Chương 3 : GIÁ TRỊ VĂN HĨA CỦA LỄ HỘI ĐÌNH HÀ VĨ
3.3. Bảo tồn lễ hội đình làng Hà Vĩ
Để bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội đình làng Hà Vĩ cần phải dựa trên những nghiên cứu khoa học, tìm hiểu tiến trình và kinh nghiệm tổ chức lễ hội xưa để từng bước khôi phục lại lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội ngày nay. Là một trong những thành phần cấu thành toàn bộ giá trị lịch sử văn hóa của di tích đình làng Hà Vĩ, lễ hội là một giá trị văn hóa phi vật thể rất cần được quan tâm và chú ý. Thực tế hiện nay là lễ hội truyền thống khơng cịn được diễn ra đều đặn hàng năm. Năm khơng mở hội thì chỉ cịn lại những nghi thức cúng tế thơng thường, năm mở hội thì cũng chỉ tồn tại một số nghi lễ cơ bản trong lễ hội, toàn bộ phần diễn xướng đã bị mai một. Vì vậy để có thể bảo tồn, khai thác, phát huy được giá trị của lễ hội, chúng ta cần có những phương án cụ thể để khôi phục, bảo tồn và phát huy lễ hội.
- Tiến hành sưu tầm các tài liệu văn bản ghi chép trước kia về lễ hội đình làng Hà Vĩ hiện cịn có thể được lưu giữ ở nơi này, nơi khác (ví dụ như trong hương ước cũ, trong ghi chép của các dịng họ…).
- Tìm hiểu, khai thác và ghi chép các nghi thức của lễ hội cũng như các hoạt động
liên quan đến lễ hội, nhất là phần các trị diễn xướng ở trong dân gian thơng qua các bậc cao niên, hay những người đã từng được chứng kiến và tham dự hoạt động của lễ hội. Qua các hồi ức của các cụ cao niên trong làng cùng với việc thơng qua các tư liệu có thể khơi phục dần các quy trình, diễn biến của lễ hội xưa.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân về vai trò và tầm quan trọng của
việc khôi phục lễ hội để mỗi thành viên trong cộng đồng có ý thức hơn trong việc khơi phục, bảo tồn và phát huy lễ hội đình làng Hà Vĩ. Cần phải có chương trình giáo dục cộng đồng, vì rằng nếu cộng đồng khơng muốn, không đồng thuận với mong muốn khôi phục lễ hội của người làm cơng tác quản lý văn hóa thì đó là một việc rất khó thành.
cho hoạt động này. Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ được một phần nào đó cho việc nghiên cứu, điều tra, ghi chép… về nội dung lễ hội. Còn tổ chức lễ hội hàng năm hoàn toàn do cộng đồng dân cư địa phương lo liệu. Nếu không khéo vận động, tổ chức huy động thì cũng rất khó thành cơng. Tăng cường cơng tác xã hội hóa nguồn kinh phí để giảm gánh nặng từ Nhà nước trong việc khôi phục và tổ chức lễ hội.
- Trong q trình khơi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội, cần đặc biệt chú ý tính truyền thống của nó. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển hiện nay, bên cạnh nhiều yếu tố tích cực cịn có những nơi này nơi kia, lúc này lúc kia lợi dụng việc tổ chức các hoạt động lễ hội để đưa ra những hoạt động thiếu lành mạnh, tiêu cực, làm cho giá trị của lễ hội bị sai lệch đi phần nào đó làm biến chất các hoạt động của nó.
Tiểu kết Chương 3
Giá trị văn hóa lễ hội đình Hà Vĩ được thể hiện trong những nghi thức tế lễ và những trò chơi dân gian trong lễ hội. Được tổ chức hàng năm từ ngay 12 đến 14 tháng Giêng, trải qua năm, tháng lễ hội đình Hà Vĩ đã tích lũy nhiều lớp văn hóa là đặc trưng của riêng làng Hà Vĩ. Đó là những nghi lễ tế thần, rước thần với những quy định, quy ước riêng của làng Hà Vĩ. Đặc biệt trong phần hội, trò chơi bịt mắt bắt vịt trên cạn là một trong những nét văn hóa riêng biệt chỉ có ở một số ít làng ở đồng bằng sơng Hồng. Các làng khác trong xã Liên Hà mặc dù rất gần về địa lý nhưng cũng khơng có được trò chơi độc đáo này.
Ngày nay chúng ta cần bảo tồn lễ hội của làng Hà Vĩ cũng như bảo vệ những nét văn hóa riêng biệt chỉ có ở nơi đây, là trách nhiệm của tất cả nhân dân làng Hà Vĩ và các cấp chính quyền của huyện Đơng Anh và Thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN
Đình Hà Vĩ, xã Liên Hà, huyện Đơng Anh, Thành phố Hà Nội là một ngơi đình cổ có quy mơ bề thế tọa lạc trên một thế đất trung tâm của làng Hà Vĩ với trước mặt là hồ nước, xung quanh đình là cảnh quan đẹp với những hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát đủ
bao phủ sân đình trong những ngày hè oi bức. Ở góc độ một luận văn chuyên ngành Văn hóa học sau khi hồn thành 3 chương chính, có thể khái qt lại giá trị của đình Hà Vĩ như sau:
1. Đình Hà Vĩ được xây dựng vào một vị trí đẹp giữa làng Hà Vĩ theo đúng nguyên tắc luật phong thủy của cư dân nông nghiệp vùng châu thổ Bắc Bộ chọn làm nơi dựng đình. Về niên đại khởi dựng, đình Hà Vĩ được khởi dựng từ thời Hậu Lê - thế kỷ
18. Dấu vết niên đại khởi dựng được bảo lưu ở những lỗ chân cột làm ván sàn đình. Hiện nay đình thờ 5 vị thành hồng làng. Đó là những vị thần đã có cơng với dân làng Hà Vĩ và có cơng với nước trong cơng cuộc chống giặc ngoại xâm và khai thiên lập địa (mở làng).
2. Kiến trúc đình có 5 gian 2 dĩ. 6 bộ vì của tịa đại đình với 6 hàng chân cột được kết cấu theo lối thượng rường - hạ kẻ. Về cơ bản bộ khung kiến trúc được bảo tồn, lưu giữ từ thời Hậu Lê (thế kỷ 18) với những họa tiết chạm khắc trang trí trên bộ khung kiến trúc mang đậm dấu ấn cuối thế kỷ 18. Tuy nhiên, do biến đổi của thời gian và khí hậu nóng ẩm nên nhiều bộ phận trong bộ khung kiến trúc đã được thay thế trong những năm về sau, trong đó phải kể đến bộ mái, có cả những cây cột chịu lực chính của đình. Đồ thờ và thậm chí cả 5 ngai thờ ở hậu cung cũng có niên đại thời Nguyễn muộn về sau. Đặc biệt, đình Hà Vĩ cịn lưu giữ được 42 đạo sắc phong có niên đại trải dài từ nửa cuối thế kỷ 18 cho đến cuối thời Nguyễn. Đây là những sắc phong có giá trị về tư liệu lịch sử và giá trị văn hóa cao cần phải có biện pháp bảo tồn và gìn giữ lâu dài cho các thế hệ
mai sau.
3. Lễ hội đình Hà Vĩ là một trong khơng nhiều lễ hội của làng quê Việt Nam hiện nay còn bảo lưu được những nét văn hóa làng có giá trị. Trị chơi dân gian bịt mắt bắt vịt trên cạn là một trị chơi ít cịn thấy ở các lễ hội truyền thống của các làng trong khu vực đồng bằng sơng Hồng. Ngồi trò chơi này lễ hội đình Hà Vĩ cịn bảo lưu được những nét văn hóa đặc biệt trong lễ tế và rước thần mang những nét đặc trưng riêng của
làng Hà Vĩ cần được bảo tồn.
Nghiên cứu giá trị văn hóa đình làng Hà Vĩ để rút ra những nhận xét riêng của nó góp phần bảo tồn văn hóa làng Hà Vĩ và văn hóa Việt Nam là việc nên làm và phải làm triệt để. Thiết nghĩ những gì đặt ra ở luận văn này sẽ được thực hiện và có sự tham gia của nhiều người, nhiều nhà nghiên cứu và nhà quản lý các cấp để bảo vệ những tinh hoa văn hóa của một làng quê góp phần bảo vệ văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toan Ánh (1992), Nếp cũ - Tín ng ỡng Việt Nam (Quyển th ợng), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Toan Ánh (1992), Nếp cũ - Tín ng ỡng Việt Nam (Quyển hạ), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội (2000), Di tích lịch sử văn hóa Hà Nội, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Văn hóa cơ sở (2008). Thống kê lễ hội Việt Nam.
5. Đặng Văn Bài (2005), Một con đ ờng tiếp cận di sản văn hố (4 tập).
6. Nguyễn Chí Bền, Trần Lâm Biền, Bùi Khởi Giang (2000), Kho tàng lễ hội cổ truyền
Việt Nam. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
7. Trương Duy Bích (1998), Điêu khắc đình làng - văn hóa dân gian những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Trần Lâm Biền (2008), Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt vùng châu thổ sông Hồng. Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
9. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của ng ời Việt, Nxb Văn hóa thơng tin,
Hà Nội.
10. Trần Lâm Biền (2008), Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt vùng châu thổ sơng Hồng. Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
11. Phan Kế Bính (2003), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Văn hóa -
thơng tin, Hà Nội.
13. Phạm Vũ Dũng (1992), “Tâm lý con người trong lễ hội”, Văn hóa nghệ thuật, (6), tr 77 - 79.
14. Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa. Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
15. Trịnh Thị Minh Đức, Phạm Thu Hương (2007), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, Nxb
16. Lê Thành Đức(2001), Đình làng miền Bắc, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
17. Bùi Xuân Đính (chủ biên) (2010), Đơng Anh với nghìn năm Thăng Long - Hà Nội,
Nxb Hà Nội.
18. Bùi Xuân Đính (chủ biên) (2004), Liên Hà truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng.
19. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ng ỡng thành hồng làng Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
20. Nguyễn Xuân Hồng (2000), “Trị chơi dân gian trong đời sống văn hóa xã hội người
Việt”, Văn hóa nghệ thuật (4), tr 39 - 40.
21. Vũ Ngọc Khánh (2002), Thành hoàng làng Việt Nam. Nxb Thanh niên. 22. Vũ Tam Lang (2000), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Ngơ Cao Lãng(1995), Lịch triều tạp kỷ. Nxb KHXH, Hà Nội.
24. Trần Lâm , Hồng Kiên ( 2005), Về một vài yếu tố mang tính triết học của kiến trúc
cổ truyền Việt- Một con đ ờng tiếp cận lịch sử, Bộ Văn hóa Thơng tin, Cục
Di sản Văn hóa.
25. Ngơ Sỹ Liên( 2003), Đại Việt sử ký toàn th , tập I, Nxb Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội.
26. Luật Di sản văn hóa 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009( 2009), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
27. Luật Di sản văn hóa và nghị định h ớng dẫn thi hành. Nxb Chính trị quốc gia
(2002), Hà Nội.
28. Hữu Ngọc ( 2002), Từ điển văn hoá cổ truyền Việt Nam. Nxb Thế giới, Hà Nội. 29. Nhiều tác giả(2000), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam. Nxb VHDT, Hà Nội.
30. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục.
31. Ngô Huy Quỳnh ( 1998), Lịch sử kiến trúc Việt Nam. Nxb Văn hóa thơng tin.
32. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự (1998), Đình Việt Nam. Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh.
33. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự ( 1998), Chùa Việt Nam. Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh.
Nxb Văn học, Hà Nội.
35. Ngô Đức Thịnh ( 2001), “ Những giá trị của lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện nay”, Văn hóa nghệ thuật,( 3).
36. Ngơ Đức Thịnh ( 2001), Tín ng ỡng và văn hóa tín ng ỡng ở Việt Nam, Nxb
KHXH, Hà Nội.
37. Ngô Đức Thịnh ( 2007). Về tín ng ỡng và lễ hội cổ truyền, Nxb Văn hóa thơng tin , Hà Nội.
38. Mạnh Thường(2000), Việt Nam di tích và danh thắng. Nxb VHTT, Hà Nội.
39. Phạm Minh Tùng (2009), Hà Vĩ lịch sử và văn hóa, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
40. Lê Minh Trị, Hà Nội danh thắng và di tích, Nxb Hà Nội.
41. Trần Bá Việt (2007), Đền tháp Chămpa bí ẩn xây dựng. Nxb Xây dựng, Hà Nội.
42. Lê Trung Vũ (1992), Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
43. Lê Trung Vũ, Nguyễn Hải Dương (1997), Lịch lễ hội. Nxb Văn hóa Thơng tin. 44. Lê Trung Vũ, Hội làng Hà Nội, Nxb Văn hóa - Thơng tin và Viện Văn hóa.
MỤC LỤC PHỤ LỤC
TT Tên phụ lục Nguồn Trang
1 Phụ lục 1: Danh sách những người cung cấp thông tin
Tác giả luận văn 126
2 Phụ lục 2: Đạc họa đình Hà Vĩ Tác giả luận văn 127
3 Phụ lục 3: Thần sắc bản phiên âm và dịch nghĩa Tác giả sưu tầm 130
4 Phụ lục 4: Bài văn mục lục Tác giả sưu tầm 140
5 Phụ lục 5: Một số hình ảnh đình Hà Vĩ Tác giả chụp 143
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN
Ơng Lê Quang Tân Bí Thư thơn Đại Vĩ
(Trưởng ban Quản lý di tích đình Hà Vĩ)
Ông Nguyễn Văn Thỏa Cụ từ trơng coi đình Hà Vĩ
Ơng Nguyễn Chí Thạnh Ngun Bí thư xã Liên Hà
Ơng Đỗ Ngọc Bích Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Đơng Anh (Ngun Bí thư xã Liên Hà)
Ơng Nguyễn Duy Phái Ngun Phó phịng VH&TT huyện Đông Anh
Bà Nguyễn Thị Hạnh Phó phịng VH&TT huyện Đơng Anh
Chị Nguyễn Thị Mỹ Linh Chun viên phịng VH&TT huyện Đơng Anh
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3 THẦN SẮC
Xưa thuộc : Xã Hà Vĩ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc SẮC PHONG CỦA VUA LÊ HIỂN TÔNG (NIÊN HIỆU CẢNH HƯNG)
BAN CHO THÁNH THỦY HẢI NĂM 1783
[Nguồn: Tác giả s u t m]
Phiên âm:
SẮC: THỦY HẢI ĐẠI VƯƠNG, NAM THIÊN DỤC TÚ, BẮC NHẠC TRUNG
ANH, TÍCH HỒNG HY NHI HUỆ NHẤT PHƯƠNG, DÂN THẤT GIA TƯ KHÁNH.
THẦN HUYỀN HÓA NHI DỰC TRỌNG HI. VẬN MIẾU XÃ ĐIỆN AN MẶC PHÙ KỲ TRỨ ANH THANH HIỂN TẶNG HẠP LONG HUY HIỆU VI. TỰ VƯƠNG TIẾN PHONG. VƯƠNG VỊ LÂM CƯ CHÍNH PHỦ. LỄ HỮU ĐĂNG TRẬT, ỨNG GIA PHONG MỸ TỰ, TAM TỰ, KHẢ GIA PHONG: THỦY HẢI TẬP PHÚC HƯNG BÌNH TÁN TRỊ ĐẠI VƯƠNG. CỐ SẮC.
CẢNH HƯNG TỨ THẬP TỨ NIÊN THẤT NGUYỆT THẬP NHỊ LỤC NHẤT.
Dịch nghĩa:
Sắc phong: Ban cho Thủy Hải Đại vương. Trời Nam sáng đẹp, núi Bắc linh thiêng, ban cho phúc lớn, ơn khắp một phương, dân chúng mọi nhà mừng vui. Thần huyền hóa giúp ơn lớn để cho lăng miếu xã tắc được thờ cúng bình yên, mặc nhiên danh thơm tỏa khắp. Vậy hiển tặng để mở vận tốt lành. Kế tục được tiến phong Vương. Ở ngôi Vua, từ trên xem xét, làm lễ gia phong hạng bậc cho các tôn Thần, thấy ứng gia phong với ba chữ đẹp, xứng được phong thêm: Thủy Hải tập phúc, hưng bình, tán trị Đại vương. Nay ban sắc này. Ngày 26 tháng 7 năm thứ 44 niên hiệu Cảnh Hưng tức năm Quí Mão 1783.
Chú thích: Vua Lê Hiển Tông (1717- 1786) ở ngôi (1740-1786) lấy niên hiệu là
SẮC PHONG CỦA VUA NGUYỄN HUỆ - QUANG TRUNG BAN CHO THÁNH ĐĂNG GIANG NĂM 1792
Phiên âm:
SẮC: ĐĂNG GIANG DỤ HUỐNG, TUY KHÁNH, HIỂN LINH, PHÙ CẢM THÔNG MẪN, ĐẶC ĐẠT, ĐẠI VƯƠNG. TAM QUANG DỰNG TÚ, TỨ CẢNH PHÂN PHÙ. LIÊM NGŨ KHÁNH DĨ TÍCH DÂN TRƯỜNG HƯỞNG THIÊN VẠN THẾ XUÂN TỰ THU THƯỜNG CHI BÁO DIỆP BÁCH LINH NHI PHÙ VẬN THỊ BỒI ỨC VẠN NIÊN BÀN AN HỎA XÍ CHI CƠ. BANG PHÙ NẪM TRỨ, HUYỀN CÔNG BIỂU HIỆN HẠP GIA HUY HIỆU VI. HOẰNG GIA DƯ ĐỒ HỖN NHẤT. LỄ ĐƯƠNG GIA TRẬT, ỨNG GIA PHONG MỸ TỰ, TAM TỰ. KHẢ GIA PHONG: ĐĂNG GIANG DỤ HUỐNG, TUY KHÁNH, HIỂN LINH, PHÙ CẢM THÔNG MẪN, ĐẶC ĐẠT ANH NGHỊ, CƯƠNG ĐỐN, CHÍNH TRỰC ĐẠI VƯƠNG. CỐ SẮC.
QUANG TRUNG NGŨ NIÊN LỤC NGUYỆT NHỊ THẬP NGŨ NHẬT.
Bản dịch:
Sắc phong. Ban cho Đăng Giang dụ huống, tuy khánh, hiển linh, phù cảm, thông mẫn, đặc đạt, Đại vương . Ánh tam quang rực rỡ, Bốn cõi phân đều hoà hợp. Năm phúc tốt lành, ban khắp muôn dân để được hưởng lâu dài nghìn vạn đời xuân thu cúng tế, báo đáp ơn sâu. Thâu góp khí thiêng, giúp cho thời vận, đắp bồi cơ nghiệp muôn vạn năm như bàn thạch vững bền. Vốn từ lâu huyền công hiển đạt đã được phong thêm danh hiệu. Nay