu hướng tăng trong tương quan so sánh giữa năm 2005 và 2009. Cụ thể, năm 2005 có tổng cộng 4 vụ điều tra phịng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa Việt Nam (trong đó EU tiến hành một vụ điều tra năm 2005 và 3 vụ điều tra khác được tiến hành bởi các quốc gia khác), năm 2009 số vụ điều tra phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tăng lên là 7 vụ (trong đó Hoa Kỳ tiến hành 2 vụ điều tra, 5 vụ điều tra được tiến hành bởi các quốc gia khác). Như vậy, rõ ràng các vụ điều tra phòng vệ thương mại có ảnh hưởng ít nhiều đến kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường khác và ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến các thị trường trọng điểm và tại các thị trường có tiến hành các vụ điểu tra này (Hoa Kỳ, EU).
Ngồi ra, tác động này khơng chỉ ảnh hưởng đến một mặt hàng bị áp các biện pháp phòng vệ, mà tác động này cịn có thể lan rộng sang các hàng hóa khác của quốc gia có mặt hàng đang bị điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ. Điều này rõ ràng gây ảnh hưởng tiêu cực tới kim ngạch xuất khẩu của quốc gia có hàng là đối tượng bị điều tra để áp các biện pháp phịng vệ. Khơng những vậy, tác động kinh tế cịn có thể lan rộng sang các ngành công nghiệp khác, gây phản ứng mang tính dây chuyền của các ngành cơng nghiệp có sử dụng các sản phẩm bị điều tra bán phá giá làm nguyên liệu đầu vào.