Các trò chơi

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT ĐÌNH LÀNG HÀ VĨ ( THÔN ĐẠI VĨ, XÃ LIÊN HÀ, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI) (Trang 86 - 90)

Chương 3 : GIÁ TRỊ VĂN HĨA CỦA LỄ HỘI ĐÌNH HÀ VĨ

3.1. Lễ hội chính đình làng Hà Vĩ

3.1.4. Các trò chơi

Gắn với các nghi thức tế lễ Thành hoàng làng, trong dịp lễ hội làng Hà Vĩ còn tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống tạo cho khơng khí ngày hội vơ cùng nhộn nhịp. Nếu như lễ hội là một hệ thống tĩnh có quy phạm nghiêm ngặt, được cử hành ở chốn linh thiêng, thì hội là sinh hoạt dân dã, phóng khống, diễn ra trên bãi sân, để dân làng cùng bình đẳng vui chơi với hàng loạt trò tục hấp dẫn do mình chủ động tham gia. Trong lễ hội nhân dân được tham dự vào các trò chơi hấp dẫn như:

- Đấu vật

Thi đấu vật mang âm hưởng tinh thần thượng võ của dân tộc, từ lâu đã trở thành trò chơi khá phổ biến tại các lễ hội vùng châu thổ sông Hồng. Ở làng Hà Vĩ, vào dịp hội, mỗi giáp đều chọn cử những đinh tráng khỏe mạnh, có kỹ năng thi đấu để ra tranh tài. Bên cạnh các đô vật của làng, hội làng cũng thu hút nhiều đô vật ở các làng lân cận. Sới

vật là khoảng sân rộng phía trước đình. Các đơ vật cởi trần đóng khố ngồi thành hàng bên ngồi sới vật. Khi nghe tiếng trống báo hiệu, từng cặp đơ vật mình trần, đóng khố, đi chân đất tiến vào trong sới vật. Trước khi vào cuộc đấu, hai bên cùng hướng vào đình lễ vọng. Tiếp đó, các đơ vật thực hiện các động tác gọi là “se đài” để khởi động cũng như để chào khán giả. Sau một vài phút đầu mang tính chất thăm dị, các đơ vật bắt đầu thể hiện các địn tấn cơng, mục đích khiến đối phương phải “lấm lưng, trắng bụng”. Càng chiến thắng nhiều đối thủ, đơ vật đó càng có cơ hội được vào vịng trong. Thơng thường, giải vật ở hội làng Hà Vĩ bắt đầu từ ngày 12 và trận chung kết diễn ra vào chiều ngày 14. Trị đấu vật ở đây khơng chỉ mang tính chất giải trí trong ngày hội mà cịn có tác dụng rèn luyện sức khỏe để lao động, sản xuất. Đồng thời, nó cũng gợi nhắc lại cảnh luyện tập của các đinh tráng xưa kia theo ngũ vị thành hoàng làng đi đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước.

Những năm trở lại đây giải đấu vật ngày càng trở lên phát triển. [PL 5, ảnh số 32, tr 159].

- Cờ t ớng

trò chơi dân gian xuất hiện từ lâu và rất phổ biến trong các lễ hội xưa và lễ hội ngày nay. Vào dịp lễ hội làng Hà Vĩ lại tổ chức chơi cờ bỏi, hình thức cờ bỏi khác đơi chút so với cờ người bởi cờ bỏi thì chỗ vị trí của qn cờ khơng có người đứng mà là những biển gỗ khắc hình hoặc tên quân cờ cắm trên các cọc gỗ sơn màu khác nhau có sơn son thếp vàng cầu kỳ. Giao điểm nằm trên các đường ngang dọc trên bàn cờ được chôn các ống tre để cắm các biển cờ. Đánh cờ này có người cầm cờ phất đi trước. Thường ở một số nơi có tiếng trống thúc của người điều khiển cuộc thi. Nhưng ở đây trọng tài trực tiếp ngồi trên cao điều khiển cuộc thi. Thời gian dành cho mỗi nước đi được quy định trước khi diễn ra cuộc thi. Thành phần tham gia chơi được lựa chọn trong làng Hà Vĩ từ trước. Không phải ai cũng được thi chơi cờ tướng trong dịp lễ hội. Đến ngày chính hội đó là màn thi đầu của các “cao thủ” đã được lựa chọn từ trước đó. Phải là những người chơi cờ giỏi mới lọt được vào thi đấu trong ngày chính hội.Trong khi thi đấu có người theo dõi xà xem ở xung quanh. Những người thắng đấu loại với nhau. Hôm cuối cùng là hôm phải giả cờ, ai giữ được đến lúc đó sẽ được gải thưởng của làng. Đánh cờ khơng chỉ là trị chơi đơn thuần mà phải vận dụng trí tuệ cao, phải có sự tính tốn trong từng nước đi. Đấu cờ tướng thu hút được đông đảo người xem đã cho thấy sức hấp dẫn của trò chơi này. [PL 5, ảnh số 34, tr 160]

- Cờ ng ời (có năm tổ chức, có năm khơng)

Các quân cờ trên bàn cờ chính là những người dân trong làng Hà Vĩ đóng thế. Cả sáu giáp sẽ cử đại diện nam nữ thanh niên ở giáp mình sao cho đủ 32 người (16 nam, 16 nữ) tương ứng với 32 quân cờ trên bàn cờ. Giữa sân đình, người ta vẽ hình một bàn cờ để những “quân cờ” đứng đúng theo vị trí mà mình được phân cơng. Hai phe trên bàn cờ đều cử ra một nam, một nữ có ngoại hình đẹp để đóng giả làm tướng ơng và tướng bà. Ngồi ra, trong cuộc chơi cờ người cũng không thể thiếu trọng tài. Đây là người trực tiếp giúp Ban giám khảo theo dõi việc thắng, thua của cuộc đấu cờ. Trước ngày cuộc thi diễn ra, các “quân cờ” đã có thời gian được tập luyện các thế đi, đường võ để biểu diễn cho từng thế cờ. Hai đấu thủ cờ sau khi bái vọng vào đình bắt đầu giới thiệu danh tính. Trên tay mỗi người đều cầm một cây cờ đuôi nheo để chỉ huy đường đi của các quân ở bên phe mình. Cứ mỗi nước đi, các quân cờ thường múa các điệu múa dân gian truyền thống, kèm các bài vè đặc trưng quen thuộc. Trong số các trò chơi dân gian ở lễ hội, cờ người có nét hấp dẫn riêng, thu hút đơng đảo người xem, làm khơng khí lễ hội thêm phần tưng bừng, rộn rã.

- Tổ tôm điếm

Là một thú chơi truyền thống vừa mang tính thể thao trí tuệ lại có tính văn hóa cao. Xưa kia, ở làng Hà Vĩ, mỗi khi gia đình nào có việc lớn như đám hiếu, đám hỉ, tân gia, gia chủ thường tổ chức mời các vị chức sắc, bô lão chơi tổ tôm hay đánh chắn qua đêm. Trong hội làng, cùng với cờ người, đấu vật và một số trị chơi khác thì tổ tơm điếm cũng là một điểm nhấn quan trọng, tạo nên nét đặc sắc tươi vui cho không gian của lễ hội. Ngay tại sân đình, người ta dựng năm chiếc chịi nhỏ cách biệt nhau, có ghế để chủ điếm và các thành viên trong đội cùng ngồi. Bộ bài tổ tôm dùng để chơi gồm có 120 quân bài, có 30 chủng loại khác nhau, mỗi loại có bốn quân giống nhau, mỗi qn bài có in hình ảnh người biểu trưng cho các tầng lớp, nghề nghiệp... trong xã hội cũ, cùng với chữ Nho ở hai đầu thể hiện chủng loại cùng số hiệu từ nhất (một) đến cửu (chín). Trong q trình chơi, các đội chơi sẽ sử dụng hai bộ bài luân phiên có hai mầu khác nhau. Trong cuộc thi tổ tôm điếm, mỗi nước đi của người chơi được thể hiện thơng qua tín hiệu gõ trống và các câu lẩy Kiều. Để thắng cuộc, người chơi cần phát huy tài trí, sự sáng tạo mà vẫn đảm bảo bí mật khi xử lý các nước bài nhằm nhanh chóng trịn bài (hoặc bài chờ) để ù đúng thời cơ.

tôm điếm cũng dần bị mai một. Việc khôi phục lại một thú chơi thể hiện nét văn hóa thanh tao hiện đang nằm trong kế hoạch của những người có trách nhiệm đối với hội làng của Hà Vĩ hôm nay.

- Chọi gà

Chọi gà là một trị chơi gải trí truyền thống rất phổ biến ở lễ hội đình làng Hà Vĩ xưa nay. Gà được lựa chọn đến chọi phải là “mình chơng, mỏ quắp, cảnh vỏ trai, quản ngắn, đùi dài, chẳng sợ ai”. Những con gà như thế người ta hay gọi là gà chiến. Trước khi đưa gà vào cuộc người ta phải đưa gà chọi ra để so về chiều cao, cân nặng nếu thấy tương đương nhau mới cho chọi. Để có được gà tham dự, việc ni dưỡng và chăm sóc cũng như rèn luyện gà địi hỏi rất nhiều cơng phu và kiên trì bền bỉ.

Khi lựa chọn các cặp gà vào chọi, thời gian diễn ra giữa các hiệp đấu khoảng 15 phút, sau đó giữa các hiệp đấu nghỉ khoảng 5 phút. Gà sẽ chọi đến khi nào một trong hai con thua. Cũng có nhiều nhiều trường hợp các cặp gà chọi bất phân thắng bại, như thế phần thưởng có thể chia đơi. [PL 5, ảnh số 33, tr 159]

- Bịt mắt bắt vịt

Đây là trò chơi khá độc đáo ở đình làng Hà Vĩ. Ở nhiều lễ hội việc bắt vịt diễn ra dưới ao. Những người tham gia bắt vịt không phải bịt mắt mà yêu cầu phải giỏi bơi lội. Tuy nhiên trò chơi bắt vịt tại lễ hội đình làng Hà Vĩ không phải diễn ra ở dưới nước mà tổ chức trị chơi ở một bãi đất gần đình. Người tham gia phải bịt mắt để bắt vịt, có lẽ chính vì điểm này mà tạo nên nét độc đáo của trò chơi [PL 5, ảnh số 36, tr 161]. Để chuẩn bị trò chơi, ban tổ chức lựa chọn một số con vịt to khỏe và một tấm cót để quây. Người tham

gia chơi phải đăng ký trước, khơng phân biệt thơn nào, hễ cứ có người đăng ký đều được

tham gia trò chơi này. Ban tổ chức sẽ dùng cót để qy thành một vịng trịn, sau đó thả con vịt vào trong. Người chơi phải bịt mắt thật chặt và bước vào trong vòng quây và tiến hành trò chơi. Trong vòng quây, một người bịt mắt bắt một con vịt khỏe mạnh là điều rất khó khăn. Trị chơi tưởng như đơn giản nhưng thực tế lại rất phức tạp bởi không bịt mắt mà bắt được vịt đã khó, nay lại bịt mắt thì rất vất vả mới có thể bắt được vịt. Hơn nữa, bên ngồi tiếng hị reo của khán giả làm cho người chơi rất lúng túng không biết phương hướng để xác định vị trí đứng của vịt. Khi xác định vị trí đứng của vịt rồi và tiếp cận thì vịt lại chạy hướng khác. Trị chơi cứ thế diễn ra cho đến khi bắt được vịt, cũng có trường hợp phải bỏ giữa chừng bởi quá mệt trong khi vẫn chưa bắt được vịt. Phần thưởng của

người thắng cuộc chính là con vịt người chơi bắt được. Trị chơi bắt vịt ở lễ hội đình làng Hà Vĩ có điểm độc đáo và khác biệt so với các lễ hội khác thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân trong làng tham gia.

Bên cạnh đó cịn một số trò chơi khác như: Kéo co, đập bóng, bóng chuyền hơi nam, nữ, cầu lơng. Lễ hội đình làng Hà Vĩ diễn ra trong khơng khí vui tươi, phấn khởi của dân làng.

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT ĐÌNH LÀNG HÀ VĨ ( THÔN ĐẠI VĨ, XÃ LIÊN HÀ, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI) (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)