Quan điểm và mục tiêu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động văn nghệ quần chúng trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 78 - 79)

Trong quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Tỉnh Sơn La đã chỉ rõ quan điểm và mục tiêu cụ thể như sau:

- Quan điểm

+ Tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy; Kế hoạch của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.

+ Xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, nhằm cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng và phát triển văn hóa, xác lập những mục tiêu nhiệm vụ trước mắt và các giải pháp lâu dài; là cơ sở hoạch định quy hoạch, kế hoạch từng bước thực hiện và xây dựng phát triển ngành văn hóa Sơn La trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

+ Kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hóa mới có chọn lọc, phù hợp với nền văn hóa của dân tộc, trong việc mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế. Sức hấp dẫn của hoạt động văn nghệ quần chúng đó chính là bản sắc văn hóa đặc sắc, phong phú phản ánh được tư tưởng, tình cảm, lối sống của quần chúng nhân dân ở địa phương. Chính bởi vậy cơng tác quản lý của các cấp quản lý văn hóa phải tơn trọng sự đa dạng phong phú cũng như những giá trị văn hóa truyền thống trong hoạt động văn nghệ quần chúng. Quản lý hoạt động văn nghệ quần chúng luôn dựa trên nguyên tắc: đề cao tính bản sắc của từng đội văn nghệ quần chúng và quan tâm đội ngũ nghệ nhân dân gian Do đó các cấp quản lý phải tạo mọi điều kiện khuyến khích cho các nghệ nhân, diễn viên quần chúng và cộng đồng phát huy quyền sáng tạo, thực hành văn hóa văn nghệ cũng như đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa văn nghệ của quần chúng nhân dân.

+ Nâng cấp, hoàn thiện một số thiết chế văn hóa trọng điểm của tỉnh, tạo tiền đề cho việc tổ chức các sự kiện cấp quốc gia, khu vực. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng.

+ Thực hiện triệt để nguyên tắc trong quản lý hoạt động văn nghệ quần chúng đó là đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa; chú trọng đầu tư của nhà nước. Tăng cường xã hội hóa đầu tư cho sự nghiệp văn hóa. Huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơng trình văn hóa và tổ chức các sự kiện văn hóa. Đồng thời khắc phục triệt để xu hướng thương mại hóa trong hoạt động văn nghệ quần chúng.

Hoạt động văn nghệ quần chúng nói riêng và hoạt động văn hóa văn nghệ nói chung cũng như các lĩnh vực hoạt động khác do Nhà nước và nhân dân cùng làm. Bên cạnh nguồn kính phí do Nhà nước đầu tư hằng năm để làm nòng cốt cho việc thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội của mình thì nhà nước cịn có chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa văn nghệ, trong đó có hoạt động văn nghệ quần chúng. Tuy nhiên trong cơ chế thị trường, văn hóa văn nghệ cũng trở thành hàng hóa thì việc quản lý hoạt động này càng trở nên cấp thiết để nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và quần chúng nhân dân trước những cái được và cái mất của văn hóa văn nghệ trong cơ chế thị trường, từ đó khắc phục được những tiêu cực của xu hướng thương mại hóa trong hoạt động văn hóa văn nghệ nói chung và hoạt động văn nghệ quần chúng nói riêng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động văn nghệ quần chúng trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)