Doanh nghiệp xã hộ

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam (Trang 51 - 52)

Giáo dục · Đào tạo NCNL · Tư vấn · Nghiên cứu · Nhân lực Truyền thông · Nhận thức · Thừa nhận, khuyến khích · Liên kết Nguồn: CSIP

Năm 2010, Thủ tướng Anh hiện nay David Cameron đưa ra Tầm nhìn về một Xã hội lớn (Big Society). Đây là một điểm mấu chốt trong chiến dịch tranh cử của ông. Xã hội Lớn là để giúp người dân hợp tác và cải thiện đời sống của mình. Nó cũng thể hiện quyết tâm của Chính phủ trao cho người dân nhiều quyền lực hơn trước. Đây được coi là một nỗ lực lớn của Chính phủ hiện thời nhằm xác định lại vai trò của nhà nước và thúc đẩy tinh thần doanh nhân trong cộng đồng. Văn phòng Xã hội Dân sự thuộc Văn phòng Nội các sẽ giúp điều phối các bộ, ban ngành liên quan và thực hiện chính sách này của Chính phủ thông qua các chương trình sau:

· Ngân hàng Xã hội lớn: tháng 3 năm 2012, Thủ tướng Anh đã phê chuẩn quyết định thành lập Quĩ Xã hội Lớn (Big Society Capital Fund) để sử dụng số tiền 600 triệu bảng Anh từ các tài khoản không được sử dụng trong 15 năm trở lại đây, vốn đang bị đóng băng tại các ngân hàng (dormant accounts) để đầu tư cho các dự án xã hội. Các dự án này khi hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận sẽ trả lại vốn và lãi cho quĩ. Đây là một trong số các động thái rõ rệt của nhà nước tạo điều kiện cho DNXH tiếp cận vốn tài chính cho các hoạt động vì lợi ích cộng đồng.

· Chương trình Dịch vụ Công dân (National Citizen Service - NCS) sẽ tập hợp các bạn trẻ trên 16 tuổi từ các hoàn cảnh sống khác nhau để thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng. Dự kiến hè 2011-12 sẽ có 10.000 bạn trẻ tham gia.

· Chương trình hỗ trợ các nhà lãnh đạo cộng đồng (Community Organisers program). Trong nhiệm kỳ quốc hội, sẽ có 5.000 những người có mong muốn cải thiện cộng đồng được đào tạo và hỗ trợ để hiểu hơn về nhu cầu cộng đồng và trở thành tác nhân của những sự thay đổi đó.

· Cộng đồng trước tiên (Community first) là một quỹ mới nhằm khuyến khích phát triển các hoạt động xã hội trong các nhóm dân cư ở những vùng khó khăn và kém phát triển.

Sự cổ vũ của chính phủ và với nỗ lực rất lớn của các tổ chức trung gian, các DNXH và các bên liên quan như trên đã hình thành nên một “hệ sinh thái” cho DNXH phát triển khá tòan diện ở Anh. Đây có thể coi là một mô hình tốt cho Việt Nam trong thời gian tới.

Nhìn chung, dù đã có lịch sử lâu đời nhưng DNXH ở Anh cũng chỉ phát triển mạnh trong hơn 15 năm qua với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự ra đời của hàng trăm tổ chức trung gian chuyên nghiệp. Nhà nước đóng vai trò vừa là người thúc đẩy, nuôi dưỡng hỗ trợ, vừa là khách hàng lớn của DNXH. Đây là một điểm khác biệt khá quan trọng giữa sự phát triển phong trào DNXH ở Anh với các nước khác trên thế giới như Mỹ và một số nước khác. Có nhiều ý kiến đồng thuận bên cạnh những ý kiến chỉ trích về chính sách này. Chúng tôi thấy rằng, việc lựa chọn các mô hình phát triển DNXH sẽ phụ thuộc nhiều vào bối cảnh và nhu cầu của từng nước. Trong khu vực, có một số nước cũng học tập theo mô hình phát triển DNXH của Anh như Thái Lan, Singapore, Australia mà chúng ta sẽ bàn trong phần sau.

2.1.2. Hoa Kỳ

Trong những năm 1960, mô hình ‘nhà nước phúc lợi’ cũng thịnh hành ở Mỹ với hàng tỉ đô-la được đầu tư cho các mục tiêu giảm nghèo, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phát triển cộng đồng, môi trường, nghệ thuật thông qua các tổ chức phi lợi nhuận (NPO)13. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế từ cuối thập niên 1970-1980 đã buộc Chính phủ phải cắt giảm phần lớn các chương trình nói trên, trừ lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Thuật ngữ DNXH trở nên phổ biến lần đầu tiên trong giai đoạn này để chỉ hoạt động kinh doanh của các tổ chức NPO nhằm tăng khả năng tự vững tài chính và tạo việc làm cho nhóm người thiệt thòi. Các tổ chức NPO bắt đầu nhận thấy DNXH là một hướng thay thế cho nguồn hỗ trợ của chính phủ. Thuật ngữ về DNXH sau đó phát triển với ý nghĩa rộng hơn, bao gồm hầu hết các hoạt động thương mại cam kết theo đuổi mục tiêu xã hội.

Mô hình tổ chức

Có hai cách phân loại hình thức tổ chức của DNXH ở Mỹ gồm:

Quan điểm thứ nhất thường xuất phát từ giới học thuật, cho rằng DNXH có thể hoạt động trong một dải rất rộng từ các tổ chức NPO thuần túy đến các doanh nghiệp có lợi nhuận, bao gồm:

(i) Các NPO có hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp nguồn tài chính cho các dịch vụ xã hội, nhờ đó có tính chủ động cao hơn về tài chính và ít phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài.

(ii) DNXH vì lợi nhuận theo đuổi đồng thời hai mục tiêu kinh doanh và xã hội. Nguồn lực của họ sẽ không bị hạn chế và có cơ cấu quản trị tương đồng với các doanh nghiệp thương mại truyền thống.

(iii) Cách thứ ba là hình thức hỗn hợp, kết hợp ưu thế của cả hai hình thức ở trên. Quan điểm thứ hai phổ biến trong giới kinh doanh cũng phân loại DNXH thành ba nhóm14:

(i) Các tổ chức kinh doanh thiện doanh (Corporate Philanthropies): DNXH có thể là doanh nghiệp có lợi nhuận rõ ràng và quyết định sử dụng nguồn lực để giải quyết các vấn đề xã hội hoặc đóng góp vào sự tiến bộ chung bằng cách nào đó.

(ii) Các tổ chức vì mục tiêu xã hội (Social Purpose Organizations): là DNXH tự xác định mục tiêu cống hiến nhằm đạt được sự tiến bộ của xã hội. Những tổ chức như vậy thường bị chi phối bởi sứ mệnh xã hội hơn là mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh thu từ thương mại và các hoạt động kinh doanh được nhìn nhận như một phương cách chiến lược để tạo thu nhập thực hiện sứ mệnh xã hội ban đầu của mình. Các tổ chức NPO nằm trong nhóm này.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam (Trang 51 - 52)