Tổng quan về cư dân khu du lịch Tam Cốc – Bích Động

Một phần của tài liệu Lối sống của cư dân khu du lịch tam cốc, bích động (ninh bình) (Trang 33 - 38)

1.2.1. Khái quát về khu du lịch

Tam Cốc – Bích Động là một quần thể di tích - danh thắng nằm trên địa phận xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) có diện tích 350,3 ha. Từ trung tâm thành phố Ninh Bình du khách đi theo quốc lộ 1A hướng đi Ninh Bình - Thanh Hố khoảng 4 km tới ngã tư Cầu Vòm, rẽ phải 2 km là tới trung tâm khu du lịch này. Các điểm du lịch có trong khu là: Tam Cốc, Xuyên Thủy Động, Hành cung Vũ Lâm - Đền Thái Vi, Linh Cốc Hải Nham, Động Thiên Hương, Động Tiên, Thạch Bích – Thung Nắng, khu nhà cổ Cố Viên Lầu, Chùa Bích Động.

Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động hiện nay là một quần thể du lịch nổi tiếng vẫn giữ được nét đẹp nguyên sơ thiên tạo, với nhiều tuyến điểm du lịch hấp dẫn du khách như tuyến du lịch Tam Cốc, chùa Bích Động - Động Tiên,

Thạch Bích - Thung Nắng. Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động cũng được nối liền với các khu du lịch khác Tràng An, Cố đô Hoa Lư, Vườn Quốc gia Cúc Phương, là một trong 21 khu du lịch chuyên đề Quốc gia được Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Tam Cốc – Bích Động đã và đang là khu du lịch xanh, sạch, đẹp, và là điểm đến an toàn cho mọi du khách trong và ngoài nước.

Với lợi thế về cảnh quan thiên tạo, độc đáo có một khơng hai, được mệnh danh là “ Vịnh Hạ Long trên cạn”, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động đã từ lâu trở thành một địa chỉ du lịch quen thuộc của du khách trong và ngồi nước. Ngày nay, Tam Cốc – Bích Động luôn được các nhà kinh doanh du lịch chú trọng khi xây dựng các chương trình du lịch tới Ninh Bình nói riêng và vùng du lịch Bắc Bộ nói chung. Đã có hẳn một Ban quản lý được thành lập nhằm kiểm soát hoạt động kinh doanh du lịch tại địa bàn này. Cảnh quan thiên nhiên ở Tam Cốc - Bích Động rất hấp dẫn như các địa danh Tam Cốc, Động Tiên, Thạch Bích – Thung Nắng… các cơng trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo như: “Nam thiên đệ nhị động” – Chùa Bích Động, Đền Thái Vi, Cố Viên Lầu, Chùa Linh Cốc,…Ngoài ra cịn có lễ hội được tổ chức thường xuyên hàng năm vào ngày 15 tháng 3 âm lịch tại đền Thái Vi cũng thu hút khá đơng du khách. Chính vì vậy mà loại hình du lịch phát triển chủ yếu ở Tam Cốc - Bích Động là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá lịch sử, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh,…Bên cạnh đó, cịn có làng nghề thêu ren Văn Lâm cũng là một nét độc đáo được ưa thích khi đến với Tam Cốc - Bích Động.

Đến với khu du lịch Tam Cốc – Bích Động là đến với quần thể danh lam nổi tiếng của Ninh Bình, cái đẹp của thiên nhiên và cái đẹp của tâm linh sẽ là nguồn cảm hứng vô bờ để hưởng thụ những niềm vui bất tận nơi đây. Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động là niềm tự hào của nhân dân Ninh Bình nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung.

1.2.2. Về cư dân khu du lịch

1.2.1.1. Địa bàn sinh sống của cư dân

Xã Ninh Hải là một xã miền núi thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đây là xã có diện tích lớn thứ 8 Ninh Bình, sau các xã Cúc Phương, Kỳ Phú, Quang Sơn, Phú Long, Yên Đồng, Gia Hịa, Thạch Bình. Đây cũng là một trong 10 xã có mật độ dân cư thấp nhất Ninh Bình, theo thứ tự tăng dần gồm: Cúc Phương, Kỳ Phú, Quang Sơn, Phú Long, Ninh Hải, Đông Sơn, Sơn Lai, Yên Đồng, Gia Hịa và Gia Sinh. Phía đơng xã Ninh Hải giáp đường quốc lộ 1A và xã Ninh Thắng; phía tây giáp xã Sơn Hà, huyện Nho Quan; phía Nam giáp xã Ninh Vân và phía Bắc giáp xã Trường n. Tồn xã có tổng diện tích tự nhiên là 2.190,1ha trong đó diện tích canh tác 2 vụ là 473 ha. Dân số xã Ninh Hải gồm 6600 khẩu với 2180 hộ gồm 14 chi bộ, 9 đội sản xuất và 5 thôn. Các thôn xã Ninh Hải là: thôn Văn Lâm, thôn Đam Khê Ngồi, thơn Đam Khê Trong, thôn Côi Khê và thôn Hải Nham. Xã Ninh Hải có chợ Đồng Văn, chợ Đam Khê Ngoài và chợ xã Ninh Hải là chợ quê trên địa bàn huyện Hoa Lư nằm trong danh sách các chợ loại 1, 2, 3 ở Ninh Bình từ năm 2008.

Ninh Hải có quần thể danh thắng Tam Cốc - Bích Động là khu du lịch có lượng khách tham quan lớn, tạo điều kiện thuận lợi phát triển làng nghề thêu ren truyền thống nơi đây, tạo nguồn thu về du lịch, dịch vụ và thay đổi cơ cấu lao động địa phương. Ninh Hải là xã trong phạm vi ranh giới Quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2014. Tính đến năm 2012, Ninh Hải là xã có 3 di tích cấp quốc gia là Tam Cốc, chùa Bích Động, đền Thái Vi. Cả 3 di tích này tạo nên khu du lịch Tam Cốc - Bích Động độc đáo, hấp dẫn.

1.2.1.2. Đặc điểm cư dân

Về cộng đồng cư dân địa phương, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động nằm tồn bộ trên địa phận xã Ninh Hải cho nên số lượng nhân dân trong xã

tham gia hoạt động tại khu du lịch này là rất đơng. Xã Ninh Hải có số dân khá đông với 2180 hộ, 6600 khẩu, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 4200 người (Thống kê đến tháng 6/2015). Cụ thể có 1736 hộ chèo đò, 65 hộ bán hàng lưu niệm 13 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống và 13 hộ kinh doanh lưu trú. Dân số ở đây đa phần là dân số trẻ. Ninh Hải bao gồm 5 thôn, theo cách gọi của người dân địa phương là: Đam Khê Trong, Đam Khê Ngồi, Hải Nham, Cơi Khê, và Văn Lâm. Tuy nhiên, chỉ có Đam Khê Trong, Văn Lâm, Hải Nham là có lao động tham gia vào du lịch nhiều nhất. Hoạt động du lịch chủ yếu của họ là làm người chở đò cho khách tham quan Tam Cốc – Bích Động và bán hàng lưu niệm, ngồi ra họ cịn làm nghề nơng, khai thác đá và thêu ren. Làng nghề thêu ren Văn Lâm của xã Ninh Hải là một trong 6 làng nghề truyền thống ở Ninh Bình nhận bằng làng nghề truyền thống và được nhà nước hỗ trợ phát triển. Vào năm 1285, khi theo triều đình nhà Trần đến đây, bà Trần Thị Dung, vợ quan thái sư Trần Thủ Độ đã truyền dạy cho nhân dân nghề này. Sản phẩm thêu làm ra đã trở thành mặt hàng truyền thống đặc sắc, chuyên bán cho khách du lịch. Những năm 1990, 100% số lao động của Ninh Hải làm thêu, người có tay nghề thấp thì làm những sản phẩm đơn giản rẻ tiền, người có tay nghề cao thì làm các sản phẩm tinh xảo hơn, giá trị hơn. Năm 2006, số lao động chuyên làm thêu giờ chỉ cịn 47% số lao động của xã, riêng thơn Văn Lâm có nhiều nghệ nhân nhất khoảng 1.500 người. Ngày nay nghề thêu đã phát triển thành các tổ hợp sản xuất và doanh nghiệp tư nhân chuyên làm các mặt hàng thêu, huy động hầu hết các tay kim giỏi trong làng. Các tổ hợp sản xuất này đều đã tìm được thị trường tiêu thụ ổn định, mà hầu hết là xuất khẩu ra nước ngoài. Nghề thêu là nghề nhẹ nhàng, có nhiều triển vọng và không gây ô nhiễm môi trường nên được địa phương tạo điều kiện để phát triển. Người dân Ninh Hải cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất hàng thêu ren. Đây là một nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch của địa phương.

Tiểu kết chương 1

Từ việc phân tích cơ sở lý luận với các quan niệm về lối sống cũng như các thành tố cấu thành nên lối sống có thể hiểu lối sống là một tổng thể những mặt ổn định trong hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội và các cá nhân trên cơ sở một hình thái xã hội nhất định, được quy định bởi phương thức sản xuất và toàn bộ điều kiện sống của con người.

Cho nên xây dựng và thực hiện lối sống đẹp trong đời sống cộng đồng sẽ mang lại nhiều giá trị nhân văn, đạo đức, khoa học để xây dựng một xã hội văn minh, phát triển. Đặc biệt trong việc tạo dựng hình ảnh, tăng sức hút cho các khu/điểm du lịch, lối sống của cộng đồng cư dân là một thành tố quan trọng, là một điều kiện cần, là yếu tố thiết yếu để tạo dựng thương hiệu, sự hấp dẫn của khu/điểm du lịch đó.

Xã Ninh Hải với khu du lịch Tam Cốc – Bích Động từ lâu đã là một điểm đến được du khách trong nước và quốc tế ưa thích. Lối sống của cư dân nơi đây cùng những yếu tố khác tạo nên một môi trường du lịch tốt để hoạt động du lịch phát triển. Nhưng cũng chính từ sự phát triển ấy lại khiến lối sống của cư dân xã Ninh Hải có chiều hướng ngày càng thay đổi. Vì vậy, việc nghiên cứu lối sống của cư dân tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động là vơ cùng cần thiết để đề phòng, dự báo những vấn đề xảy ra cũng như góp phần duy trì, gìn giữ, phát huy, xây dựng lối sống đẹp cho cư dân khu du lịch, tạo dựng hình ảnh điểm đến cho khu du lịch Tam Cốc – Bích Động nói riêng và các điểm du lịch nói chung. Đáp ứng việc xây dựng và phát triển con người Việt Nam tồn diện trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước mà Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ X đã xác định.

Chương 2

BIỂU HIỆN LỐI SỐNG CỦA CƯ DÂN

Một phần của tài liệu Lối sống của cư dân khu du lịch tam cốc, bích động (ninh bình) (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)