Đi tìm một khái niệm chính thức của Việt Nam về Doanh nghiệp xã hộ

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam (Trang 73 - 75)

ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

2.3.1. Đi tìm một khái niệm chính thức của Việt Nam về Doanh nghiệp xã hộ

Dĩ nhiên, sẽ luôn luôn tồn tại những quan điểm đa dạng và khác biệt về DNXH. Tuy nhiên, để tạo tiền đề cho quá trình thể chế hóa và lập chính sách hỗ trợ sự phát triển của các DNXH trong thời gian tới ở Việt Nam rất cần có một khái niệm chính thức, nhận được sự tán đồng tương đối cao giữa các bên liên quan, về DNXH trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam và đặc biệt nhằm mục đích chính sách cụ thể.

Việc xây dựng một khái niệm như vậy cần giải quyết được các vấn đề sau đây:

· DNXH mang tính chất khái niệm (concept), mô hình (model) hay là một loại hình tổ chức (category) cụ thể?

· Nhà nước nhắm tới mục tiêu cụ thể nào đối với DNXH?

· DNXH chỉ phù hợp với khu vực tư nhân hay có thể có sự tham gia của thành phần sở hữu nhà nước?

· Khái niệm về DNXH phải rất rõ ràng. Đặc điểm gì là mấu chốt, mang tính bắt buộc phải có của DNXH? tiêu chí nào có thể linh hoạt?

Trong khuôn khổ của một báo cáo mang tính chất tư vấn này, dưới đây chúng tôi đưa ra một số phân tích dựa trên quan điểm chủ quan, nhưng không mang tính áp đặt, mà gợi mở cho các cuộc thảo luận chính sách tiếp theo, theo hướng xây dựng, với một định hướng chính sách xuyên suốt.

DNXH nên là một khái niệm, mô hình tổ chức có thể áp dụng cho nhiều loại hình tổ chức từ NGO cho đến doanh nghiệp thông thường

Mặc dù, trong quá trình thể chế hóa lĩnh vực này, chúng ta có thể bổ sung một loại hình doanh nghiệp riêng biệt cho DNXH, nhưng các DNXH không bị ràng buộc phải đăng ký hoặc chuyển đổi sang hình thức pháp lý này. Kinh nghiệm của Anh và Thái Lan trong lĩnh vực này là rất đáng tham khảo. Trên thực tế, một số tổ chức sau nhiều năm nỗ lực tách DNXH ra khỏi khu vực NGO nhưng cuối cùng cũng phải thừa nhận DNXH có thể hoạt động trên nền tảng NGO.

Trong chính sách đối với DNXH, Nhà nước chỉ cần chú trọng vào những hiệu quả, tác động xã hội mà DNXH mang lại

Cần nhận thức rằng, nhà nước giúp DNXH phát triển để DNXH giúp lại nhà nước thực hiện các mục tiêu xã hội. Bà Penny Low, người sáng lập Social Innovation Park của Singapore đã nêu ra quan điểm hiện đại về “Bảng cân đối tài sản quốc gia” (xem hình bên dưới); theo đó Nhà nước phải quản lý một cách hiệu quả các “tài sản có” của mình, đó là nguồn nhân lực, vốn đầu tư tài chính, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên và khung khổ chính sách, pháp luật; và các “nghĩa vụ nợ” hay nói cách khác chính là chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, bao gồm: gắn kết xã hội, phúc lợi xã hội, công bằng xã hội, vốn có thể được đo lường và thể hiện thông qua kết quả chỉ số Phát triển con người (HDI) và Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, người dân sẽ “được chia”, được hưởng thụ thành quả của đất nước, dưới 2 dạng “cổ phần tài chính” và “cổ phần xã hội”.

Đáng chú ý trong rất nhiều lĩnh vực DNXH có thể giúp Nhà nước thực hiện các mục tiêu xã hội (như đã đề cập ở phần trước), cần nhấn mạnh hai khía cạnh thể hiện tính ưu việt của DNXH sau đây:

· DNXH gắn liền với sáng kiến xã hội. Bởi đi con đường khác biệt với doanh nghiệp truyền thống, giải pháp kinh doanh của phần lớn các DNXH đều mang tính sáng tạo. Họ tìm ra những chất liệu chưa từng được sử dụng, kết nối những chủ thể chưa từng được kết nối, khai thác những phân khúc thị trường bỏ ngỏ, thậm chí tạo ra thị trường hoàn toàn mới cho các loại sản phẩm mới. Bởi vậy, phát huy vai trò của DNXH cũng đồng nghĩa với việc khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực còn dư thừa, hoặc tiềm ẩn của xã hội và nền kinh tế.

· DNXH gắn liền với giải pháp bền vững. Giải pháp xã hội bền vững chính là mục tiêu sứ mệnh của các DNXH. Vì vậy, DNXH đem lại những tác động lâu dài, những thay đổi mang tính căn bản. Chẳng hạn như thay đổi thói quen, nếp sống, tập quán, kỹ năng. Ngoài ra, ảnh hưởng của DNXH có thể đạt được phạm vi rộng lớn, đặc biệt thường có tính cộng hưởng, lan truyền. Do đó, Nhà nước cần có những chính sách khai thác, phát huy những điểm mạnh này của DNXH.

Hình 14: Quan điểm hiện đại về Bảng cân đối tài sản quốc gia

DNXH có thể thuộc thành phần sở hữu Nhà nước

Ở Anh, hiện cũng đang diễn ra cuộc tranh luận về vấn đề này. Trong khi Bộ trưởng Y tế Anh muốn một số chương trình phúc lợi y tế đi theo mô hình DNXH, nhiều ý kiến đã phản đối. Thực chất, nếu chúng ta có một loại hình pháp lý riêng biệt cho DNXH (tương tự như ở Anh là Công ty CIC) thì các DNNN công ích, đơn vị sự nghiệp, tổ chức KH&CN (vốn đã được khuyến khích thành lập doanh nghiệp) có thể chuyển đối và đăng ký dưới hình thức DNXH đó. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt nằm ở khả năng sáng tạo xã hội. Thế mạnh của DNXH xuất phát chính từ cách tiếp cận đặc thù “từ dưới lên” (bottom-up) của DNXH. Các DNhXH thành lập DNXH từ nhu cầu thực tế ở cơ sở, để giải quyết những mục tiêu xã hội hết sức cụ thể và thực tiễn. Trong khi đó, người đại diện chủ sở hữu nhà nước, người quản lý các tổ chức của nhà nước lại quen với cấu trúc động lực “từ trên xuống” (top-down), do đó khó có khả năng sáng tạo. Mặc dù vậy, một trong những hướng giải quyết khả thi có thể là Nhà nước mở rộng các cơ hội để các DNXH tham gia đấu thầu, được đặt hàng, thuê ngoài, cạnh tranh bình đẳng và công khai minh bạch với các tổ chức của Nhà nước để thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội, dịch vụ công ích của Nhà nước. Hiện chúng ta đã có nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề này, nhưng hiệu lực thực thi còn rất hạn chế.

DNXH bắt buộc phải có mục tiêu xã hội

Sứ mệnh xã hội phải được đặt lên hàng đầu. Đây là điểm then chốt phân biệt DNXH với các tổ chức khác, và cũng chính là lý do để Nhà nước cần phát huy vai trò của DNXH. Hình thức kinh doanh chỉ là giải pháp, phương tiện của DNXH mà thôi. Tuy nhiên, mục tiêu xã hội rất khó đo lường, đánh giá. Nếu các tiêu chí về DNXH không được làm rõ, rất dễ xảy ra tình trạng các doanh nghiệp thông thường lách luật, cũng tự nhận mình là DNXH để được nhận chính sách ưu đãi của Nhà nước. Do đó, cần phải dựa vào tỷ lệ tái phân phối lợi nhuận cho tổ chức và mục tiêu xã hội để có thể xác định một cách tương đối rõ ràng, minh bạch về mức độ cam kết của tổ chức đối với mô hình DNXH. Chúng ta có thể học tập Thái Lan, khi họ đưa ra quy định tỷ lệ tái phân phối lợi nhuận phải đạt trên 50%, và đánh giá theo nhiều cấp độ tương ứng.

Dựa vào những phân tích trên đây, chúng tôi đề xuất 2 sự lựa chọn về cách định nghĩa DNXH của Việt Nam như sau:

“Doanh nghiệp xã hội là mô hình tổ chức vận dụng sáng tạo các hoạt động kinh doanh, nguyên tắc và động lực của thị trường để giải quyết những vấn đề xã hội cụ thể, một cách bền vững. Phần lớn lợi nhuận được tái phân phối trở lại cho sự phát triển của tổ chức, cộng đồng, hoặc các mục tiêu xã hội. DXNH có thể thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau.”

“Doanh nghiệp xã hội là những tổ chức được thành lập nhằm theo đuổi các giải pháp sáng tạo và bền vững về xã hội và môi trường, dưới hình thức kinh doanh. Phần lớn lợi nhuận được tái đầu tư để mở rộng quy mô của tổ chức và các mục tiêu xã hội.”

Bảng cân đối tài sản quốc gia

(National Balance Sheet)

Cổ phần (Equities)

Cổ phần tài chính (Financial equity) Cổ phần xã hội (Social equity)

Tài sản có (Assets)

Nguồn nhân lực Vốn đầu tư tài chính Chính sách, pháp luật Cơ sở hạ tầng Điều kiện tự nhiên

Nợ (Liabilities) Gắn kết xã hội Phúc lợi xã hội Công bằng xã hội Chỉ số HDI Năng lực cạnh tranh

Nguồn: CSIP

Ngành Kinh tế Xã hội (Khu vực Thứ ba)

CP NGO và

các TC Xã hội DNXH mới DN kinh doanhcó TNXH Khu vựctư nhân

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)