Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thƣơng mại của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 95 - 96)

dụng biện pháp phòng vệ thƣơng mại của Nhật Bản

Các cơ quan có thẩm quyền trong điều tra phòng vệ thương mại tại Nhật là Bộ Tài chính và Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp. Trong đó, MOF có thẩm quyền chính về các vấn đề có liên quan đến nguồn thu như thuế và thuế quan, và do đó, đóng vai trị chính trong việc thực thi pháp luật chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Cụ thể, MOF quyết định khởi xướng điều tra (thông báo cho các thành viên Tổ Thuế đặc biệt của Hội đồng Thuế quan và giải thích cho Tổ này về các lý do quyết định khởi xướng vụ kiện). Tuy nhiên, MOF khơng hành động một mình, METI và các bộ ngành có liên quan sẽ hỗ trợ MOF trong quá trình này. Khi các bên có liên quan nộp đơn kiện các vấn đề có liên quan đến chống bán phá giá, thuế quan, khi đó một ủy ban vụ việc sẽ được thành lập bởi MOF trên cơ sở tham vấn Bộ quản lý chuyên

ngành, bao gồm các nhân viên từ MOF, METI và các bộ có liên quan. Ủy ban này được gọi là ủy ban điều tra và sẽ có vai trị đánh giá sơ bộ đơn khởi kiện để xem có cần thiết phải tổ chức một cuộc điều tra chính thức hay khơng, đồng thời cũng sẽ thực hiện điều tra và đề xuất mức thuế chống bán phá giá. Thuế chống phá giá sau đó sẽ được áp theo quyết định của Chính phủ. Bộ Tài chính trong q trình điều tra thường xun tham vấn METI và Bộ quản lý chuyên ngành về tất cả các vấn đề quan trọng.

Nghiên cứu các vụ việc điều tra chống bán phá giá tại Nhật có thể thấy điểm cần lưu ý nhất trong q trình kiểm nghiệm thực hành phịng vệ thương mại tại Nhật Bản là khả năng của METI và Bộ Tài chính để duy trì theo ý của họ trong các vấn đề thương mại bằng cách thu xếp giải quyết các tranh chấp phịng vệ thương mại mà khơng phải khởi xướng một cuộc điều tra chính thức nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)