Các triều đại vua Nguyễn từ vua Gia Long đến vua Tự Đức đều quan tâm đến việc xây dựng pháp luật và chú trọng đến việc áp dụng luật trong thực tiễn. Hoạt động lập pháp của triều Nguyễn cũng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng nể, tiêu biểu nhất là sự ra đời của bộ Hoàng Việt Luật Lệ (Bộ luật Gia Long). Có thể nói, trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến nƣớc ta thì bộ luật Gia Long là một bộ luật tiêu biểu nhất, đặc biệt là những quy định về pháp luật tố tụng đã có sự phân biệt rõ ràng hai thủ tục (thƣa kiện) khởi kiện và thụ lý.
Đƣợc quy định từ Điều 301 đến Điều 311, trong đó Điều 301 quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án theo lãnh thổ nhƣ sau:
“Việc thưa kiện phải theo từ cấp cơ sở. Việc quân thuộc thẩm quyền của các doanh, việc dân thuộc thẩm quyền của các huyện, châu, quận. Dân thưa kiện phải từ địa phương mình. Nếu ở đó khơng thụ lý hoặc làm mất, làm cong queo thì mới trình lên. Nếu vượt tố thẳng lên thượng ty thì xử phạt 50 roi. Khách bn Doanh Trấn kiện về thiếu nợ tiền bạc chỉ được thưa gửi giải quyết ở Quan ty thôi. Kẻ nào tâu thưa kiện lên kinh thành, không kể thật hư, hỏi tội lập án, không thi hành”.
Điều 305 quy định cụ thể về nội dụng đơn kiện, theo đó chỉ cho phép một đơn thƣa một việc, việc đó phải liên hệ trực tiếp với mình và phải có bằng chứng. Nếu thƣa kiện về việc quân lƣơng hoặc quản lý quân đội thì dân chúng phải công khai đồng loạt thƣa kiện. Bộ luật quy định cấm kiện vƣợt cấp, cấm gửi thƣ nặc danh và nghiêm trị hành vi vu cáo, hành vi xúi giục, ngƣời tù khơng có quyền tố cáo ngƣời khác trừ tố ngục quan, ngực tốt đối xử tàn tệ, hành hạ, xâm hại tù nhân. Ngƣời già bệnh nặng đƣợc phép nhờ ngƣời khác đại diện tố cáo thay mình, trừ việc mƣu phản đại nghịch, bất hiếu thì phải tự mình đi tố. Luật Gia Long khơng có những quy định về độ tuổi thƣa kiện.
+ Về thụ lý
Luật Gia Long quy định: "Các quan khi nhận đơn thưa kiện phải làm rõ vụ
việc, nhanh chóng thụ lý. Nếu quan bỏ qua sẽ bị trừng phạt căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc", nhƣ không thụ lý về các việc đánh ngƣời, hơn nhân,
ruộng đất thì xử từ 60 đến 80 trƣợng; nếu là việc ác nghịch nhƣ con cháu mƣu giết ông bà cha mẹ mà quan khơng xử lý thì phạt 100 trƣợng; nếu là việc mƣu phản đại nghịch mà quan không thụ lý, khơng sai bắt dẹp ngay thì xử phạt 100 trƣợng đó trong 03 năm.
Sau những năm tháng thăng trầm của lịch sử, những quy định về pháp luật tố tụng đã phát triển mạnh mẽ, với những quy định về thẩm quyền, về sự phân biệt án dân sự và quân sự, về điều kiện chứng cứ trong quá trình kiện, thụ lý.