Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và thi đua khen thưởng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động văn nghệ quần chúng trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 68 - 70)

2.3. Quản lý tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng

2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và thi đua khen thưởng

Trong thời gian qua, các cơ quan quản lý về các cấp đã tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng đối với hoạt động văn hóa nghệ thuật trong đó có hoạt động văn nghệ quần chúng tại cơ sở. Các cơ quản quản lý các cấp về văn hóa đã thường xuyên tổ chức các đội công tác thanh tra liên ngành về văn hóa xã hội để kiểm tra nhằm xác lập các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động văn

hóa, đặc biệt là trong hoạt động văn hóa nghệ thuật trên địa bàn nhằm xây dựng một mơi trường văn hóa lành mạnh ở cơ sở. Qua công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn nghệ quần chúng trên địa bàn vẫn xuất hiện các hiện tượng tiêu cực, vi phạm trong quá trình tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng, nhất là trong tham gia các Hội thi, Hội diễn, Liên hoan. Một số hoạt động văn nghệ quần chúng có những tiết mục biểu diễn chưa phù hợp với nội dung hay trang phục biểu diễn phản cảm trái với thuần phong mỹ tục, hoạt động hát nhép, chạy sô và đặc biệt là tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng có thu phí khơng theo quy định tại các khu, điểm du lịch …Những điều này đã làm ảnh hưởng tới phong cách thẩm mỹ của một bộ phận giới trẻ và gây ra những bức xúc trong dư luận xã hội. Những tình trạng nêu trên có ngun nhân của sự bng lỏng quản lý từ các khâu thẩm định nội dung chương trình, kiểm tra, giám sát đến xử lý vi phạm chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý về văn hóa các cấp.

Đối với công tác xếp loại thi đua, khen thưởng cho các hoạt động văn hóa văn nghệ ngày càng được cơ quan quản lý văn hóa các cấp quan tâm. Hằng năm, cơ quan quản lý văn hóa các cấp đều tham mưu với các cấp có thẩm quyền khen thưởng cho các đơn vị, câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng của Sơn La đạt thành tích cao trong các kỳ liên hoan, hội diễn, hội thi các cấp.

Theo số liệu báo cáo thống kê của Trung tâm Văn hóa tỉnh từ năm 2012 đến nay, thành phố Sơn La đã huy động hàng trăm diễn viên, nghệ nhân tiêu biểu tham gia cùng 2.700 các diễn viên, nghệ nhân xuất sắc của tỉnh tập luyện, đạo diễn dàn dựng chương trình, hịa âm phối khí để tham gia 90 cuộc liên hoan, Hội thi, Liên hoan, Hội diễn, Ngày hội do Trung ương tổ chức an toàn tuyệt đối, chất lượng nghệ thuật cao mang đậm bản sắc các dân tộc Sơn La; tham dự các đợt giao lưu, biểu diễn với các địa phương trong cả nước để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho ban tổ chức, đại biểu, khán giả trong cả nước và quốc tế. Với những chương trình đặc sắc mà các đồn nghệ thuật quần chúng Sơn La mang tới các hội thi, hội diễn, liên hoan cấp Trung Ương đã đạt được những kết quả ấn tượng: được tặng 70 bằng khen, 98 huy chương bạc, 51 giải A góp phần quan trọng khẳng định bản sắc và chất lượng của phong trào văn nghệ quần chúng tỉnh Sơn La với toàn quốc. Thơng qua chương trình biểu diễn đã giới thiệu, quảng bá với bạn bè, du khách trong và ngoài nước về bản sắc văn hóa dân tộc, sản phẩm văn hóa tiêu biểu. Đồng thời tiếp thu những nét tiên tiến, kinh nghiệm hay của tỉnh bạn, áp dụng chọn lọc vào địa bàn tỉnh Sơn La. Đây cũng là dịp để các diễn viên, nghệ nhân được thi diễn và tự điều chỉnh khả năng trình diễn của mình; là dịp để các nhà biên đạo, đạo diễn, xây dựng chương trình nhìn nhận lại các tác phẩm, chương trình, từ đó khẳng định cách làm, cách đi mới hiệu quả.

Việc đánh giá, xếp loại, khen thưởng tương đối khách quan và kịp thời đã động viên tinh thần các nghệ sĩ, diễn viên không chuyên thêm hăng say sáng tạo, tập luyện và biểu diễn phục vụ các hoạt động văn nghệ quần chúng tại cơ sở.

Công tác thi đua khen thưởng đã động viên tinh thần các nghệ sĩ, diễn viên không chuyên thêm hăng say sáng tạo, tập luyện và biểu diễn phục vụ đặc biệt là tham gia vào các Liên hoan, Hội diễn, Hội thi ở các cấp cùng các sự kiện chính trị xã hội của địa phương, đất nước. Từ đó đưa Sơn La trở thành một điểm sáng về phong trào hoạt động văn nghệ quần chúng trong khu vực và cả nước.

2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý văn nghệ quần chúng của thành phố Sơn La

Qua khảo sát, nghiên cứu thực tế tác giả nhận thấy công tác quản lý hoạt động văn nghệ quần chúng ở tỉnh Sơn La nói chung và thành phố Sơn La nói riêng có nhiều điểm mạnh nhưng cũng có khơng ít những điểm hạn chế. Điều đó được thể hiện ở các nội dung cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động văn nghệ quần chúng trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)