Nhân tố kinh tế

Một phần của tài liệu Lối sống của cư dân khu du lịch tam cốc, bích động (ninh bình) (Trang 86 - 90)

3.1. Những nhân tố tác động biến đổi lối sống

3.1.1. Nhân tố kinh tế

Có thể nói, các biến đổi về lối sống của con người ở những vùng du lịch, là kết quả gián tiếp của các tác động kinh tế của du lịch lên họ. Du lịch tạo công ăn việc làm và đưa tới nhiều cơ hội kinh doanh, đầu tư, kiếm tiền cho một mặt bằng rộng lớn các thành phần trong cộng đồng cư dân địa phương, từ đó giúp người dân nâng cao thu nhập và mức sống. Khi có thu nhập cao, công việc ổn định, người dân thường có xu hướng chi tiêu cao hơn các nhu cầu cơ bản, tối thiểu cho đến các nhu cầu cao cấp hơn nhằm thỏa mãn đời sống vật chất và tinh thần hàng ngày: từ ăn, mặc, ở, sinh hoạt hàng ngày cho đến các nhu cầu cao như hưởng thụ các sản phẩm văn hóa mới (mạng xã hội, xem phim, hát karaoke), sử dụng các trang thiết bị đồ dùng cao cấp (xe máy, tủ lạnh, điều hịa), sử dụng các sản phẩm cơng nghệ cao như ti vi, máy tính, di động,...

Cũng nhờ sự hiện diện của du khách đến từ nhiều nơi, đặc biệt là du khách quốc tế mà nguồn hàng hóa và dịch vụ trực tiếp cho du khách trở nên đa dạng, phong phú và chất lượng hơn. Nhờ vậy, người dân các vùng có du lịch phát triển cũng có cơ hội được mua sắm và tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.

Ở một bình diện khác, sự gia tăng nguồn thu từ kinh tế du lịch đưa đến sự đổi thay mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, các thiết chế công cộng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Tam Cốc - Bích Động là nơi được khai thác phục vụ phát triển du lịch sớm ở Ninh Bình. Được chính thức đi vào hoạt động với tư cách là một Khu du lịch vào năm 1992, Tam Cốc - Bích Động đã thu hút khá đông đảo cư dân xã Ninh Hải tham gia hoạt động du lịch. Trước khi chưa có hoạt động du lịch tại đây, nghề nghiệp chính của cư dân địa phương là nghề nơng, riêng thơn Văn Lâm cịn có thêm nghề thêu ren. Những lúc nông nhàn họ đi làm thuê hoặc khai thác đá. Tuy nhiên họ cũng thường xuyên rơi vào tình trạng thất nghiệp do đặc thù công việc khá bấp bênh. Vì thế mà đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Từ khi du lịch phát triển ở đây, đời sống của nhân dân đã thay đổi một cách rõ rệt. Đã khơng cịn cảnh lo khơng có việc làm vào những lúc nông nhàn nữa. Giờ đây người dân có thể tham gia nhiều cơng việc khác nhau trong khu du lịch để tạo thu nhập như: chở đò cho khách vào tham quan hang động, chụp ảnh, bán hàng lưu niệm, hướng dẫn cho du khách, nhân viên phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí…Vì vậy mà tình trạng thất nghiệp đã hầu như khơng cịn tồn tại. Với thu nhập tương đối ổn định, nên mức sống của nhân dân đã ngày một cải thiện.

Chính vì nhận thấy lợi ích to lớn mà hoạt động du lịch mang lại, cho nên người dân đã có sự chuyển biến lớn trong tư duy, nhận thức. Quan niệm cũ cũng được thay đổi. Vào những năm đầu khi mà UBND tỉnh Ninh Bình có chủ trương quy hoạch phát triển khu du lịch Tam Cốc - Bích Động nên cần thu hồi đất nông nghiệp của người dân để phục vụ cho dự án, thì đã gặp phải sự phản đối của một bộ phận nhân dân. Vốn là những người dân thuần nơng nên khi tỉnh có chủ trương như vậy, họ đều cho rằng nếu thu hồi đất thì họ sẽ khơng cịn đất để sản xuất nông nghiệp nữa. Mặc dù đã được các cấp lãnh đạo tuyên truyền, vận động nhiều nhưng họ nghĩ rằng phát triển du lịch sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống vốn đang yên bình của một vùng quê, đồng thời nó chỉ phục vụ cho lợi ích cho một bộ phận người, bởi họ xưa nay chỉ biết đến cơng việc đồng áng, khơng hiểu khi có hoạt động du lịch thì họ sẽ làm cơng việc gì

để tạo thu nhập cho gia đình. Chính những tư duy, quan niệm như vậy đã khiến cơng tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho dự án gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng cùng với thời gian, giờ đây thì mọi chuyện đã khác. Người dân được tham gia vào nhiều công việc khác nhau trong khu du lịch, đồng thời thu nhập cũng cao hơn trước mà lại khá ổn định nữa. Từ đó tâm lý, quan niệm của họ đã thay đổi một cách rõ rệt. Mọi người hào hứng với công việc của mình hơn, tham gia tích cực hơn, cũng bởi họ đã nhận thấy được những lợi ích lớn lao mà du lịch mang lại cho họ. Khi tham gia du lịch, người dân được tiếp xúc với những người có trình độ và kinh tế cao hơn, khiến họ dần dần hoà nhập và tiếp thu những những quan niệm mới, tri thức mới.

Thực tế thu nhập từ các dịch vụ du lịch giúp họ nhận ra và nắm bắt những cơ hội và cách thức làm ăn mới. Một số hộ gia đình đã bỏ vốn đầu tư xây dựng các nhà hàng, khách sạn, hay mở các cửa hàng kinh doanh bán hàng lưu niệm cho du khách. Có thể thấy số lượng các khách sạn tư nhân ở đây đang chiếm đa số. Ngồi ra họ cịn có cơ hội làm ăn với nước ngồi như việc nhân dân thơn Văn Lâm tham gia làm hàng thêu ren để xuất khẩu. Hiện nay, Văn Lâm đã có hơn chục doanh nghiệp tư nhân, chuyên tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm thêu, xuất sang các nước Pháp, Nhật, Italia... Có doanh nghiệp đạt giá trị xuất khẩu mỗi năm hàng triệu USD, như Valatacơ, Yến Nhi,... Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng Internet để lập website quảng bá cho doanh nghiệp thêu ren của mình với những thơng tin, sản phẩm đầy đủ, mẫu mã đẹp. Cụ thể như có doanh nghiệp thêu ren Minh Trang không chỉ làm website, họ còn làm hẳn những tờ quảng cáo in màu để tặng khách du lịch khi đến tham quan nơi đây. Qua tìm hiểu, người viết được biết, chủ những doanh nghiệp này đều là người dân thôn Văn Lâm. Chứng tỏ tư duy làm kinh tế của người dân nơi đây đã thay đổi khá lớn cùng với quá trình phát triển của du lịch Tam Cốc - Bích Động.

Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển chung cũng phải nhìn nhận rằng kinh tế phát triển dẫn đến lối sống cộng đồng dần nhường chỗ cho sự xuất hiện của lối sống thực dụng, cá nhân. Đó là sự coi trọng giá trị vật chất, coi nhẹ giá trị truyền thống, coi nhẹ mối quan hệ gia đình, cộng đồng, làng xóm của một bộ phận người dân có tiếp xúc như tính cố kết trong gia đình, tình làng, nghĩa xóm, nhường nhịn, u thương nhau...

Dưới tác động của du lịch, đã kéo theo nguy cơ thương mại hố dần hình thành trong tầng lớp dân cư làm biến đổi lối sống của người dân. Nguy cơ thương mại hoá vốn là hậu quả trực tiếp của sự xâm nhập nền kinh tế thị trường. Bên cạnh mặt tích cực của du lịch là giúp cho người dân vươn lên cải thiện đời sống thì mặt trái của nó cũng đang hiện hữu, đó là đơi khi con người ta q đề cao giá trị của đồng tiền. Người dân ngoài làm nghề nơng, họ cịn làm cơng việc chở đị cho khách tham quan, bán hàng rong trên sông hoặc đi chụp ảnh…Đây là những công việc mang lại nguồn lợi nhuận cao so với làm ruộng nên ngày càng có nhiều người từ bỏ những cơng việc sản xuất truyền thống như chăn nuôi, trồng trọt, một số phụ nữ cịn sao nhãng cơng việc nội trợ để đi bán hàng rong, chụp ảnh…Một biểu hiện khác đó là sự biến chất về đạo đức trong một bộ phận những người bán hàng, họ sẵn sàng ép khách mua hàng với giá cao hơn, lừa dối khách về chất lượng của sản phẩm. Vào những dịp mùa xuân đông khách tới tham quan, người dân nơi đây còn bán chậu cây cảnh để làm quà lưu niệm cho khách. Tuy nói là chậu cây nhưng thực chất một số hộ gia đình ở đây đã lấy những cành cây cắm vào một chậu, họ có thể bán những chậu cây đó với giá khoảng 25.000 – 30.000đ/chậu. Người viết có dịp chứng kiến một em học sinh cấp III ở Thái Bình sau khi mua chậu cây xong mới biết mình bị lừa, em cho biết rằng: “khơng biết đem chậu toàn cành cắm vào như vậy về để làm gì nữa”. Nguy cơ thương mại hố cịn thể hiện cả trong việc bán các sản phẩm thêu ren làm quà cho du khách. Các sản phẩm

thêu được bán trong các cửa hàng lưu niệm khơng hồn tồn do người dân thôn Văn Lâm làm ra. Một số mặt hàng như áo, túi thêu được nhập về từ Nam Định để bán cho du khách. Không chỉ vậy, mặc dù Văn Lâm là một làng nghề thêu truyền thống và hầu như ai cũng biết thêu, tuy nhiên hiện nay ngoài những tác động tích cực mà nó mang lại giúp khơi phục và phát triển làng nghề thêu này thì hoạt động du lịch và lợi nhuận mà nó mang lại đã khiến một bộ phận người dân địa phương “sao nhãng” công việc thêu của mình để tham gia vào các hoạt động thu được lợi nhuận trực tiếp mà lại dễ làm hơn như: chở đò, bán hàng rong, đi chụp ảnh…Khiến cho khơng ít sản phẩm thêu khơng cịn thể hiện được sự tỉ mỉ, tinh tế trong nghệ thuật nữa.

Hơn nữa, phần lớn các ngành nghề dịch vụ du lịch có đặc điểm chung là làm theo ca, nhiều nghề hợp với phụ nữ. Những đặc điểm này của công việc trong các dịch vụ du lịch ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc và quan hệ gia đình của cộng đồng cư dân nơi đây. Nếp sống nhiều gia đình thay đổi: các thành viên gia đình ít gặp nhau do thời gian làm việc khác nhau, vai trị của người phụ nữ trong gia đình thay đổi khiến những giá trị truyền thống của gia đình cũng thay đổi theo.

Một phần của tài liệu Lối sống của cư dân khu du lịch tam cốc, bích động (ninh bình) (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)