Kết cấu kiến trúc

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa đình và miếu làng hà trì (phường hà cầu, quận hà đông, thành phố hà nội) (Trang 47 - 59)

* Đình làng Hà Trì

- Nghi mơn: (hay cịn được gọi là Nghinh môn) là một bộ phận không thể

thiếu của cơng trình kiến trúc tín ngưỡng, tơn giáo. Nghi mơn thường được dựng trên trục chính (trục thần đạo hay dũng đạo) theo chiều dọc di tích, nhưng cũng có trường hợp vì lý do nào đó, hạng mục này lại được dựng ở một số vị trí khác cho phù hợp. Nghi mơn là nơi xác định khơng gian khn viên đình, là

ranh giới phân chia giữa không gian trần tục bên ngồi và khơng gian thần thánh (khơng gian thiêng) bên trong di tích [14, tr 83].

Về mặt công năng kiến trúc, nghi mơn ở đình làng tương tự như tam quan ở ngôi chùa làng. Nghi môn thường được xây dựng dưới dạng có 3 lối đi hay 3 cổng (1 cổng chính và 2 cổng phụ), cũng có nơi được xây theo kiểu tam quan ở chùa làng như: đền Và – Sơn Tây, đình So – Quốc Oai... Do đó, trong dân gian nhiều nơi vẫn dùng tên gọi tam quan cho hạng mục kiến trúc này ở đình, đền, chùa, miếu... Nghi mơn có được xây dựng theo dạng nào cũng mang ý nghĩa chung: có 3 lối đi vào di tích, lối đi lớn ở giữa xác định lối ra vào của thần thánh, của kiệu hội; 2 lối đi nhỏ ở hai bên là lối đi của dân chúng.

Nghi mơn đình làng Hà Trì được xây bằng chất liệu gạch, vơi vữa có niên đại khoảng đầu thế kỷ XX (và đến năm 2009 được sơn sửa lại). Kiến trúc này được xây dựng theo kiểu trụ biểu với hai trụ lớn ở giữa, hai trụ nhỏ hai bên ngay sát đường làng. Nghi mơn đình làng Hà Trì khơng nằm trên trục thần đạo theo kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng truyền thống mà nằm bên phải theo hướng đình.

Hai trụ chính của nghi mơn đình làng Hà Trì có chiều cao là 5,20m cách nhau 4,80m, tiết diện thân trụ là 0,50m. Trên đỉnh trụ biểu là đôi nghê chầu hướng vào trong với ý nghĩa con nghê là con vật có nhiệm vụ kiểm soát tâm hồn, đồ lễ dâng lên Thành Hoàng của khách hành hương trước khi vào đình. Bên dưới là mặt sập chân quỳ được đắp 4 mặt hổ phù ở chính giữa các mặt, 4 góc đắp 4 đầu rồng vương dài về phía trước. Tiếp đến là trụ lồng đèn với bốn mặt vuông đắp nổi đề tài tứ linh (long, ly, quy, phượng). Thân trụ tạo khung ơ hình chữ nhật để viết các câu đối ca ngợi công lao của đức Thành Hoàng làng, phần đế trụ được tạo tác khum theo kiểu trái giành [phụ lục ảnh số 2].

Từ trụ lớn nối với hai trụ nhỏ hai bên bằng bức tường con kiến, dài 2,50m tạo thành hai cổng giả. Mặt trước bức tường đắp nổi hình hai con voi chầu với ý nghĩa con voi là biểu tượng của mọi nguồn hạnh phúc, của sức mạnh trần gian [9, tr 174], đồng thời nó cịn thể hiện cho vị thần được thờ tại đình làng Hà Trì

là tướng võ. Phía trên của đỉnh trụ nhỏ là hình tượng 4 con phượng với đầu tỏa ra 4 góc ngẩng lên, đuôi chụm vào giữa vun cao lên trên kiểu lá lật. Trong tín ngưỡng truyền thống, phượng là con vật nối thế giới dương gian với thế giới tâm linh, ở lối kiến trúc này con phượng có nhiệm vụ cao cả là mang sinh khí của trời cha truyền vào lòng đất mẹ, làm cho mn lồi sinh sôi, phát triển, mùa màng bội thu. Tiếp dưới cột trụ bên là trụ đèn lồng khắc chữ thọ bốn phía, chìm vào thân trụ. Tiếp dưới là thân trụ để khắc chữ hán và đế trụ được làm kiểu trái giành như cột trụ chính.

Qua thực tế nghiên cứu, nhìn nhận chúng ta thấy, nghi mơn đình làng Hà Trì có sự đảo lộn kiểu cách trang trí [phụ lục ảnh số 82, 83, 84, 85, 86]. Thơng thường trên 2 cột trụ chính ở nghi mơn đình được đắp hình tượng phượng vì con phượng trong tâm linh của người Việt mang một ý nghĩa hết sức to lớn, đứng thứ hai trong bộ tứ linh sau hình ảnh con rồng. Trong khi đó, hình ảnh con nghê lại được đặt ở hai đầu trụ chính mà theo tâm linh hình ảnh con nghê chỉ mang ý nghĩa giám sát thái độ và đồ lễ của khách khách hành hương. Điều đó chúng tơi đặt ra hai giả thiết cho vấn đề này:

Thứ nhất: Xã hội Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ XX đang trong tình trạng rối ren, người nơng dân cùng một lúc phải chịu hai tầng áp bức phong kiến và thực dân nên không chỉ đời sống vật chất gặp nhiều khó khăn mà đời sống tinh thần của người dân cũng bị ảnh hưởng nặng nề làm cho tâm thức người Việt giai đoạn này có những dao động, biến thái, mất lịng tin. Do đó, theo quan niệm truyền thống con nghê là con vật có vai trị giám sát tư cách của người hành hương đã được hốn đổi vị trí với con phượng đặt lên trụ chính để có thể giám sát chặt chẽ hơn nữa tâm hồn khách hành hương vào di tích, đồng thời tạo cho lịng người có được sự an tâm, và cảm giác được che trở hơn trong thời buổi rối ren của xã hội lúc bấy giờ.

Thứ hai: Trong quá trình xây dựng và tu bổ đình người ta đã khơng chú ý

trúc này đã bị đảo lộn vị trí của hai linh vật này tạo thành sản phẩm nghệ thuật như chúng ta thấy hiện nay.

- Bình phong: Bức bình phong ở đình làng Hà Trì được xây dựng phía

trước đình (điểm bắt đầu của trục thần đạo của di tích) qua ao đình, sát với đường dân sinh chạy vịng phía trước đình. Trước đây, đình làng Hà Trì khơng có bức bình phong này. Năm 2010, các cụ trong ban di tích đã bỏ tiền cơng đức xây cho thuận theo kiến trúc đình làng truyền thống, đồng thời có ý nghĩa ngăn chặn những uế tạp của đời sống trần tục lọt vào thế giới thiêng của thần và đánh dấu mốc giới của di tích.

Bình phong đình làng Hà Trì được làm theo kiểu tứ trụ như ở nghi mơn đình (hai trụ lớn và hai trụ nhỏ) nhưng được thu nhỏ hơn. Nối giữa các trụ là các bức tường lửng được xây với chất liệu gạch, vơi vữa, trang trí các đề tài truyền thống. Trên đầu các trụ lớn được làm kiểu hai tầng tám mái tượng trưng, dưới ô lồng đèn trang trí đề tài tứ linh. Hai trụ nhỏ được đắp nổi nghê chầu trên đỉnh, dưới là ô lồng đèn để thủng. Thân trụ được soi gờ chạy chỉ xung quanh tạo sự mềm mại.

Khoảng giữa hai trụ lớn là bức tường lửng, ở giữa viết chữ “thọ” hình trịn, xung quanh chữ có điểm hình vân xoắn và đốm lửa nhỏ ở giữa. Mặt trước đắp 5 con dơi ở 4 góc và 1 con ở chính giữa phía trên hội vào chữ “thọ” tạo thành đề tài ngũ phúc (phú, quý, thọ, khang, ninh). Trên đầu bức tường đắp hình rồng chầu mặt trời, mặt sau được trang trí hình tượng rồng phượng, vân mây. Từ hai trụ lớn chạy sang hai bên là hai bức tường lửng, kết thúc là hai trụ nhỏ. Ở hai bức tường này, các mặt trang trí đề tài tứ quý: hai mặt trước là tùng, trúc; hai mặt sau là cúc, mai.

Qua bức bình phong này chúng ta thấy một ao đình hình bán nguyệt với diện tích khoảng 250m2, xung quanh bờ ao được kè đá rất cẩn thận và có tường bao xung quanh. Theo truyền thuyết dân gian còn lưu giữ được, ao đình này

chính là miệng của một con rồng (theo thế đất dựng đình) đang mở nhìn ra dịng sơng Nhuệ trước mặt.

- Tả hữu mạc: Theo kết cấu kiến trúc truyền thống nhà tả hữu mạc là nơi

để các quan sửa soạn mũ áo vào tế thần, là nơi dân làng chuẩn bị đồ lễ, cỗ bàn trong những ngày lễ hội của làng.

Truyền thống là như vậy, nhưng kiến trúc tả hữu mạc ở đình làng Hà Trì lại là nơi chứa đồ (các vật dụng có tại đình ít được dùng đến), trong ngày hội thì đây là nơi tổ chức đón tiếp khách thập phương về dự lễ. Tả hữu mạc ở đây có kích thước 5,35m x 8,50m là hai dãy nhà dọc 3 gian chạy song song phía trước phương đình được xây dựng bằng xi măng, gạch, vơi vữa chạy vịng 4 phía, mỗi bên bớt hai cửa nhỏ thơng nhau, một phía trước và một phía sau. Cơng trình này được xây dựng lại vào những năm 90 của thế kỷ XX với lối kiến trúc đào trơn đóng bén, khơng trang trí hoa văn, khơng có cột gỗ, tường gạch là bộ phận chính chịu lực của tồn bộ phần mái.

- Phương đình: Trải theo chiều dài lịch sử xây dựng và tồn tại của kiến trúc đình làng Việt Nam chúng ta dễ dàng nhận thấy kiến trúc tịa phương đình như ở đình làng Hà Trì là sản phẩm nghệ thuật cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX [14]. Căn cứ theo tài liệu cịn lưu giữ được tại đình, qua các tư liệu sưu tầm được cùng với lời kể của các cụ cao niên trong làng Hà Trì cho chúng ta biết. Lúc đầu khởi dựng, đình làng Hà Trì có kiến trúc hình chữ “đinh” (丁) với tịa đại bái đình phía trước và hậu cung ở phía sau. Đến năm 1924, để mở rộng khn viên di tích phục vụ việc tế lễ và các hoạt động văn hóa khác tại đình, tịa phương đình (đình vng) được dựng ở phía trước tịa đại bái đình, tồn bộ tịa phương đình do cụ Đặng Ngọc Hiền – người làng Hà Trì cung tiến xây dựng.

Tịa phương đình này có nhiệm vụ là nơi chuẩn bị đồ lễ, người hành lễ chuẩn bị hành lễ... vì xét trên mặt bằng tổng thể kiến trúc, hai dãy tả, hữu mạc ở đình làng Hà Trì có diện tích nhỏ lại khơng tiện đường vào di tích vì nghi mơn đình làng Hà Trì nằm ở bên phải đình chứ khơng đi theo hướng nhất chính đạo

truyền thống. Phương đình đình làng Hà Trì có kiến trúc kiểu 2 tầng 8 mái đao cong gồm 16 hàng chân cột. Phương đình có kích thước 7,75m x 7,90m. Cột chính cao 5,20m, chu vi 1,20m; cột quân cao 3,20m, chu vi 0,95m và cột hiên cao 3,20m, chu vi 1,05m. Tất cả các cột đều được đặt trên một chân tảng bằng đá xanh, chân tảng cột chính có chiều cao 45cm, chân tảng cột quân và cột hiên cao 40cm.

Trong số 16 chân tảng đặt dưới 16 cột tại phương đình đình làng Hà Trì thì có 4 chân tảng dưới 4 cột chính có kích thước lơn hơn các cột còn lại chân tảng được thiết kế dạng cổ bồng hình trịn trang trí hình hoa sen với cánh sen cách điệu chạy vòng quanh [phụ lục ảnh số 11]. Nhìn tổng thể ta nhận thấy 4 chân tảng này có niên đại vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX tương đương với niên đại xây dựng lại đình năm 1892. Cịn lại là chân tảng mới được làm mới vào thời điểm tu sửa đình năm 2009.

Bộ khung tịa phương đình được làm theo kiểu gọng vó, giường nách, bẩy hiên [phụ lục ảnh số 10, 12, 13, 14, 15], [phụ lục bản vẽ số 12]. Đề tài trang trí trên bộ khung phương đình theo các đề tài “tứ linh chuyển bát”, “tùng – hạc”, “mai – hoa”, “cúc – trĩ”...

- Đại bái đình: (cũng có nơi gọi là đại đình) là nơi hành lễ và diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa, chính trị khác của cộng đồng cư dân trong làng. Tòa đại bái đình thường có kiến trúc và khơng gian rộng lớn nhất trong các hạng mục kiến trúc có tại đình làng tạo ra sự bề thế, trang trọng và một khơng gian linh thiêng, thần thánh.

Đại bái đình đình làng Hà Trì là một nếp nhà 3 gian 2 dĩ được xây dựng kiểu “Tường hồi tay ngai” với kích thước: 10,45m x 15,14m; gian giữa 4,10m x 4,10m; gian bên 3,70m x 4,10m; dĩ là 1,60m x 4,10m. Phần tay ngai (hiên) nhơ ra phía trước là 2,55m.

Kết cấu nền: Phương đình được làm liền với mái hiên tịa đại bái đình. Từ

trên đặt thanh gỗ ngang gọi là xà ngưỡng) cao 0,32m. Nền đại bái đình được làm bằng phẳng, tổng thể cao hơn phương đình 0,30m và cao hơn sân đình khoảng 0,70m, nền được lát gạch đỏ bát tràng kích thước 0,30 x 0,30m.

Kết cấu khung: Đại bái đình đình làng Hà Trì có kiến trúc 4 hàng chân cột

với 8 cột cái và 8 cột quân bằng gỗ lim [phụ lục bản vẽ số 7, 8, 24]. Với kết cấu 4 hàng chân cột thì hệ thống cột quân và cột hiên ở đây không tách biệt rõ ràng mà chúng chỉ là một loại vừa có chức năng là cột qn (4 cột phía sau), vừa có chức năng là cột hiên (4 cột phía trước). Hệ thống cột quân ở hai hồi khơng có mà thay vào đó là tường bằng chất liệu gạch, xi măng, vôi vữa. Cột cái cao

4,20m, chu vi 1,60m; cột quân/hiên cao 3,10m, chu vi 1,10m.

Toàn bộ sức nặng của mái đình đều dồn đều xuống hệ thống cột tịa đại bái đình rồi truyền xuống đất qua một hệ thống chân tảng bằng đá cao hơn mặt đình 0,15m [phụ lục ảnh số 35, 36]. Ở các chân tảng cột chính được làm thiết kế trên trịn dưới vng theo quy luật âm dương đối đãi (trời tròn, đất vng). Mỗi dạng cột khác nhau có kích thước chân tảng khác nhau: chân tảng cột cái có đường kính 0,75m x 0,75m, chân tảng cột qn/hiên có kích thước 0,60m x 0,60m. Hệ thống chân tảng này có tác dụng kê hàng chân cột đình khỏi bị lún trước sức nặng của bộ mái đình, đồng thời nó cịn có tác dụng ngăn ngừa mối mọt làm hư hại hệ thống cột đình và các kiến trúc gỗ ở đình.

Liên kết hệ thống cột ở đại bái đình là hệ thống xà gồm xà thượng và xà

hạ. Với kiểu kiến trúc 4 hàng chân cột như ở đây thì xà thượng được đặt ở vị trí

đầu cột cái, bên dưới câu đầu và đầu dư; xà hạ là nối đầu cột qn/hiên.

Kết cấu vì nóc: khảo sát thực tế tại di tích ta thấy, tất cả các bộ vì ở tịa đại

bái đình đình làng Hà Trì được làm thống nhất theo kiểu giá chiêng, chồng rường con nhị. Kiểu kiến trúc này xuất hiện trong kiến trúc đình làng từ cuối thế

kỷ XVII và phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XVIII trở về sau. Tại đình hiện chỉ có 4 bộ vì nóc (2 chính diện, 2 gian bên), hai vì nóc ở hai bên hồi khơng có mà các

đầu thượng lương, hoành, xà thượng, xà hạ… đều được kê trực tiếp lên tường

hồi đình [phụ lục ảnh số 17, 18], [phụ lục bản vẽ số 9].

Hai bộ vì nóc ở gian giữa tịa đại bái đình gồm các con rường kê chồng

lên nhau kiểu chồng rường thơng qua các đấu trịn và đấu vng thót đáy. Bắt đầu từ trên đỉnh bộ vì là một đấu hình thuyền (hình chữ nhật dài hơn các đấu

khác) quay dọc vng góc với bộ vì để đỡ thượng lương, xuống dưới là một con

rường mỏng hình chữ nhật đặt chồng lên con rường tiếp theo (không thông qua đầu kê), con rường bên dưới hình trịn đỡ con rường phía trên và hai đầu rường

vươn ra (được cắt khấu ở đầu) đỡ hai thanh hoành liền dưới thượng lương. Tiếp đến là hai đấu vng thót đáy kê bên dưới tạo thành một hàng dọc từ hồnh qua

con rường rồi đến đấu vng. Dưới 2 đấu vuông là một con rường lớn hơn được

thiết kế đỡ hai hồnh tiếp theo như con rường phía trên.

Bên dưới con rường này là con rường khác không được thiết kế giống

như các con rường bên trên, khơng cịn chạy dọc từ đầu nọ đến đầu kia đỡ các

con rường phía trên qua các đấu kê mà nó có điểm đầu đặt trên câu đầu qua một đấu vng thót đáy, mặt trên đỡ thanh hồnh tiếp theo như các con rường phía

trên. Từ đầu rường chạy vào trong khoảng 1/5 chiều dài vốn có thì được cắt ngắn tạo hai con nhị ăn mộng vào hai cột trụ con (trụ giá chiêng) ở hai bên tạo thành kiểu kiến trúc giá chiêng trên bộ vì. Cột trụ con có dạng hình trịn thắt cổ bồng hai đầu, hai đầu cột đều được kê một đấu vng liền dưới bụng con rường phía trên và đặt trên mặt câu đầu.

Câu đầu là một thân gỗ lớn, to khỏe đỡ các đấu và con rường bên trên. Hai đầu câu đầu được kê trên một đấu vng lớn thót đáy kht hình thuyền đặt trên đầu cột cái. Đỡ dưới dạ câu đầu là một thân gỗ tạc hình một đầu rồng

nguyên khối với phần đầu đỡ dưới dạ câu đầu, phần đi nằm ở đỉnh vì nách ăn qua cột cái bởi một rãnh mộng được xẻ ở đầu cột gọi là đầu dư. Hai bộ vì nóc

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa đình và miếu làng hà trì (phường hà cầu, quận hà đông, thành phố hà nội) (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)