Việc xác định ai là ngƣời có thể thực hiện quyền khởi kiện, có thể kiện ai và kiện về vấn đề gì trong vơ vàn những quan hệ của vụ án dân sự là một vấn đề không đơn giản về mặt học thuật cũng nhƣ trong quá trình xây dựng BLTTDS. Chúng ta có thể xuất phát từ việc xác định đối tƣợng kiện để có thể xác định ai có thể thực hiện quyền khởi kiện và việc kiện đó đƣợc thực hiện đối với những chủ thể nào. Có nghĩa là dựa trên tính chất của vụ kiện hay dựa trên chính quan hệ pháp luật có tranh chấp để xác định ngƣời có quyền khởi kiện và ngƣời có thể bị kiện.
Để hiểu rõ và xác định chính xác đƣợc chủ thể quyền khởi kiện vụ án dân sự, cần phải phân biệt các bên đƣơng sự trong vụ án dân sự với chủ thể có quyền khởi kiện. Những chủ thể có quyền khởi kiện chỉ trở thành đƣơng sự trong tố tụng, kể từ ngày họ thực hiện quyền đi kiện của mình bằng một đơn kiện. Ngƣợc lại, ngƣời ta có thể là một bên đƣơng sự trong vụ kiện mà không là chủ thể của quyền khởi kiện, đó là trƣờng hợp nguyên đơn khởi kiện nhƣng sau đó bị phủ nhận quyền khởi kiện bằng một bản án, do khơng có lợi ích trong việc kiện; hoặc trƣờng hợp ngƣời bị khởi kiện ra tòa với tƣ cách là bị đơn trong vụ kiện, nhƣng vụ kiện này kết thúc bởi một phán quyết bác bỏ tƣ cách bị đơn của họ. Nhƣ vậy, nguyên đơn
là ngƣời đƣợc giả thiết có quyền hoặc lợi ích hợp pháp bị vi phạm hay tranh chấp nên khởi kiện nhằm bảo vệ những quyền và lợi ích đó. Bị đơn là ngƣời tham gia tố tụng theo yêu cầu của nguyên đơn do giả thiết đã vi phạm quyền hoặc đã có tranh chấp với nguyên đơn.
Việc phân loại quyền khởi kiện theo đối tƣợng của quan hệ pháp luật thành quyền khởi kiện đối nhân, quyền khởi kiện đối vật hay quyền khởi kiện hỗn hợp có ý nghĩa quan trọng để xác định các bên đƣơng sự trong vụ kiện. Đối với quyền khởi kiện đối nhân, tƣ cách nguyên đơn chỉ thuộc về chủ thể có quyền và tƣ cách bị đơn thuộc về chủ thể có nghĩa vụ, trong khi đó, đối với quyền khởi kiện đối vật thì chủ thể khởi kiện chỉ có thể khởi kiện khi thấy rằng mình thực thụ có một quyền lợi đối với một vật, và việc khởi kiện nhằm mục đích chống lại tất cả các chủ thể có tranh chấp về quyền đối với vật đó.
Theo Khoản 1 Điều 161 BLTTDS 2004 thì chủ thể thực hiện quyền khởi kiện gồm: "Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại
diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tịa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình". Nhƣ vậy, chủ thể của quyền khởi kiện đƣợc thừa
nhận trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam có thể phân chia thành các nhóm chủ thể nhƣ sau:
Nhóm chủ thể thứ nhất: Các chủ thể có quyền khởi kiện do quyền lợi của họ bị tranh chấp hoặc vi phạm;
Nhóm chủ thể thứ hai: Các chủ thể có quyền khởi kiện nhƣng họ khơng có quyền lợi liên quan trong vụ kiện (nhóm chủ thể có quyền khởi kiện vì quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời khác).
* Nhóm chủ thể thứ nhất: Các chủ thể có quyền khởi kiện do quyền lợi
Về cơ bản, BLDS 2005 thừa nhận duy nhất hai loại quan hệ dân sự cơ bản là quan hệ về tài sản và quan hệ về nhân thân, nên quyền khởi kiện của các chủ thể trong nhóm này có sự khác nhau do tính chất của quan hệ về tài sản và quan hệ về nhân thân khác nhau. Vì vậy, quyền khởi kiện của các chủ thể khi quyền lợi của họ bị tranh chấp có thể phân chia thành những nhóm quyền nhỏ khác nhau nhƣ sau:
- Quyền khởi kiện của chủ thể trong quan hệ tài sản
Khi bên có nghĩa vụ đã khơng thực hiện nghĩa vụ của mình dẫn tới bên chủ thể có quyền phải cần tới sự can thiệp của cơng lý để buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành nghĩa vụ của họ thì lúc này chủ thể có quyền trong quan hệ nghĩa vụ sẽ trở thành chủ thể có quyền khởi kiện trong TTDS.
Các nghĩa vụ này có thể có nguồn gốc từ hợp đồng, hoặc do pháp luật quy định nhƣ hành vi pháp lý đơn phƣơng, gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật, thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền. Do vậy, khi chủ thể mang quyền trong các quan hệ về hợp đồng, bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc các quan hệ khác về nghĩa vụ thực hiện việc khởi kiện thì họ sẽ trở thành nguyên đơn dân sự trong vụ kiện.
Việc khởi kiện có thể đƣợc thực hiện bởi chủ sở hữu hay ngƣời có quyền chiếm hữu hợp pháp vật trong quan hệ sở hữu, chiếm hữu tài sản hoặc đƣợc thực hiện bởi chủ thể có quyền sử dụng đất trong quan hệ về quyền sử dụng đất. Chủ sở hữu, ngƣời có quyền chiếm hữu hợp pháp tài sản, ngƣời có quyền sử dụng đất thực hiện quyền khởi kiện để đòi lại tài sản hoặc thực hiện quyền chiếm hữu của mình với tƣ cách là nguyên đơn dân sự. Ngồi ra, chủ sở hữu, ngƣời có quyền chiếm hữu hợp pháp tài sản cũng đƣợc coi là nguyên đơn, trong trƣờng hợp họ khởi kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực thi quyền của mình đối với tài sản.
- Quyền khởi kiện của chủ thể trong quan hệ nhân thân
Thông thƣờng quyền này gắn liền với những cá nhân nhất định là chủ thể của quan hệ nhân thân. Trong một số trƣờng hợp nhà làm luật có thể mở rộng quyền khởi kiện này đối với một số chủ thể xác định. Song cần nhìn nhận rằng, chỉ những chủ thể mang quyền trong quan hệ nhân thân mới có thể trở thành đƣơng sự với tƣ cách là nguyên đơn dân sự trong vụ kiện dân sự.
Theo quan niệm này, nguyên đơn trong vụ kiện yêu cầu ly hơn là vợ hoặc ngƣời chồng; ngƣời có u cầu trong việc hủy hôn nhân trái pháp luật, không công nhận quan hệ vợ chồng chỉ thuộc về các bên có quan hệ hơn nhân; ngƣời yêu cầu với tƣ cách là đƣơng sự trong việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi là ngƣời con nuôi đã thành niên hoặc cha, mẹ nuôi; nguyên đơn trong vụ kiện xác định cha, mẹ cho con là ngƣời con và ngƣợc lại; nguyên đơn là ngƣời cha, ngƣời mẹ trong vụ kiện xác định con cho cha, mẹ; ngƣời con chƣa thành niên là đƣơng sự với tƣ cách ngƣời có yêu cầu trong việc yêu cầu hạn chế quyền của mẹ, cha đối với con chƣa thành niên.
- Quyền khởi kiện của chủ thể thế quyền
Về khoa học pháp lý, trong các quan hệ về tài sản, chủ thể của quan hệ nghĩa vụ là không thể thay đổi, cũng nhƣ không thể chuyển giao cho ngƣời khác. Tuy nhiên, thực tiễn đã xuất phát một số các trƣờng hợp ngoại lệ, liên quan tới việc chuyển quyền theo quy định của pháp luật dân sự. Mà từ đó, pháp luật cho phép bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu cho ngƣời thế quyền. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho ngƣời thế quyền thì ngƣời thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu và có thể đứng đơn kiện với tƣ cách là nguyên đơn dân sự để yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.
Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, chỉ những chủ thể có quyền lợi trong quan hệ ban đầu với ngƣời có nghĩa vụ mới có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ và nhƣ vậy, chỉ có những chủ thể này mới có thể khởi kiện với tƣ cách nguyên đơn. Cụ thể là trƣờng hợp yêu cầu cấp dƣỡng của ngƣời có quyền đƣợc cấp dƣỡng; trƣờng hợp ngƣời thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ngƣời bị thiệt hại, ngƣời mà ngƣời bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dƣỡng hoặc ngƣời đã trực tiếp nuôi dƣỡng ngƣời bị thiệt hại đối với các yêu cầu bồi thƣờng tổn thất về tinh thần do xâm phạm đến tính mạng; trƣờng hợp ngƣời bị thiệt hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc ngƣời có quyền trong trƣờng hợp bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận khơng đƣợc chuyển giao quyền yêu cầu (Điều 309, 609, 610 BLDS 2005).
- Quyền khởi kiện của các chủ thể nhận thừa kế quyền
Việc kế thừa các quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ tài sản đƣợc đặt ra đối với các trƣờng hợp hợp nhất pháp nhân, sáp nhập pháp nhân, chia tách pháp nhân (các điều 94, 95, 96 BLDS 2005). Pháp nhân đƣợc kế thừa các quyền của pháp nhân trƣớc đó có quyền khởi kiện đối với các chủ thể có nghĩa vụ để bảo vệ các quyền lợi của mình. Đối với trƣờng hợp chủ sở hữu, ngƣời có quyền sử dụng đất hoặc chủ thể của các quan hệ hợp đồng, bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đã chết thì những ngƣời thừa kế của họ có quyền khởi kiện đối với các chủ thể chiếm hữu bất hợp pháp tài sản hoặc có nghĩa vụ. Đối với các trƣờng hợp nêu trên, chủ thể thừa kế quyền thực hiện việc khởi kiện với tƣ cách là nguyên đơn trong vụ kiện.
Ngoài ra, trƣờng hợp nguyên đơn là cá nhân chết khi đang tham gia vụ kiện hoặc đƣơng sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì các chủ thể có quyền kế thừa sẽ tiếp tục tham gia tố tụng với tƣ cách là nguyên đơn.
- Quyền khởi kiện của chủ thể mang quyền đối với người thứ ba
Theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện nay thì, trong trƣờng hợp cần xác định quyền sở hữu của ngƣời phải thi hành án trong khối tài sản chung với ngƣời khác mà các bên không thỏa thuận đƣợc thì ngƣời đƣợc thi hành án có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần tài của ngƣời phải thi hành án.
Theo hƣớng dẫn trƣớc đây thì, đối với trƣờng hợp sau khi có bản án, quyết định của Tòa án mà ngƣời phải thi hành án đã chuyển nhƣợng các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình thì ngƣời đƣợc thi hành án, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện yêu cầu Tịa án hủy bỏ giao dịch đó. Rất tiếc là sau khi có Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 thì, cơ quan có thẩm quyền chƣa có văn bản hƣớng dẫn về vấn đề này. Thế nhƣng, xét theo quy định tại Điều 129 BLDS thì, "Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vơ hiệu". Nhƣ vậy, ngƣời phải thi hành án có quyền
khởi kiện với tƣ cách nguyên đơn để yêu cầu Tòa án hủy bỏ giao dịch mà ngƣời phải thi hành án đã ký kết với ngƣời khác nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
* Nhóm chủ thể thứ hai: Các chủ thể có quyền khởi kiện nhƣng họ khơng
có quyền lợi liên quan trong vụ kiện (nhóm chủ thể có quyền khởi kiện vì quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời khác).
- Quyền khởi kiện với tư cách là người đại diện hợp pháp của nguyên đơn
Về nguyên tắc chủ thể có quyền lợi trong vụ kiện đã thực hiện việc khởi kiện hay đƣợc ngƣời khác khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho họ đƣợc coi là nguyên đơn. Ngƣời khởi kiện để bảo vệ quyền lợi ích của ngƣời khác, tuỳ trƣờng hợp sẽ tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền.
Nhƣ đã phân tích ở trên, trong các quan hệ nhân thân chủ thể mang quyền có thể khởi kiện với tƣ cách là nguyên đơn trong vụ kiện, hoặc ngƣời yêu cầu trong việc dân sự khơng có tranh chấp, trong khi đó các chủ thể khác không phải là chủ thể của quan hệ nhân thân thì mặc dù đƣợc nhà lập pháp thừa nhận có quyền khởi kiện hay quyền yêu cầu cũng chỉ có thể tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự mà thôi. Nhƣ vậy, những cá nhân đƣợc luật định để tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự bao gồm các đối tƣợng nhƣ sau: “Cha, mẹ của người kết hơn trái pháp luật có u cầu
hủy việc kết hôn trái pháp luật” (Điều 15 Luật HNGĐ); “cha, mẹ của người con nuôi chưa thành niên có yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi” (Điều 77 Luật
HNGĐ); “mẹ, cha hoặc người giám hộ có yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưa
thành niên hoặc mất năng lực hành vi”(Điều 66 Luật HNGĐ); “cha, mẹ, người thân thích của con chưa thành niên có u cầu hạn chế quyền của mẹ, cha đối với con chưa thành niên”.
Về khoa học pháp lý, ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự phải là một cá nhân cụ thể có năng lực hành vi dân sự. Thế nhƣng, luật thực định và thực tiễn xét xử lại thừa nhận tƣ cách đại diện theo pháp luật của đƣơng sự đối với các tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngƣời khác nhƣ cơng đồn cấp trên của cơng đồn cơ sở khởi kiện vụ án tranh chấp về lao động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tập thể ngƣời lao động; Ủy ban về dân số - gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện trong các vụ kiện về cấp dƣỡng; xác định cha, mẹ, con hoặc yêu cầu giải quyết các việc về hơn nhân gia đình nhƣ hủy việc kết hơn trái pháp luật, chấm dứt việc nuôi con nuôi hạn chế quyền của mẹ, cha đối với con chƣa thành niên. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp cơng đồn cấp trên, cơ quan dân số - gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ có u cầu Tịa án giải quyết các vụ việc nêu
trên thì các chủ thể này tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự.
- Quyền khởi kiện của các chủ thể khơng có quyền lợi trong vụ việc với tư cách nguyên đơn
Về nguyên tắc, nguyên đơn phải là chủ thể đƣợc giả thiết có quyền lợi bị tranh chấp hay vi phạm. Tuy nhiên, luật thực định thừa nhận quyền khởi kiện vụ án dân sự của các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình để bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nƣớc thuộc lĩnh vực mình phụ trách và tƣ cách nguyên đơn của các chủ thể này (các điều 56, 162 BLTTDS). Theo cách giải thích của TANDTC thì cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân sự để u cầu Tịa án bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nƣớc là cơ quan, tổ chức có những nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội về một lĩnh vực nhất định. Chẳng hạn, cơ quan Tài nguyên và Mơi trƣờng có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi gây ơ nhiễm mơi trƣờng phải bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục sự cố gây ô nhiễm mơi trƣờng cơng cộng; cơ quan Văn hóa - Thơng tin có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi xâm phạm di sản văn hóa thuộc sở hữu tồn dân phải bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra.
Có thể nhận thấy rằng, trong trƣờng hợp cơ quan dân số - gia đình và trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu hủy hôn nhân trái luật giữa những ngƣời có cùng dịng máu về trực hệ, hơn nhân vi phạm độ tuổi hoặc chế độ một vợ, một chồng