Trong mỗi cuộc điều tra xã hội học, xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của cuộc điều tra, người nghiên cứu sẽ chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. Có một số phương pháp cơ bản sau:
1. Phương pháp phân tích tài liệu (tự nghiên cứu) 2. Phương pháp quan sát (tự nghiên cứu)
3. Phương pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin bằng cách trưng cầu ý kiến thông qua hỏi và đáp trực tiếp.
- Một cuộc phỏng vấn có 3 yếu tố cấu thành: Chủ thể phỏng vấn, khách thể phỏng vấn và môi trường phỏng vấn.
- Sự thành công của một cuộc phỏng vấn phụ thuộc vào 3 điều kiện sau:
+ Trình độ và phương pháp của người phỏng vấn;
+ Sự đồng cảm, sự hiểu biết và độ tin cậy lẫn nhau trong quan hệ giữa chủ thể -
+ Sự đồng nhất và tính thuận lợi của môi trường phỏng vấn. - Một cuộc phỏng vấn gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn thích nghi – giới thiệu mục đích, yêu cầu của cuộc phỏng vấn và tạo sự đồng cảm giữa chủ thể và khách thể phỏng vấn.
+ Giai đoạn thu thập thông tin – là giai đoạn trong đó chủ thể đặt ra các câu hỏi đối với khách thể và ghi chép các câu trả lời của khách thể.
+ Giai đoạn hoàn thành – là giai đoạn làm giảm sự căng thẳng, tạo sự đồng tình, tin cậy lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể phỏng vấn.
- Các loại phỏng vấn: Phỏng vấn thường, phỏng vấn sâu, phỏng vấn tiêu chuẩn hóa, phỏng vấn khơng tiêu chuẩn hóa, phỏng vấn kể chuyện, v.v...
+ Phỏng vấn thường là cuộc phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin phổ thông trong đời sống xã hội mà những người dân bình thường cũng cung cấp được. Các câu hỏi đặt ra không đi sâu vào các vấn đề khoa học phức tạp hoặc các vấn đề chuyên môn hẹp.
+ Phỏng vấn sâu là những cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu vào tìm hiểu một vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội phức tạp nào đó.
+ Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa (chính quy) là cuộc phỏng vấn được tiến hành theo một trình tự nhất định với một nội dung được vạch sẵn theo một bảng câu hỏi, chủ thể không được tự ý thay đổi nội dung và trật tự các câu hỏi.
+ Phỏng vấn khơng tiêu chuẩn hóa (tự do) là cuộc đàm thoại tự do giữa chủ thể và khách thể phỏng vấn theo một chủ đề đã vạch sẵn.
- Nghệ thuật phỏng vấn:
+ Chủ thể phỏng vấn phải có nghệ thuật đặt câu hỏi sao cho các câu hỏi đảm bảo tính trật tự, tính rõ ràng, tính chính xác, tính vơ tư và tế nhị.
+ Chủ thể phỏng vấn cần có nghệ thuật lắng nghe sao cho thể hiện được sự chăm chú, hiểu biết, sự đồng cảm của mình với khách thể, khuyến khích khách thể nói thật,
nói hết những suy nghĩ của mình. Biến cuộc trị chuyện cởi mở thành một cuộc điều tra xã hội học và ngược lại.
- Yêu cầu của phỏng vấn:
+ Một là, chủ thể phỏng vấn phải khách quan, trung thực, trung lập. + Hai là, phải chọn địa điểm, tình huống, thời gian phỏng vấn phù hợp. + Ba là, chú ý tới đặc điểm, giới tính, tuổi tác của khách thể phỏng vấn. - Ưu, nhược điểm của phương pháp phỏng vấn:
+ Ưu điểm:
Linh hoạt, cơ động, chủ động trong thu thập thông tin;
Tỷ lệ trả lời của khách thể phỏng vấn cao;
Thông tin thu được chuẩn xác, có tính thời sự cao, khái qt lớn, có chiều sâu (thơng tin về tâm lý, tình cảm, suy nghĩ của khách thể).
+ Nhược điểm:
Khó tổ chức trên diện rộng trong thời gian ngắn;
Số lượng và chất lượng thông tin dễ bị ảnh hưởng bởi nhân tố chủ quan của chủ thể phỏng vấn;
Tổ chức phỏng vấn ở những nơi xa xôi, hẻo lánh là phức tạp và tốn kém.
4. Phương pháp Ankét
- Ankét là phương pháp thu thập thông tin xã hội học bằng cách trưng cầu ý kiến thông qua bảng câu hỏi (phiếu thăm dò ý kiến hay phiếu điều tra).
- Đặc trưng của phương pháp Ankét là:
+ Chỉ sử dụng một bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn để hỏi chung đối với tất cả khách thể điều tra.
+ Phương pháp này thường được thực hiện trên phạm vi rộng do đó phải đầu tư nhiều thời gian và kinh phí.
+ Phương pháp Ankét được tiến hành bằng 3 cách: Thông qua các cộng tác viên; gửi phiếu điều tra đến khách thể điều tra qua bưu điện; qua điện thoại.
Trong ba cách trên thì điều tra thơng qua cộng tác viên là phổ biến nhất vì các cộng tác viên có thể gặp gỡ trực tiếp với khách thể điều tra, giải thích hướng dẫn họ trả lời bảng hỏi, yêu cầu sự ủng hộ giúp đỡ từ phía khách thể và thu lại phiếu điều tra trực tiếp. Bằng cách này chủ thể điều tra sẽ nhận được tỷ lệ trả lời cao hơn từ phía khách thể so với hai cách cịn lại và thơng tin thu được cũng có tính thời sự cao.
- Yêu cầu của phương pháp Ankét:
+ Một là, đảm bảo nguyên tắc khuyết danh
+ Hai là, phải chuẩn bị cẩn thận bảng câu hỏi và nghiên cứu kỹ các điều kiện cần thiết của cuộc điều tra cũng như tập huấn cho điều tra viên.
+ Ba là, phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, thuận lợi, thoải mái cho cuộc điều tra, tránh điều tra một cách miễn cưỡng, gò ép.
- Ưu, nhược điểm của phương pháp Ankét + Ưu điểm:
Thu được lượng thông tin lớn trong thời gian ngắn vì có thể triển khai cùng một lúc tới nhiều cá nhân được điều tra;
Khách thể dễ trả lời vì câu hỏi được soạn thảo chi tiết và nhiều câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời;
Kết quả thu được dễ xử lý;
Khách thể thường trả lời trung thực khách quan vì khơng bị ảnh hưởng về mặt tâm lý, không sợ sức ép nào cả.
+ Nhược điểm:
Tỷ lệ trả lời từ khách thể không cao bằng phỏng vấn; Thông tin thu được không sâu bằng phỏng vấn;
Thơng tin có thể khơng chuẩn xác vì nó phụ thuộc vào trình độ người soạn câu hỏi vào tính trung thực của cộng tác viên;
Nếu thực hiện phương pháp Ankét bằng cách gián tiếp thông tin thu được sẽ kém tính thời sự.
* So sánh phương pháp phỏng vấn với phương pháp Anket
- Phương pháp Ankét và phương pháp phỏng vấn giống nhau ở chỗ chúng đều là sự trưng cầu ý kiến. TUY NHIÊN:
+ Phòng vấn thực hiện trực tiếp, chủ yếu nghiên cứu định tính, ít người tham gia, người phỏng vấn đóng vai trị quan trọng, trong khi đó Ankét được thực hiện gián tiếp, chủ yếu nghiên cứu định lượng, nhiều người tham gia và qua đội ngũ cộng tác viên.
+ Phỏng vấn chủ yếu trên phương pháp tâm lý, Ankét chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê.
Phỏng vấn Ankét
Thực hiện trực tiếp Thực hiện gián tiếp Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng Ít người tham gia Nhiều người tham gia
Sử dụng phương pháp tâm lý Sử dụng phương pháp thống kê Người phỏng vấn đóng vai trị quan
trọng
Cộng tác viên đóng vai trị quan trọng
5. Phương pháp Mêtric xã hội (tự nghiên cứu) 6. Phương pháp thực nghiệm xã hội (tự nghiên cứu)