1.1. Những vấn đề lý luận về lối sống
1.1.3. Biểu hiện của lối sống
1.1.3.1. Mức sống
Mức sống là chỉ báo về lối sống, thể hiện mức độ thu nhập, trình độ sinh hoạt, tiêu dùng về vật chất và tinh thần của các cá nhân trong cộng đồng người. Mức sống là điều kiện quan trọng nhất cho hoạt động sống của con người vì nó quy định việc con người có thể phát triển và áp dụng năng lực của mình, thỏa mãn nhu cầu của mình như thế nào và đến mức nào. Khái niệm “mức sống” chủ yếu nói lên khía cạnh số lượng của đời sống, khía cạnh kinh tế của phúc lợi con người. Mức sống là điều kiện và kết quả của hoạt động sống. E.I.Kapuxtin trong bài viết “ Lối sống xã hội chủ nghĩa với tư cách là phạm trù xã hội kinh tế” đã khẳng định rằng mức sống cho ta một ý niệm ít nhiều đầy đủ về thu nhập thực tế và tiêu dùng các của cải vật chất và các dịch
vụ của nhân dân và của từng người. Khái niệm mức sống cũng chỉ ra trình độ thỏa mãn các nhu cầu của nhân dân. Cơ sở để xác định sự thỏa mãn này là sự tiêu dùng thực phẩm cần thiết, tiêu dùng hợp lý về quần áo giày dép, đồ dùng gia đình, văn hóa phẩm… Tóm lại, mức sống nói lên trình độ vật chất và văn hóa mà con người được hưởng. Mức sống được thể hiện qua hệ thống chi tiêu. Hệ thống đó bao gồm những chỉ tiêu về mức thu nhập quốc dân và quỹ tiêu dùng nói chung tính đến trung bình theo đầu người thuộc các tập đoàn xã hội khác nhau ở thành thị, nông thôn và các vùng trong nước; về mức tiêu dùng thực tế của cải vật chất và tinh thần, tính theo các loại của cải chính và các tập đồn xã hội khác nhau. Trong hệ thống chỉ tiêu về mức sống, độ dài của thời gian làm việc và thời gian rỗi, cũng như hiệu quả sử dụng thời gian ấy đóng một vai trò to lớn. Hệ thống ấy còn bao gồm nhiều dữ kiện về mặt dân số, tuổi thọ…Hệ thống chỉ tiêu về mức sống cho thấy rõ không những mức tiêu dùng thực tế mà cả trình độ thỏa mãn nhu cầu của cư dân nữa. Một tài liệu của Liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm về tiêu chuẩn sống (Standard
of living) trong đó xác định tiêu chuẩn về các mặt như bảo vệ sức khỏe, ăn uống, giáo dục, công ăn việc làm, tiêu dùng và tiết kiệm, nghỉ ngơi và phát triển…Tóm lại,có thể nhận định mức sống chính là mặt lượng của lối sống.
1.1.3.2. Chất lượng sống
Chất lượng sống chỉ mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần nhưng không thể đo lường trực tiếp về số lượng. Ví dụ: chất lượng của lao động và nghỉ ngơi, chất lượng của điều kiện ăn, ở…Nhìn chung, đó là sự tổng hợp cả về lượng và chất, mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần theo một cách nhìn, một thước đo nào đó. Theo cách hiểu rộng rãi thì chất lượng sống là thước đo thiên về việc thể hiện mức độ tự do tại mặt xã hội cũng như điều kiện phát triển của cá nhân. Như thế, nếu mức sống đánh giá các tiêu chí số lượng của lối sống thì chất lượng sống cho biết lối sống đạt đến trình độ nào, tính chất và
phạm vi nào. Chất lượng sống là muốn nói về các phẩm chất trong cuộc sống của con người liên quan đến trình độ cuộc sống. Theo nhà nghiên cứu lối sống người Mỹ, William Bell, chất lượng của cuộc sống được đặc trưng bởi: 1) Sự an toàn thể chất cá nhân đối với bạo lực, bệnh tật và các trường hợp rủi ro, 2) Sự sung túc về kinh tế và tính đa dạng của hàng tiêu dùng, đặc biệt là về thực phẩm, 3) Công bằng trong khuôn khổ pháp luật, 4) An ninh quốc gia đối với kẻ thù bên ngoài và bên trong, 5) Bảo hiểm lúc già yếu và ốm đau, 6) Hạnh phúc tinh thần của cá nhân bao gồm khả năng tự thể hiện, các quan hệ phong phú trong gia đình và bè bạn, 7) Sự tham gia của đời sống cá nhân vào đời sống xã hội, tham gia quản lý, khả năng quyết định tương lai của mình trong khn khổ đời sống kinh tế xã hội hiện đại, 8) Bình đẳng về giáo dục, nhà ở và nghỉ ngơi, 9) Chất lượng đời sống văn hóa, 10) Quyền tự do của công dân, 11) Chất lượng môi trường kĩ thuật, 12) Chất lượng môi trường sống và khả năng chống ơ nhiễm. Đó là những chỉ tiêu mà một nhà xã hội học tư sản đã nêu, nhưng thực chất thì chất lượng sống của Mỹ khơng có khả năng đạt được các chỉ tiêu này. Chính nhà xã hội học Mỹ W.Rostow đã cho rằng: Tìm kiếm chất lượng sống như thế là ảo tưởng trong xã hội tư bản chủ nghĩa bởi vì dân số tăng nhanh nhất định chất lượng sống phải giảm, công nghệ phát triển mạnh, môi trường không thể không ô nhiễm, các nguồn tài nguyên không thể không cạn kiệt. Thực tế chất lượng sống vừa gắn chặt chẽ với số lượng vừa gắn liền với bản chất của một chế độ. Chất lượng sống không bao chứa tồn bộ lối sống bởi vì lối sống được phản ánh các điều kiện xã hội trong hoạt động sống của cá nhân [30].
1.1.3.3. Nếp sống
Nếp sống là bao gồm cách thức những quy ước đã trở thành thói quen trong sản xuất như săn bắn, trồng cây, trong sinh hoạt như ăn mặc, ở; trong tổ chức đời sống như phong tục, lễ nghi, đạo đức, pháp luật,..Nhấn mạnh ở các mặt hoạt động và quan hệ đã trở thành nề nếp, thói quen tương đối ổn định
của đời sống. Nếp sống là một khái niệm được dùng nhiều ở Việt Nam. Nếp sống là một yếu tố của lối sống. Lối sống gồm hệ thống hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống đã được lặp đi lặp lại nhiều lần thành nếp, thành thói quen, thành phong tục đã được xã hội công nhận. Nếp sống là mặt ổn định của lối sống, nói lên tính định hình, định lượng của lối sống. Còn lối sống mang tính định hướng cho hành động của con người và có tính biến đổi từ xã hội này sang xã hội khác. Nếp sống có phạm vi hẹp hơn lối sống. Nếp sống lâu đời có thể trở thành phong tục tập quán. Tác giả LV.Kohan cho rằng: ”Nếp sống của con người được coi như là sự phản ánh của xã hội đến cá nhân” [15, tr.23]. Đôi khi, nếp sống được quan niệm là một trong những hình thức biểu hiện của lối sống, chứ không chỉ là một phần của lối sống. Khi nghiên cứu về vấn đề này, nhà nghiên cứu Vũ Khiêu đã viết:
Nếp sống là tồn bộ những thói quen được hình thành trong cuộc sống hàng ngày, những thói quen đã trở thành nếp trong cuộc sống hàng ngày, những thói quen đã trờ thành nếp trong sản xuất, chiến đấu, trong mọi quan hệ xã hội và trong sinh hoạt riêng tư của mỗi con người. Những thói quen ấy còn gọi là tập quán [16,tr.135]. Do vậy, trong ngôn ngữ hàng ngày của con người Việt Nam, vẫn hay dùng các khái niệm “nếp sống công nghiệp”,”nếp sống thành thị”,”nếp sống nơng thơn”,”nếp sống bình dân”… để nhấn mạnh những thói quen trong hành vi ứng xử của cá nhân hoặc các cộng đồng khác nhau. Và đương nhiên, những hành vi chưa được lặp đi lặp lại thành thói quen, chưa mang tính ổn định thì khơng thuộc phạm vi của khái niệm nếp sống.
1.1.3.4. Lẽ sống
Lẽ sống là biểu hiện quan trọng nhất của lối sống. Lẽ sống được xem là mặt ý thức của lối sống trong toàn bộ hoạt động của con người, và xét về một phạm vi thì hẹp hơn lối sống rất nhiều. Lẽ sống là thuật ngữ được dùng nhiều
hơn ở góc độ đạo đức học, tâm lý học. Lẽ sống có vai trò dẫn dắt, định hướng cho con người, tạo nên tính ổn định, thống nhất của lối sống. Lẽ sống có vai trị dẫn dắt, định hướng cho con người, tạo nên tính ổn định, thống nhất của lối sống. Lẽ sống dựa vào lý tưởng và các giá trị xã hội phản ánh tính chủ thể của lối sống. Lối sống nào cũng do một lẽ sống chỉ đạo. Một người khơng có lẽ sống giống như một con tàu khơng có người lái, lênh đênh giữa biển cả. Con người sống thiếu một lẽ sống rõ ràng tức là sống mà khơng rõ mình sống để làm gì., vì cái gì, đó thực chất chỉ là sự tồn tại.
Trên bình diện đạo đức - tâm lý, lẽ sống biểu hiện tập trung thái độ ứng xử của cá nhân với cộng đồng. Trong mỗi chế độ xã hội đều có nhiều hình thức sinh sống khác nhau, biểu hiện như tính khách quan của cuộc sống. Mỗi cá nhân có quyền lựa chọn một trong các khuynh hướng ấy căn cứ vào giá trị mà nó có. Lẽ sống của xã hội được biểu hiện thơng qua những khuynh hướng khách quan đó như sự tồn tại của các lý tưởng đạo đức. Sự lựa chọn lẽ sống nào là do sự giáo dục, các kinh nghiệm sống và các quan niệm về lợi ích của các cá nhân ấy quy định. Tùy thuộc vào độ trưởng thành và tình cảm đạo đức cuả cá nhân, các cá nhân hình thành lẽ sống phù hợp với các ý nghĩa của cuộc sống mà mình mong đợi. Khả năng lựa chọn một phương hướng hành vi cho phép cá nhân hình thành một lẽ sống nhất định.
Thực tiễn của mỗi dân tộc, một nhóm xã hội hay một cá nhân cho thấy, một lẽ sống tốt đẹp thông thường gắn với các giá trị nhân đạo của cuộc sống, biết khoan dung và vị tha, có một trách nhiệm đạo đức với cộng đồng và cộng đồng ln ln làm hồn thiện cá nhân. Lẽ sống là một giá trị tinh thần nếu nó gắn các quá trình hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo với các nguyên tắc đạo đức mới.
Lẽ sống là kết quả logic từ việc con người lĩnh hội và nhận thức các quan hệ cơ bản của cuộc sống chung quanh phạm trù cái đúng, cái tốt và cái
đẹp, nó biến thành tình cảm có tính bền vững được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các tình huống khác nhau bằng các hành vi khẳng định hay phủ định.
Lẽ sống chính là linh hồn của lối sống, là sự tổng hợp hịa quyện của cả lý trí và tình cảm, của kiến thức về các quy tắc đạo đức, các lý tưởng, khát vọng và niềm tin được hình thành bởi chế độ giáo dục, những điều kiện và các hoạt động sống thể hiện trong mọi lĩnh vực lao động, giao tiếp, gia đình và nhân cách. Chính bởi vậy, từ lẽ sống mới hình thành nên phong cách sống. Có thể nói, phong cách sống là những nét tinh túy nhất của lối sống. Phong cách sống là thuật ngữ tâm lý – xã hội để đánh giá và nhận định thái độ và hành vi ứng xử hàng ngày của cá nhân và các nhóm xã hội. Nó chính là biểu hiện cụ thể của lối sống trong hoạt động xã hội và sinh hoạt cá nhân và của các nhóm xã hội. Phong cách sống làm nên nét riêng biệt trong lối sống của cá nhân và cộng đồng. Chính bởi vậy, phong cách sống như tấm gương phản ánh những điểm đặc sắc nhất của lối sống cá nhân hoặc của nhóm xã hội. Phong cách sống là dấu hiệu nhận biết để phân biệt rõ ràng giữa các chủ thể xuất phát điểm khác nhau. Với những chủ thể trên cùng một địa bàn có cùng điều kiện về sự giáo dục, các kinh nghiệm sống và các quan niệm về lợi ích được truyền lại thường sẽ có những phong cách sống giống nhau tạo nên một tập thể mang phong cách sống như nhau, tạo nên thương hiệu riêng cho địa bàn đó. Có thể nói, phong cách sống chính là thước đo về lối sống của cá nhân hay một nhóm xã hội. Nó phản ánh những nét đẹp cũng như cả những điểm riêng cần khắc phục để có thể xây dựng một lối sống lành mạnh.