Luật lệ và các định chế

Một phần của tài liệu tài liệu đại cương về xã hội học (Trang 27 - 28)

II. CÁC THÀNH TỐ (YẾU TỐ) CỦA VĂN HÓA XÃ HỘI 1 Sự hiểu biết

7. Luật lệ và các định chế

Luận lệ là một loại chuẩn mực xã hội, ở đây nó được tính ra là một thành tố văn hóa xã hội quan trọng.

- Luật lệ quy định những hành vi mà các thành viên trong xã hội nhất thiết phải thực hiện, chỉ có thể thực hiện như thế này mà không thực hiện như thế khác.

- Luật lệ thường gắn bó với các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội sử dụng luật lệ để kiểm soát và điều chỉnh hành vi bằng cưỡng chế.

- Mối quan hệ giữa luật lệ và chuẩn mực xã hội:

Luật lệ và chuẩn mực xã hội có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Luật lệ được xây dựng trên cơ sở hệ thống chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên, nó khơng bao gồm tồn bộ hệ thống chuẩn mực (mọi chuẩn mực) mà nó chỉ được xây dựng trên những chuẩn mực có liên quan đến các vai trị cơ bản của xã hội.

Luật lệ và hệ thống chuẩn mực xã hội có sự khác nhau.

+ So với hệ thống chuẩn mực xã hội thì hệ thống luật lệ chịu nhiều áp lực xã hội hơn, song lại kém bền vững hơn. Các luật lệ thường là cơng cụ chính của sự kiểm sốt xã hội.

+ Giữa luật lệ và hệ thống chuẩn mực có sự khác nhau về mức độ điều chỉnh đối với hành vi xã hội. Nếu như chuẩn mực được thực hiện bằng sức mạnh của dư luận xã hội, thì luật lệ được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của các tổ chức thiết chế.

Chuẩn mực Luật lệ

Toàn bộ chuẩn mực xã hội, điều chỉnh mọi hoạt động của con người.

Một phần chuẩn mực xã hội được pháp luật hóa (đề lên thành luật), chỉ điều chỉnh hoạt động của con người trong phạm vi luật quy định.

Không chịu nhiều áp lực xã hội, là cơng cụ hỗ trợ trong kiểm sốt xã hội, tính bền vững cao.

Chịu nhiều áp lực xã hội, là cơng cụ chính trong kiểm sốt xã hội, tính bền vững kém hơn chuẩn mực xã hội.

Thực hiện bằng sức mạnh dư luận xã hội

Thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của các tổ chức thiết chế.

- Sự hình thành hệ thống luật lệ phản ánh trình độ tiến bộ của nền văn hóa xã hội nói riêng và tồn bộ xã hội nói chung. Sự biến đổi và phát triển của hệ thống luật lệ

theo hướng hợp lý, toàn diện, nâng cao nhân cách là kết quả của cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội.

Chú ý: Có những quan điểm cho rằng, văn hóa xã hội cịn có những thành tố khác nữa. Ví dụ: Biểu tượng, ngôn ngữ, quan niệm, mối quan hệ.

Một phần của tài liệu tài liệu đại cương về xã hội học (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)