Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê trên thế giới

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHÂN KALI VÀ LƯU HUỲNH CHO CÂY CÀ PHÊ CHÈ (COFFEA ARABICA) GIAI ĐOẠN KD TRÊN ĐẤT NÂU ĐỎ BAZAN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG. LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 34 - 36)

Năm Diện tích cho thu hoạch

(ha) Sản lượng (triệu tấn nhân) Năng suất (tấn nhân/ha) 2010 10.515.013 8,062 0,77 2011 9.929.459 8,447 0,85 2012 10.320.810 8,549 0,82 2013 10.530.372 8,446 0,80 2014 10.517.049 8,367 0,79 2015 10.951.718 8,102 0,74 2016 10.844.986 8,594 0,79 2017 10.840.130 8,498 0,78 2018 10.584.305 9,734 0,91 2019 11.058.165 9,069 0,82 2020 11.043.032 9,679 0,87 (Nguồn: www.fao.org,15/01/2022) [101].

Kết quả thống kê ở Bảng 1.5 cho thấy: Từ năm 2010 đến năm 2013, diện tích cà phê đang cho thu hoạch trên thế giới tăng giảm không đều, dao động từ 9,929 triệu ha (năm 2011) đến 10,530 triệu ha (năm 2013); sản lượng cà phê nhân biến động từ 8,062 triệu tấn nhân (năm 2010) đến 8,549 triệu tấn nhân (năm 2012). Năng suất cà phê nhân trên toàn thế giới khá thấp, dao động từ 0,77 tấn nhân/ha (năm 2010) đến 0,85 tấn nhân/ha (năm 2011). Từ năm 2014 đến năm 2018, diện tích cà phê đang cho thu hoạch của thế giới có xu hướng tăng, từ 10,517 triệu ha (năm 2014) đến 10,951 triệu ha (năm 2015); tuy nhiên, sản lượng và năng suất cà phê của thế giới tăng không đáng kể so với giai đoạn 2009 đến 2013; sản lượng dao động từ 8,102 triệu tấn (năm 2015) đến 9,734 triệu tấn (năm 2018) và năng suất dao động từ 0,74 tấn nhân/ha (năm 2015) đến 0,91 tấn nhân/ha (năm 2018). Từ năm 2019 đến năm 2020, diện tích cà phê đang cho thu hoạch trên thế giới tăng lên đáng kể so với giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 và ổn định khoảng 11 triệu ha; sản lượng cà phê nhân dao động từ 9,069 triệu tấn nhân đến 9,679 triệu tấn nhân. Theo tác giả Đoàn Triệu Nhạn (1999) [36] và Nguyễn Văn Bộ (2017)

[3], nguyên nhân diện tích và sản lượng cà phê thế giới tăng giảm không đều chủ yếu là do biến động về giá bán, khi giá bán cao thì diện tích cà phê có xu hướng được mở rộng hơn, người sản xuất cà phê tăng chi phí đầu tư thâm canh dẫn đến sản lượng tăng lên; ngược lại, khi giá bán thấp và kéo dài qua nhiều năm thì diện tích cà phê có xu hướng thu hẹp lại do người sản xuất cà phê chuyển đổi sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Trong tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của thế giới, sản lượng cà phê chè thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với cà phê vối (57,98% > 42,02%). Các quốc gia ở khu vực châu Mỹ và châu Phi trồng cà phê chè là chủ yếu do có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp; các quốc gia ở châu Á trồng cà phê vối là chủ yếu. Tình hình xuất khẩu cà phê chè và cà phê vối trên thế giới từ năm 2015 đến 2018 được thể hiện ở Hình 1.1

Hình 1.1. Sản lượng cà phê chè và cà phê vối xuất khẩu trên thế giới năm 2015-2018

(Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới, ICO, 2019) [100].

Hình 1.1 cho thấy: Từ năm 2015 đến 2018, sản lượng cà phê chè xuất khẩu luôn cao hơn so với cà phê vối xuất khẩu trên toàn thế giới. Sản lượng cà phê chè xuất khẩu dao động từ 80 triệu bao đến 100 triệu bao (bao 60 kg); sản lượng cà phê vối xuất khẩu thấp hơn, dao động từ 50 triệu bao đến 70 triệu bao. Năm 2018, sản lượng cà phê chè xuất khẩu cao nhất (khoảng 100 triệu bao), sản lượng cà phê vối xuất khẩu đạt khoảng 60 triệu bao.

Kết quả thống kê ở Bảng 1.6 cho thấy: Từ năm 2014 đến 2018, tổng lượng cà phê nhập khẩu ở các khu vực trên thế giới có xu hướng tăng dần; từ 151,505 triệu bao (năm 2014) đến 161,381 triệu bao (năm 2018). Châu Âu là khu vực nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới (khoảng 52 triệu bao/năm) do có diện tích cà phê rất nhỏ và cà phê là một trong những đồ uống thông dụng, chiếm khoảng 20% thị trường đồ uống ở châu

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2015 2016 2017 2018 Arabicas Robustas 1.000 bao (60 kg) Năm

Âu. Trung Mỹ và Mê-xi-cô là khu vực nhập khẩu cà phê thấp nhất thế giới (khoảng 5 triệu bao/năm). Châu Á và châu Đại Dương gồm nhiều quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, lượng tiêu thụ cà phê có xu hướng tăng cao, từ 31,950 triệu bao (năm 2014) đến 35,325 triệu bao (năm 2018). Các quốc gia nhập khẩu cà phê chủ yếu để tiêu dùng hoặc chế biến hoặc tái xuất qua các quốc gia khác.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHÂN KALI VÀ LƯU HUỲNH CHO CÂY CÀ PHÊ CHÈ (COFFEA ARABICA) GIAI ĐOẠN KD TRÊN ĐẤT NÂU ĐỎ BAZAN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG. LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)