TỪ THIỆN ĐẠO ĐỨC

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam (Trang 28)

ĐẠO ĐỨC PHÁP LÝ

KINH TẾ

DNXH và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

DNXH thường được so sánh với phong trào Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Nói đúng ra, DNXH hay bị hiểu nhầm là CSR. Trên thực tế, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt, một là mô hình hoạt động, một là trào lưu, vận động xã hội.

Hình 5: Các nội dung của CSR

CSR là một phong trào tự vận động, tự nâng cao nhận thức ở các doanh nghiệp để ràng buộc các hoạt động kinh doanh của mình theo các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh. Phong trào CSR kêu gọi các công ty ứng xử một cách có trách nhiệm với người lao động, khách hàng, cộng đồng và môi trường như một ‘công dân của xã hội’ (corporate citizenship). Theo mô hình của A. Carroll (Lưu Minh Đức, 2008), CSR gồm 4 tầng nấc. Xét về trách nhiệm cơ bản nhất, doanh nghiệp phải đảm bảo lợi nhuận, thu nhập cho người lao động, và lợi tức cho cổ động. Trách nhiệm thứ hai là tuân thủ các quy định pháp luật tại nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Tuy nhiên, đó mới chỉ là các trách nhiệm tối thiểu của mọi doanh nghiệp. Trách nhiệm thứ ba, họ phải hoàn thành và cũng là tâm điểm của CSR là trách nhiệm về đạo đức trong kinh doanh, điều kiện làm việc của công nhân, trong chất lượng sản phẩm và dịch vụ, bảo vệ môi trường, lợi ích cộng đồng. Cuối cùng, trách nhiệm từ thiện, vốn được coi là trách nhiệm không bắt buộc của doanh nghiệp, tuy nhiên rất nhiều công ty lấy đây làm địa bàn chính để thể hiện CSR như một công cụ PR, trong khi các trách nhiệm cơ bản hơn chưa hoàn tất.

Một khái niệm trong khuôn khổ CSR là Ba- lợi nhuận (Triple bottom-lines). Theo đó, các doanh nghiệp ngày nay không nên chỉ chú trọng theo đuổi lợi nhuận kinh tế (Profit), mà còn phải đảm bảo ‘lợi nhuận’ về con người (Peo- ple) và môi trường (Planet). Đây cũng là thước đo cụ thể đối với mức độ cam kết CSR của một doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy CSR và DNXH là hai khái niệm hoàn toàn độc lập. Các doanh nghiệp cam kết CSR vẫn là các doanh nghiệp truyền thống, nói cách khác CSR chỉ làm cho các doanh nghiệp ‘tốt’ lên mà không thay đổi bản chất và mô hình của doanh nghiệp. Trong khi đó, DNXH lại là một mô hình hoạt động khác các doanh nghiệp truyền thống về bản chất.

Tuy nhiên, DNXH lại có thể là kênh truyền dẫn hiệu quả để các doanh nghiệp thực hiện CSR. Tại Indonesia, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (ĐTNN) hàng năm phải chi một số tiền nhất định (bằng 2,5-5% lợi nhuận, còn gọi là thuế CSR) cho các mục tiêu cộng đồng và xã hội. Nắm bắt nhu cầu trên, DNXH Provisi đã rất thành công trong việc phối hợp với một số doanh nghiệp ĐTNN như Chevron, BP- Rio Tinto để sử dụng các khoản thuế CSR của các doanh nghiệp này cho các dự án giáo dục trẻ em nghèo của Indonesia.

DNXH và Thương mại công bằng (Fair Trade)

DNXH còn có nhiều điểm tương đồng với phong trào Thương mại công bằng (Fair Trade). Fair Trade là một phong trào xã hội có tổ chức, với cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc thị trường, nhằm giúp các nhà sản xuất, người dân của các nước đang phát triển có được các điều kiện thương mại tốt hơn và phát triển bền vững hơn. Phong trào Fair Trade vận động các công ty đa quốc gia như Nike, Gap, Nesle, Unilever từ bỏ các hành vi ép giá, tạo điều kiện thương mại công bằng hơn để các nhà sản xuất nhỏ lẻ và người dân nghèo ở các nước đang phát triển có điều kiện phát triển bền vững hơn, cùng hưởng lợi trong chuỗi giá trị đó.

Phong trào Fair Trade được dẫn dắt bởi một số tổ chức NGO có quy mô toàn cầu như Fair Trade Label Organiza- tion (FLO). FLO thực hiện việc kiểm tra chất lượng, quy trình sản xuất để dán nhãn Fair Trade cho các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn Thương mại công bằng. Việc dán nhãn có thể giúp tiêu thụ các sản phẩm tốt hơn, bởi

người tiêu dùng ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ ngày càng quan tâm hơn đến các tiêu chuẩn xã hội và môi trường của sản phẩm (moral consumerism).

Hình 6: Một số nhãn hiệu Fair Trade điển hình

Nguồn: www.wikipedia.org

Hiện nay, khái niệm Fair Trade đã được giới thiệu ở Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp có sản phẩm được dán nhãn Fair Trade còn rất hạn chế. Trên cơ sở chia sẻ những mục tiêu xã hội tương đồng, mô hình DNXH hoàn toàn có thể song hành cùng Fair Trade. DNXH Mai Handicrafts tạo việc làm cho một số cộng đồng phụ nữ nghèo ở miền Nam Trung Bộ sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã được FLO chứng nhận và dán nhãn Fair Trade cho các sản phẩm của mình. Trở thành thành viên của FLO đã đem lại cho Mai Handicrafts lợi thế rất lớn trong việc được hỗ trợ về kiểu dáng, thiết kế (không mất phí) cũng như tiếp thị sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế.

Tầm vóc của DNXH

Như đã đề cập ở trên, về nguyên tắc, quy mô, thời hạn và khả năng nhân rộng của DNXH là không giới hạn. Do vậy, ở thời điểm hiện tại có thể khu vực DNXH ở Việt Nam còn nhỏ bé nên chúng ta chưa thấy hết tiềm năng phát triển của mô hình này; tuy nhiên không ít lý thuyết đã chỉ ra được ý nghĩa sâu xa và tầm vóc rộng lớn của các DNXH đối với xã hội trong tương lai. Các tác giả Roger L. Martin và Sally Osberg (2007), là thành viên HĐQT và CEO của Skoll Foundation đã đưa ra một ma trận nổi tiếng về DNXH; theo đó, ba loại hình hoạt động xã hội được sắp xếp dựa trên cách thức tác động trực tiếp hay gián tiếp và hiệu quả cuối cùng có giải quyết được vấn đề xã hội một cách bền vững hay không.

Hình 7: Ma trận các loại hình hoạt động xã hội

Nguồn: Roger L. Martin & Sally Osberg (2007)

Direct

Nature of Action

Outcome

Social Service Provision Social Entrepreneurship

Social Activism

Indirect

Extant System

Maintained and Improved Created and SustainedNew Equilibrum

(i) Cung cấp phúc lợi xã hội, từ thiện: được thực hiện trực tiếp bởi các tổ chức NGO và các nhà hảo tâm. Họ góp phần giải quyết các vấn nạn xã hội một cách trực tiếp. Nhưng kết quả là chỉ cải thiện được vấn đề đó ở một mức độ nhất định mà thôi. Chúng vẫn tồn tại, hay nói cách khác, đó là ‘điểm cân bằng’ (equilibrium) mà xã hội buộc phải thỏa hiệp khi chưa thể đưa đến một sự thay đổi căn bản. Chẳng hạn như, một dự án từ thiện có thể trợ giúp được rất nhiều bệnh nhân nghèo, vốn là điều rất đáng quý bởi có thể trực tiếp giảm nhẹ khó khăn của những bệnh nhân đó và gia đình, cũng như xã hội. Tuy nhiên, họ lại không thể làm giảm được số lượng bệnh nhân mới đến viện. Hay nói cách khác, họ không giải quyết được vấn đề một cách căn bản, từ gốc.

(ii) Các phong trào xã hội được thực hiện bởi các nhà hoạt động xã hội: có thể lấy ví dụ như cuộc đấu tranh của Mục sư Luther King cho quyền bình đẳng của người da đen hay cuộc vận động CSR, Fair Trade... Các phong trào này có tác động rộng khắp, giải quyết vấn đề xã hội một cách bền vững, đưa đến một ‘điểm cân bằng’ mới được xã hội chấp nhận. Mặc dù vậy, khả năng phát triển các phong trào xã hội như vậy là rất ít về số lượng, lại đòi hỏi thời gian, điều kiện thuận lợi từ môi trường kinh tế- xã hội bên ngoài, và đặc biệt chỉ được thực hiện một cách gián tiếp qua những người chịu ảnh hưởng (trong trường hợp CSR là các doanh nghiệp) để từ đó tạo ra sự thay đổi.

(iii) Doanh nghiệp xã hội trong khi đó lại có thể giải quyết vấn đề xã hội trực tiếp và bền vững. Cũng cung cấp phúc lợi xã hội như NGO nhưng DNXH có ưu thế rõ ràng ở khả năng phát triển quy mô và nhân rộng. KOTO hiện đang phát triển theo hướng nhân rộng mô hình của mình ra các địa phương khác ở Việt Nam và cả nước ngoài; đồng thời khuyến khích các thế hệ F2, F3 là các học viên đã tổt nghiệp từ KOTO tiếp tục thực hiện các mô hình như KOTO (điển hình là Nhà hàng Pots & Pans đã được mở tại Hà Nội do một cựu học viên của KOTO thành lập). Quan trọng hơn là cách giải quyết của DNXH luôn hướng đến các giải pháp cơ bản, sinh kế bền vững, do đó hiệu quả xã hội đạt được có ý nghĩa sâu sắc hơn. Về lý thuyết, nếu DNXH Help Corporation phổ biến được giải pháp y tế dự phòng thông qua cải thiện lối sống của người dân thì số lượng bệnh nhân K sẽ giảm, chứ không tăng (theo Help, 80% bệnh nhân có thể phòng ngừa bệnh bằng cách cải thiện lối sống hiện tại).

Ma trận nói trên so sánh các loại hình hoạt động xã hội tinh túy, điển hình. Trên thực tế, ranh giới giữa chúng không phải lúc nào cũng rõ ràng như vậy. Tuy nhiên, qua đây giúp chúng ta thấy rằng DNXH có những ưu điểm nằm ngay trong cách tiếp cận cũng như bản chất của mô hình này. Nếu những thế mạnh đó được phát huy, DNXH sẽ mang lại những hiệu quả xã hội vô cùng sâu rộng.

1.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam (Trang 28)