ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHÂN KALI VÀ LƯU HUỲNH CHO CÂY CÀ PHÊ CHÈ (COFFEA ARABICA) GIAI ĐOẠN KD TRÊN ĐẤT NÂU ĐỎ BAZAN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG. LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 53 - 54)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Giống cà phê: Giống cà phê chè Catimor được trồng phổ biến tại tỉnh Lâm Đồng,

14 năm tuổi, mật độ trồng 5.000 cây/ha, năng suất nhân trung bình từ 2,5 đến 3,0 tấn/ha/năm. Vườn cây đồng đều, hãm ngọn ở độ cao 1,5 đến 1,6 m.

- Đất: Các thí nghiệm nghiên cứu được bố trí trên đất nâu đỏ phát triển từ đá bazan

(đất nâu đỏ bazan) chuyên trồng cà phê chè tại tỉnh Lâm Đồng.

Tính chất hóa học của đất trước thí nghiệm: pHKCl = 3,64; OC (%) = 1,84; N tổng số (%) = 0,08; P2O5 tổng số (%) = 0,16; K2O tổng số (%) = 1,04; P2O5 dễ tiêu (mg/100 g đất) = 6,62; K2O dễ tiêu (mg/100 g đất) = 12,6; S tổng số (%) = 0,048; S dễ tiêu (ppm) = 29 (Đơn vị phân tích: Khoa Nơng Học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế).

* Vật liệu nghiên cứu: Urê (46% N), lân nung chảy (16% P2O5, 17% MgO, 28%

CaO, 24% SiO2), KCl (60% K2O), K2SO4 (50% K2O, 18% S), (NH4)2SO4 (20% N, 24% S), NPK 16:16:8+13S (16% N, 16% P2O5, 8% K2O, 13%S), supe lân đơn (16% P2O, 12% S, 23% CaO), phân gà (thành phần ghi trên bao bì gồm 1,72% N; 1,65% P2O5; 1,21% K2O; 2,60% CaO; 0,72% MgO), vôi bột (56% CaO).

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

2.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Các thí nghiệm ngồi vườn được thực hiện tại xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Vị trí (kinh độ 11.859664, vĩ độ 108.584758); độ dốc 8-100. Lịch sử bón phân: Trước năm 2015 thường bón 1.500-2.000 kg NPK:16:8:16+13 S/ha/năm (phụ thuộc vào năng suất, chia thành 3 đợt bón, tháng 5-7-9) kết hợp bón 1-2 kg/cây phân gà xử lý (2 năm bón 1 lần, bón 100% trong tháng 5) và 600 kg vơi bột/ha; từ năm 2015 bón khoảng 1.500-2.000 kg phân NPK:16:8:16+6S (phụ thuộc vào năng suất) kết hợp bón 1-2 kg/cây phân gà xử lý và 600 kg vôi bột/ha.

2.1.2.2. Thời gian nghiên cứu

- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân kali và lưu huỳnh đến cây cà phê chè giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Lâm Đồng được tiến hành trong 2 vụ ((tháng 1 đến tháng 12/2018 (vụ 1) và tháng 1 đến tháng 12/2019 (vụ 2)).

- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của dạng phân kali và lưu huỳnh đến cây cà phê chè trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Lâm Đồng được tiến hành trong 2 vụ ((tháng 1 đến tháng 12/2018 (vụ 1) và tháng 1 đến tháng 12/2019 (vụ 2)) (thí nghiệm 1 được thực hiện song song với thí nghiệm 2).

- Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bón và tỷ lệ bón phân kali và lưu huỳnh đến cây cà phê chè trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Lâm Đồng được tiến hành trong 1 vụ (tháng 1 đến tháng 12/2020) (thí nghiệm 3 được thực hiện sau khi thí nghiệm 1 và 2 kết thúc).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHÂN KALI VÀ LƯU HUỲNH CHO CÂY CÀ PHÊ CHÈ (COFFEA ARABICA) GIAI ĐOẠN KD TRÊN ĐẤT NÂU ĐỎ BAZAN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG. LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)