Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ cho đội văn nghệ, câu lạc bộ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động văn nghệ quần chúng trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 64 - 68)

2.3. Quản lý tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng

2.3.4. Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ cho đội văn nghệ, câu lạc bộ

Để góp phần trong cơng cuộc “Xây dựng văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” của Nghị quyết Trung Ương 9, khóa XI của Đảng cũng như để thực hiện các mục tiêu trong các chương trình, kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh trong thời kỳ mới. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh chỉ đạo Trung tâm Văn hóa tỉnh đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân; Phịng Văn hóa Thơng tin; Trung tâm Văn hóa Thể thao các huyện, thành phố mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho tại 12 huyện, thành phố. Trong thời gian qua, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã tổ chức được trên 60 lớp, tập huấn cho hơn 2.400 hạt nhân văn nghệ cơ sở giúp cho các hạt nhân nắm bắt được kiến thức cơ bản về xây dựng và phát triển đội văn nghệ quần chúng; các động tác cơ bản múa các dân tộc, kỹ năng hướng dẫn hát, hòa tấu nhạc cụ; kỹ năng biểu diễn, kỹ năng dẫn chương trình, kỹ năng điều hành sân khấu. Những hạt nhân văn nghệ đã được trải qua tập huấn chính là các nhân tố tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng phong trào văn nghệ quần chúng tại các tổ, bản.

Nổi bất nhất đó là Trung tâm Văn hóa đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố tổ chức được 20 lớp tập huấn phổ cập truyền dạy “Xòe Sơn La” cho 3.000 diễn viên, nghệ nhân tiêu biểu ở cơ sở thuộc 12 huyện, thành phố. Ngồi ra, Trung tâm Văn hóa tỉnh cịn phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở, Hội Nhạc sĩ, Hội Múa Việt Nam, các tác giả, đạo diễn trong toàn quốc để tổ chức 12 lớp tập huấn về đạo diễn, viết kịch bản, biên đạo múa, sáng tác... cho 480 hạt nhân văn nghệ trong tồn tỉnh, nhằm trang bị kiến thức chun mơn nghiệp vụ tốt nhất cho các hạt nhân văn nghệ quần chúng để phát huy và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa văn nghệ tại cơ sở. Cùng với đó, Trung tâm Văn hóa tỉnh cịn phối hợp với các Phịng Văn hóa Thơng tin, Trung tâm Văn hóa Thể thao trong địa bàn huyện và thành phố tổ chức được 24 lớp tập xây dựng chương trình tuyên truyền cổ động mới cho các đội tuyên truyền lưu động của 12 huyện, thành phố để các đội tuyên truyền cổ động có chương trình nghệ thuật chất lượng cao, đủ điều kiện cho các huyện đi tuyên truyền đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở. Đặc biệt Trung tâm Văn hóa tỉnh còn phối hợp tổ chức 95 lớp năng khiếu hè chủ yếu là về ca, múa, nhạc cho khoảng 1.900 các cháu nhi đồng, thiếu niên toàn tỉnh, những hạt nhân tương lai để tiếp tục xây dựng, duy trì và phát triển hoạt động văn nghệ quần chúng của địa bàn.

Riêng tại thành phố Sơn La, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố thực hiện các kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn hạt nhân văn nghệ cơ sở khối xã, phường thành phố Sơn La với những chuyên đề mang đậm bản sắc dân tộc. Tiêu biểu phải kể đến các lớp tập huấn như sau:

Lớp tập huấn “Xòe Sơn La” năm 2015 cho các hạt nhân văn nghệ tiêu biểu tại các đội văn nghệ quần chúng thành phố Sơn La. Trong thời gian ba ngày tập huấn tích cực, lớp đã thu hút được 48 học viên là những hạt nhân tiêu biểu của các đội văn nghệ quần chúng trên địa bàn thành phố. Các học viên đã được các giảng viên là Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú chuyên ngành biên đạo múa, có kinh nghiệm, tâm huyết với Xịe Sơn La tận tình truyền dậy. Thơng qua lớp tập huấn, các học viên được giới thiệu khái quát về nguồn gốc, sự phát triển và những nét đặc trưng về văn hóa Xịe ; được hướng dẫn các động tác Xòe cơ bản và cách sử dụng các nhạc cụ cơ bản phục vụ cho vòng Xòe. Kết thúc lớp tập huấn các học viên đã cơ bản thực hiện được tốt các kỹ năng biểu diễn và sẽ trực tiếp truyền dậy các động tác Xòe Sơn La cho đội văn nghệ quần chúng của mình ở cơ sở.

Năm 2017, được sự quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thường trực Uỷ ban Nhân dân thành phố Sơn La, Trung tâm Văn hóa tỉnh, Trung tâm Văn hóa Thể thao thành phố đã tổ chức lớp tập huấn hạt nhân văn nghệ cơ sở khối xã, phường thành phố thành công. Lớp tập huấn đã thu hút được 70 học viên là những hạt nhân tiêu biểu, xuất sắc đến từ 11 xã, phường của thành phố. Qua lớp tập huấn, các học viên đã được tuyên truyền đường lối của Đảng, Nhà nước về văn nghệ quần chúng trong tình hình hiện nay; cách thức cũng như các kinh nghiệm về tổ chức, xây dựng, duy trì và phát triển đội văn nghệ quần chúng. Lớp tập huấn cũng đi sâu vào phần thực hành với các thể loại ca, múa và tấu nhạc nhằm hướng dẫn cho các học viên những kiến thức chuyên môn về các hình thức biểu diễn nghệ thuật này.

Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cơ quan quản lý về văn hóa các cấp mà cơng tác tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ cho đội văn nghệ, câu lạc bộ ngày càng được chú trong hơn, chất lượng của các đội văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ ngày càng được nâng cao. Qua các lớp tập huấn, đội ngũ các diễn viên nghệ sĩ không chuyên được trang bị những kiến thức nghiệp vụ chuyên môn trong việc xây dựng và phát triển phong trào văn hóa văn nghệ ở các tổ, bản, tiểu khu; giới thiệu những nét văn hóa tiêu biểu, đậm đà bản sắc dân tộc. Mặt khác các lớp cũng bồi dưỡng các kiến thức về đường lối văn học nghệ thuật của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới; cách thức tổ chức, duy trì và phát triển đội văn nghệ quần chúng. Đồng thời lớp tập huấn cũng giúp nâng cao trình độ biểu diễn, chất lượng nghệ thuật và phương pháp tổ chức các chương trình biểu diễn của các đội văn nghệ quần chúng; tạo điều kiện cho các hạt nhân văn nghệ có dịp giao lưu, học hỏi, củng cố, hoàn thiện về mọi mặt và luôn là hạt nhân tiên phong thúc đẩy phong trào văn nghệ quần chúng phát triển toàn diện, bền vững.

2.3.5. Duy trì phát triển đội văn nghệ mẫu và nhân rộng mơ hình

Xây dựng đội văn nghệ mẫu là một trong những nhiệm vụ vô cùng trọng tâm trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nói chung và phát triển phong trào văn nghệ quần chúng tại địa bàn nói riêng.

Đặc biệt đối với tỉnh miền núi có sự đa dạng về văn hóa và dân tộc như Sơn La. Để có được phong trào văn nghệ quần chúng xuất sắc hiện nay, Sơn La đã phải trải qua thời gian khá dài, tìm tịi, thể nghiệm xây dựng mơ hình và nhân rộng phong trào.

Theo thống kê của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch về hoạt động văn nghệ quần chúng thì trước năm 1992, tỉnh Sơn La có khoảng 200 đội văn nghệ quần chúng được thành lập chủ yếu là tự phát, chương trình biểu diễn đơn giản, tiết mục nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu của đời sống xã hội; nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương về tầm quan trọng của phong trào văn nghệ quần chúng chưa đầy đủ. Đội văn nghệ ít được tập luyện cũng như biểu diễn thường xuyên, khơng có điều kiện biểu diễn giao lưu giữa các địa phương do đó chưa đáp ứng được nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của nhân dân. Từ thực trạng đó, năm 1992 với nhiệm vụ là đơn vị trực tiếp quản lý, chỉ đạo các hoạt động văn hóa văn nghệ, Nhà Văn hoá Trung tâm tỉnh (nay là Trung tâm văn hóa tỉnh Sơn La) đã khảo sát, nghiên cứu và đưa ra mơ hình nghiệp vụ mới. Đó là xây dựng và triển khai thử nghiệm mơ hình “ xây dựng đội văn nghệ mẫu cơ sở”. Mơ hình này thực hiện trên tinh thần vừa thử nghiệm, vừa hồn thiện quy trình xây dựng và rút ra bài học kinh nghiệm mà chú trọng từ các mơ hình đội văn nghệ nòng cốt của thị xã Sơn La.

Năm 1992, Nhà văn hóa trung tâm tỉnh Sơn La đã tổ chức khảo sát lực lượng diễn viên quần chúng, nhạc công, nghệ nhân xuất sắc của của các bản trên địa bàn thành phố Sơn La để triển khai thực nghiệm mơ hình mới. Qua cuộc khảo sát và đáp ứng sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đồn thể và nguyện vọng của nhân dân tại các bản, Nhà văn hóa tỉnh đã lựa chọn đội văn nghệ quần chúng tại các bản Hìn, xã Chiềng An (năm 1992); bản Lầu phường Chiềng Lề (năm 1994); bản Tông xã Chiềng Xôm thị xã Sơn La (năm 1996) để triển khai thực nghiệm mơ hình nghiệp vụ mới. Các đội văn nghệ quần chúng bản Hìn, bản Lầu, bản Tông sau khi được xây dựng và phát triển trở thành đội văn nghệ mẫu đã được Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Sơn La cùng Trung tâm văn hóa tỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La mạnh dạn giới thiệu tham dự nhiều Liên hoan, Hội diễn, Hội thi và các sự kiện chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp quốc gia đạt thành tích cao như: Hội thi Sơn Ca 92 tại Hà Nội đạt 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc; Ngày hội Văn hóa Thể thao Tây Bắc tại tỉnh Điện Biên đạt thành tích 5 Huy chương Vàng, 3 huy Chương bạc; Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La đạt giải nhất với 6 huy chương Vàng, 3 huy chương Bạc…Với kết quả đáng khích lệ đó, đội văn nghệ kiểu mẫu các bản của thị xã Sơn La đã được Bộ Văn hóa, Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Trung tâm phương pháp Câu lạc bộ Trung ương ghi nhận và đánh giá cao. Từ đây, Nhà văn hóa tỉnh đã khẳng định được mơ hình đội văn nghệ mẫu tại các bản là hướng đi đúng, bước đầu đáp ứng được nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của nhân dân. Kể từ năm 1998 đến nay, xuất phát từ những mơ hình đội văn nghệ quần chúng mẫu được xây dựng, Thành phố Sơn La tiếp tục

phát huy, nhân rộng phong trào, hồn thiện quy trình, nội dung tập huấn, xây dựng nhiều đội văn nghệ mạnh, tiêu biểu như: Đội văn nghệ bản Bó; bản Hẹo, bản Chậu, bản Phiêng Ngùa, bản Nà Coóng, bản Cọ, bản Hụm của Thành phố Sơn La. Những đội văn nghệ mạnh này là điểm nhấn, là điểm sáng để các bản tổ, tiểu khu, các cơ quan, đơn vị, trường học trong toàn tỉnh học tập và làm theo.

Từ thành cơng trong mơ hình xây dựng các đội văn nghệ quần chúng mẫu tại địa bàn thành phố, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã tham mưu với Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La, Cục Văn hóa cơ sở cũng như phối hợp với nhiều ban, ngành trong địa bàn tỉnh để đẩy mạnh tiến độ của mơ hình đội văn nghệ cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La nhằm phát triển mạnh phong trào văn nghệ quần chúng tại cơ sở. Đến nay Trung tâm Văn hóa tỉnh đã xây dựng được 80 đội văn nghệ mẫu cho 12 huyện, thành phố và một số cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, trường học. Trong đó có khoảng 52 đội văn nghệ mẫu các dân tộc cho 1.040 diễn viên, nghệ nhân các huyện, thành phố đủ điều kiện phục vụ nhanh các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ nghệ thuật của quần chúng nhân dân. Sau 20 năm xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, số lượng đội văn nghệ các phường, xã, bản tổ đã có sự biến động mạnh mẽ.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hằng năm, chỉ tính riêng đội văn nghệ quần chúng thường xuyên hoạt động theo đúng tiêu chí của đội văn nghệ quần chúng được quy định tại Quyết định số 153/QĐ-SVHTT&DL về quy chế tổ chức và hoạt động đội văn nghệ quần chúng cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La thì số lượng của đội văn nghệ quần chúng trên địa bàn toàn tỉnh như sau:

Bảng 2.4: Số lượng đội văn nghệ quần chúng hoạt đông thường xuyên theo quy định trên địa bàn tỉnh Sơn La từ 2012 đến 2016

TT Huyện/Thành phố Số đội năm 2012 Số đội năm 2013 Số đội năm 2014 Số đội năm 2015 Số đội năm 2016 1 Thành phố Sơn La 169 169 169 169 169

2 Huyện Mai Sơn 437 437 437 444 444

3 Huyện Yên Châu 196 196 196 196 196

4 Huyện Mộc Châu 171 171 171 171 171

5 Huyện Phù Yên 319 319 319 319 320

6 Huyện Bắc Yên 119 119 136 136 136

7 Huyện Sông Mã 385 385 390 421 427

8 Huyện Sốp Cộp 104 108 108 108 110

9 Huyện Thuận Châu 509 509 509 509 509

10 Huyện Mường La 175 177 211 223 258

11 Huyện Quỳnh Nhai 156 206 215 240 247

12 Huyện Vân Hồ 145 145 145 145 145

Nguổn: Báo cáo số27/BC/SVHTT&DL Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết 342/2010/NQ-HĐND trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2011-2016

Riêng tại thành phố Sơn La - nơi đầu tiên trong tỉnh được Trung tâm Văn hóa tỉnh chọn làm địa điểm khảo sát, nghiên cứu và đưa ra mơ hình đội văn nghệ mẫu làm nịng cốt để nhân rộng phong trào đã có sự thay đổi đáng kể, tới nay thành phố Sơn La đã xây dựng và phát triển được 280 đội văn nghệ quần chúng các xã, phường. Trong đó có 169 đội đạt tiêu chuẩn theo quy định và thường xuyên hoạt động đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân; khuyến khích quần chúng cùng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ của địa phương. Mỗi phường, mỗi xã thuộc Thành phố Sơn la đều triển khai xây dựng được tại các bản, tổ, tiểu khu có ít nhất 01 đội văn nghệ quần chúng. Cá biệt ở những bản, nơi có phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh như bản Hẹo của phường Tô Hiệu; bản Giảng Lắc của phường Quyết Thắng; bản Ót Nọi, bản Hùn của xã Chiềng Cọ... đã xây dựng và duy trì được 03 đội văn nghệ quần chúng. Mỗi đội văn nghệ đến từ các bản, tổ, tiểu khu có từ 15 đến 30 người, chủ yếu hoạt động theo phương thức xã hội hóa, tự đóng góp kinh phí, mua sắm trang thiết bị âm thanh, trang phục biểu diễn. Đặc biệt, nhiều thành viên trong đội văn nghệ quần chúng cơ sở có khả năng sáng tác và dàn dựng chương trình tiểu phẩm sân khấu, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu sinh hoạt, thưởng thức văn hóa văn nghệ của nhân dân ở cơ sở.

Hàng năm công tác quản lý hoạt động đội văn nghệ quần chúng trên địa bàn thành phố tương đối ổn định, đi vào nề nếp, chấp hành đúng định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Mỗi năm Phịng Văn hóa Thơng tin thành phố đều phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh, Trung tâm Văn hóa Thể thao thành phố và Uỷ ban Nhân dân các xã, phường để tổ chức các đoàn đến các bản kiểm tra chất lượng hoạt động của các đội văn nghệ, từ đó đánh giá được hiệu quả thực chất và có định hướng hoạt động phù hợp cho các đội. Nhờ vậy mà nội dung các chương trình gồm các tiết mục ca, múa, nhạc, kịch với thời lượng khoảng 60 đến 90 phút đều có chất lượng cao, phù hợp với thực tiễn, phục vụ nhanh các nhiệm vụ chính trị tại địa phương và đáp ứng nhu cầu sáng tạo cũng như hưởng thụ nghệ thuật của tầng lớp nhân dân các dân tộc thành phố Sơn La; đồng thời thúc đẩy và nhân rộng phong trào văn nghệ quần chúng không chỉ riêng trên địa bàn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động văn nghệ quần chúng trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)