d) Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu
2.2.5.2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.
Theo quy định tại điều 170 BLTTDS: “trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tịa án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện”.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án tòa phải giải quyết khiếu nại. Tùy trƣờng hợp Chánh án tòa án quyết định giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện hoặc nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ để thụ lý vụ án dân sự.
Chúng ta có thể thấy rằng trách nhiệm giải quyết khiếu nại là Chánh án Tòa án nơi đã trả đơn khởi kiện. Nhƣ vậy, đối chiếu với những quy định về phân cấp quản lý của Luật Tổ chức TAND năm 2002 thì chúng ta ngầm hiểu với nhau rằng, Thẩm phán là ngƣời sẽ ký văn bản trả lại đơn khởi kiện mà không thể là Chánh án vì Chánh án là ngƣời có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định tại Khoản 2 Điều 170.
Tuy nhiên, vấn đề mâu thuẫn nằm ở chỗ, tại Khoản 1 Điều 172 quy định về phân công Thẩm phán đã thể hiện: "Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, thì Chánh án phân cơng một Thẩm phán giải quyết vụ án". Điều này có nghĩa là trƣớc khi vụ án đƣợc vào sổ thụ lý thì sẽ khơng có Thẩm phán nào đƣợc phân cơng cũng nhƣ khơng có Thẩm phán nào có trách nhiệm ký văn bản trả lại đơn khởi kiện. Vậy khi Luật tố tụng dân sự không quy định chủ thể ký văn bản trả lại đơn khởi kiện, thì làm sao bảo đảm tính hợp pháp của văn bản trả lại đơn khởi kiện, và ngƣời khởi kiện muốn thực hiện quyền khiếu nại của mình cũng phải dựa trên một văn bản trả lại đơn khởi kiện rất mập mờ về tính hiệu lực pháp lý.
Chương 3