Không gian cảnh quan

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT ĐÌNH LÀNG HÀ VĨ ( THÔN ĐẠI VĨ, XÃ LIÊN HÀ, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI) (Trang 38 - 39)

Chương 2 : GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT ĐÌNH HÀ VĨ

2.1. Giá trị kiến trúc

2.1.1. Không gian cảnh quan

Người Việt từ thuở xa xưa khi dựng làng, lập ấp đã biết chọn thế đất, vừa thuận lợi cho làm ăn và sinh hoạt vừa tận dụng những lợi thế của tự nhiên… Khi dựng đình, một kiến trúc quan trọng bậc nhất của cả làng người ta rất thận trọng khi kén hướng, vì

tin rằng hướng đình liên quan đến sinh mệnh, họa phúc của cả làng [12, tr.72]. Ở một số làng, khi trong làng xảy ra nhiều chuyện tai ương, bệnh tật, làm ăn thất bát thì dân làng cho rằng do hướng đình khơng thuận. Hơn nữa, đình làng từ xa xưa vốn mang trong mình nhiều chức năng. Ngồi chức năng tín ngưỡng thờ Thành hồng bảo vệ người dân trong làng, mặt khác đình cũng được xem như một trung tâm hành chính, văn hóa, là trụ sở chính của làng, nơi hội họp của làng xã, nơi xử lý các công việc của làng theo hương ước.

Với chức năng “mở” như vậy, có thể xem đình là cơ sở tín ngưỡng chính của làng, và việc lựa chọn thế đất tốt, đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tiến hành xây dựng luôn là việc tối quan trọng.

Người xưa, khi lựa chọn thế đất, luôn tuân thủ thuật phong thủy. Di tích linh thiêng phải nằm trong dòng chảy sinh lực của trời đất vũ trụ. Dòng chảy sinh lực ấy phải hội tụ các điều: vùng đất cao ráo, sạch sẽ, cây cỏ tươi tốt, chim mng hội tụ,…

Đình làng là cơng trình kiến trúc mà trong đó nó chứa đựng nhiều giá trị văn hóa. Chính vì đình là ngơi nhà chung của cả làng nên việc xây dựng đình ln là cơng việc mà cả làng dành sự quan tâm hàng đầu. Trong đó, việc chọn địa điểm để xây dựng là yếu tố rất quan trọng, nó được quy định bởi những yếu tố phong thủy. Hai yếu tố đất và nước rất được coi trọng nó liên quan đến sự sinh sơi nảy nở, phát triển của con người và vạn vật. Thông thường, đất được chọn để xây dựng đình phải ở khu đất cao ráo, quang đãng, thống mát, phải đảm bảo yếu tố tụ thủy, có thể là dịng chảy của sơng ngịi, đầm lạch… để tạo nên sự đối đãi âm dương trong một ước vọng về sự phồn thực. Việc lựa chọn và đặt ngơi đình ở vị trí đắc địa của làng và hợp với thế đất của làng là ước vọng được thần linh che chở cho dân làng luôn được dân khang vật thịnh. Trong khơng gian chung, các cơng trình kiến trúc cổ truyền của người Việt được xây dựng thường chịu sự chi phối của

những yếu tố phong thủy.

Đình làng Hà Vĩ được lựa chọn hướng đất rất cẩn thận, đình quay về hướng Tây

ghé Nam. Hướng Tây là hướng của nhiều ngơi đình ở miền Bắc Việt Nam, mặc dù về mặt khí hậu hướng này rất nóng nhất là vào mùa hè. Nhưng về mặt tâm linh, người ta cho là hướng này phù hợp với quy luật âm dương thuận hịa vì mặt trước của của thần thuộc dương) nhìn về phía Tây (thuộc âm), mặt sau di tích thuộc âm… Mọi thứ đều hợp, do vậy thần sẽ bình tâm trị vì mà ban phúc cho dân [12, tr.75]. Hướng Nam theo cách nhìn nhận của người xưa thì hướng Nam là hướng của sự cân đối hài hòa: Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”. Hơn nữa do điều kiện nhiệt đới gió mùa của khí hậu nước ta mà có thể khẳng định hướng Nam là hướng thích hợp nhất với mọi thời tiết có thể tránh gió lạnh vào mùa đơng và là hưởng gió mát vào mùa hè.

Như vậy, thế đất của đình Hà Vĩ khơng chỉ thỏa mãn điều kiện là trung tâm hành

chính của làng mà còn hội tụ các điều kiện về phong thủy “thế đất tụ thủy”. Đình Hà Vĩ nằm ở một vị trí thống đạt, bằng phẳng và sạch sẽ, cây cối xanh tốt quanh năm, cảnh vật hiền hịa. Trước mặt đình hiện nay là chợ bán hoa quả, quần áo, đồ ăn sinh hoạt hàng ngày, khn viên hình vng có diện tích 324 m2

. Nép mình dưới bóng cây bàng cổ thụ hơn trăm năm tuổi càng làm tăng vẻ uy nghiêm và linh thiêng của ngơi đình. Đây có thể là hình ảnh của q hương đồng bằng Bắc bộ thu nhỏ vừa gần gũi, vừa lung linh sắc màu huyền ảo.

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT ĐÌNH LÀNG HÀ VĨ ( THÔN ĐẠI VĨ, XÃ LIÊN HÀ, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)