Bệnh do nấm gây hại

Một phần của tài liệu KTchontaonhangiongvaPThoalilyovietnam (Trang 67 - 72)

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOA LILY

5.1. Bệnh do nấm gây hại

5.1.1. Bệnh thối củ, thối vảy

Triệu chứng:

Vảy củ xuất hiện các vết đốm màu nâu, thường xuất hiện ở mép,

đầu hay là vị trí vảy gắn vào đĩa vảy, các vết đốm này phát triển

thành các điểm thối. Trường hợp nhẹ các vết thối này chỉ gây hại trên vảy mầm củ vẫn mọc bình thường nhưng cây sẽ mọc thấp, yếu, xanh tái và nụ hoa cĩ thể khơ và rụng. Trường hợp nặng các vết thối lan rộng vào đĩa vảy gây thối hỏng cả trục thân thì củ khơng cịn khả năng mọc mầm hoặc cĩ thể mọc mầm nhưng cây mọc lên khỏi mặt đất 20 - 30cm sẽ bị héo vàng và thối hỏng. Nguyên nhân:

Bệnh thối củ và thối vảy là do Fusarium oxysporum và Cyclindrocarpon

nấm bệnh này xâm nhập qua các vị trí bị tổn thương như rễ củ, rễ thân bị đứt, các vết thương trên vảy hoặc do tổn thương khi đã bị nhiễm các bệnh khác.

Điều kiện thuận lợi để cho các nấm bệnh này phát triển gây hại là

nhiệt độ đất cao, đất ướt và bĩn quá nhiều phân.

Phịng trừ:

+ Xử lý đất trước khi trồng: gồm các biện pháp như luân canh với cây trồng nước (cấy lúa), ngâm đất bằng nước sạch, dọn sạch cỏ dại, cày bừa làm đất kỹ trước khi trồng...

+ Lựa chọn củ khơng bị nhiễm bệnh để trồng

+ Giữ nhiệt độ đất càng mát càng tốt vào các mùa vụ trồng nĩng (vụ sớm trồng tháng 8 - 9 đối với vùng đồng bằng và vụ hè đối với các tỉnh vùng núi cao như Lào Cai, Sơn La...)

+ Khơng để đất trồng quá ẩm ướt, khơng bĩn quá nhiều phân + Xử lý củ giống trước khi trồng bằng Daconil 75WP, Ridomil Gold 68WP...

5.1.2. Bệnh mốc xanh củ

Triệu chứng:

Củ giống bị bệnh xuất hiện trên vảy những vết đốm thối màu nâu và bên trên phủ bởi các sợi nấm màu trắng sau đĩ sẽ chuyển sang màu xanh da trời. Vết thối này cĩ thể lan rộng (kể cả trong điều kiện bảo quản nhiệt độ thấp -20C) và ảnh hưởng đến đĩa vảy. Trường hợp nhẹ đĩa vảy và trục thân chưa bị thối củ vẫn mọc mầm tuy nhiên sinh trưởng của cây sau này kém hơn so với cây mọc từ củ sạch bệnh.

Bệnh này chỉ gây hại ở củ khơng ảnh hưởng đến thân lá và bệnh khơng lan truyền trong đất.

Nguyên nhân:

Bệnh này thường do nấm Pennicillium gây ra và chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn bảo quản củ trong kho lạnh. Nhiệt độ bảo quản quá cao và độ ẩm thấp (mơi trường và giá thể bảo quản) là điều kiện thuận lợi giúp nấm bệnh phát triển.

Hình 5.2. Bệnh mốc xanh củ trong kho bảo quản Phịng trừ:

- Xử lý củ bằng thuốc phịng trừ nấm trước khi đưa vào bảo quản. - Bảo quản củ trong kho lạnh đủ tiêu chuẩn đảm bảo củ giống

được bảo quản trong điều kiện lạnh tối ưu, giá thể bảo quản khơng được để quá khơ (độ ẩm giá thể bảo quản 40 - 50%)

- Phân loại củ giống trước khi trồng, những củ bị nhiễm bệnh nhẹ vẫn cĩ thể mọc mầm và cho thu hoạch hoa nhưng nên trồng sớm (củ nhập từ Hà Lan nên trồng sớm từ tháng 1- tháng 3)

- Bĩc bỏ những vảy bị bệnh trước khi trồng

- Trước khi trồng củ ra đất nên xử lý củ bằng các loại thuốc như Daconil 75WP và các loại thuốc gốc đồng như Kocide 53,8DF...

5.1.3. Bệnh đốm lá, đốm nụ

Xuất hiện những chấm nhỏ mầu nâu tối cĩ đường kính 1 - 2mm trên bộ lá, trong điều kiện ẩm ướt chúng cĩ thể phát triển nhanh

chĩng và lan rộng, vết bệnh cĩ hình trịn hoặc hình trứng. Bệnh xuất hiện trên nụ hoa làm cho nụ bị đốm, thối hồn tồn hoặc biến dạng.

Nguyên nhân:

Chủ yếu là do nấm Botrytis elliptica gây ra, trong điều kiện ẩm

ướt Botrytis elliptica phát sinh bào tử, nĩ nhanh chĩng được lan

truyền nhờ giĩ và nước đến các cây xung quanh. Các bào tử này

khơng thể nảy mầm được trên cây khơ.

Hình 5.3. Bệnh đốm lá, đốm nụ Phịng trừ:

Luơn giữ cho cây hoa lily khơ ráo bằng cách:

- Trồng hoa lily với mật độ thưa hơn vào những thời vụ độ ẩm cao

- Diệt trừ cỏ dại

- Tưới nước vào buổi sáng và tưới trực tiếp vào gốc cây tránh làm

ướt thân lá.

- Nhổ bỏ cây bị bệnh

- Phun phịng trừ nấm Botrytis elliptica bằng thuốc diệt nấm như Benomyl, Rovral.

5.1.4. Bệnh thối thân

Triệu chứng:

Cây bị bệnh hoa bị thối rữa, cây sinh trưởng chậm lại và lá bị héo

đột ngột. Thân bị nhiễm bệnh thì bị thối mềm và cĩ màu xanh tối đến

nâu tối lan rộng lên phía trên ngọn. Những cây bị nhiễm lá trở nên vàng ở phần gốc. Bệnh thường gây hại phần thân trên mặt đất làm

cho cây bị đổ gãy.

Nguyên nhân:

Bệnh này thường là do Phytophthora nicotianae, nhưng nĩ cũng cĩ thể là do Phytophthora cryptogea gây ra, nấm này cĩ thể tồn tại trên đất ẩm qua nhiều năm. Đất, mơi trường khơng khí quá ẩm

và nhiệt độ cao (trên 200C) là mơi trường thích hợp cho nấm này phát triển gây hại.

Hình 5.4.Bệnh thối thân hoa lily Phịng trừ:

- Khử trùng đất trước khi trồng: dùng Alietle 800WG, Ridomil Gold 68WP

- Đảm bảo đất thốt nước tốt

- Duy trì nhiệt độ thấp nhất cĩ thể trong những giai đoạn nĩng của mùa vụ trồng

- Nhổ bỏ những cây bị bệnh nặng

- Luân canh với cây trồng khác (tốt nhất nên luân canh với lúa nước)

- Sử dụng thuốc Alietle 800WG, Ridomil Gold 68WP để phun phịng trừ bệnh.

5.1.5. Bệnh héo rễ

Triệu chứng:

Cây sinh trưởng chậm, đầu tiên là các lá ở dưới gốc chuyển sang màu vàng sau đĩ lan dần lên các lá ở phía trên. Kiểm tra bộ rễ thấy các rễ bị khơ héo từng đoạn một, trường hợp nặng bộ rễ bị héo hỏng hồn tồn cây hoa lily mất hồn tồn khả năng sinh trưởng.

Nguyên nhân:

Loại bệnh này gây ra bởi một trong những nấm Pythium, phổ biến nhất là Pythium ultimum. Nấm này phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 20 - 300C và độ ẩm cao. Đất nặng, độ ẩm đất cao và nồng độ muối trong đất quá cao là điều kiện thuận lợi cho nấm

Pythium phát triển.

Hình 5.5. Triệu chứng bệnh héo rễ hoa lily

Phịng trừ:

- Xử lý đất trước khi trồng

- Dùng đất cĩ kết cấu tơi xốp, đất cĩ nồng độ muối thấp (EC ≤ 1mS/cm) để trồng lily

- Duy trì nhiệt độ đất thấp trong suốt thời vụ trồng lily - Sử dụng thuốc Alietle 800WG để phịng trừ nấm Pythium.

5.1.6. Bệnh lở cổ rễ

Triệu chứng:

Thường xuất hiện sớm sau khi trồng củ khoảng 1 tuần, phần thân nằm dưới đất xuất hiện những đốm màu nâu sáng (giống như bị sâu hại) trên những lá bao mầm sau đĩ lan rộng vào thân (nhìn mầm củ này như bị ghẻ sẹo). Nếu bị nhẹ cây cĩ vết đốm gây sẹo lá và một phần thân thì cây vẫn sinh trưởng được nhưng chậm hơn cây khỏe và chất lượng hoa cũng bị giảm đi. Nếu bị nhiễm nặng tồn bộ những lá bao mầm sẽ bị thối những lá xanh thấp nhất trên mặt đất cũng bị héo rũ và rụng đi, phần thân cây dưới đất xuât hiện những đường sọc và vết đốm nâu kéo dài, cây sinh trưởng chậm hẳn lại hoặc cĩ thể ngừng sinh trưởng, hoa ra rất ít hoặc khơng cĩ nụ hoa do bị khơ ở giai đoạn đầu.

Nguyên nhân

Bệnh này do nấm Rhizoctonia solani gây ra, nấm bệnh này tồn tại

trong đất và nĩ lây sang cây. Nấm bệnh phát triển mạnh nhất trong

điều kiện ẩm và nhiệt độ trên 150C. Loại nấm này cũng gây hại trên các cây trồng khác như tulips, iris, hoa cúc và cà chua.

Phịng trừ

- Xử lý đất trước khi trồng: sử dụng các biện pháp tổng hợp như, luân canh với cây trồng khác (lúa nước), dọn sạch cỏ dại tồn dư cây trồng vụ trước, cày đất phơi ải, lên luống và che phủ nilon vào vụ nĩng....

- Giữ đất trồng luơn đủ ẩm và nhiệt độ thấp - Chọn củ giống sạch bệnh để trồng

- Xử lý củ giống trước khi trồng

- Trồng củ ra rễ trong kho lạnh trước khi trồng ra đất (tham khảo phần trồng củ trong kho lạnh phần bệnh cháy lá)

- Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên nếu phát hiện nấm bệnh thì sử dụng các loại thuốc phịng trừ nấm bệnh như Anvil 5SC, Monceren 250SC, Rovral 50WP.

5.1.7. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng

Triệu chứng:

Gốc thân xuất hiện những sợi nấm màu trắng sau đĩ hình thành những khối nấm trịn trên mơ bệnh và đất xung quanh. Những khối nấm ban đầu màu trắng sau chuyển sang màu nâu vàng, chúng thường phát triển cùng nhau tạo thành lớp. Nếu cây bị nhiễm nặng loại nấm này mầm củ mọc rất chậm, phần lá tiếp xúc bị héo và thối, thân cây cĩ thể bị thối và đổ gục hồn tồn. Nếu cây bị nhiễm nhẹ mầm củ

vẫn mọc bình thường nhưng cây sinh trưởng yếu, nấm bệnh sẽ xâm nhiễm lên phần thân cây phía trên và lá sẽ chuyển sang màu tím và cây cĩ thể bị chết hồn tồn nếu khơng cĩ biện pháp phịng trừ.

Hình 5.7. Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng Nguyên nhân:

Do nấm Sclerotium rolfsii gây ra, nấm bệnh này tồn dư trong đất từ cây trồng vụ trước (chúng cĩ thể qua đơng ở dạng hạch nấm hoặc sợi nấm), nhiệt độ đất cao (lớn hơn 180C) là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển và gây bệnh.

Phịng trừ:

- Xử lý đất trước khi trồng: sử dụng các biện pháp tổng hợp như, luân canh với cây trồng khác (lúa nước), dọn sạch cỏ dại tồn dư cây trồng vụ trước, cày đất phơi ải, lên luống và che phủ nilon vào vụ nĩng...

- Chọn củ giống sạch bệnh để trồng - Xử lý củ giống trước khi trồng

- Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên nếu phát hiện nấm bệnh thì sử dụng các loại thuốc phịng trừ nấm bệnh như Kasumin 2L, Tosin M-70WP...

Một phần của tài liệu KTchontaonhangiongvaPThoalilyovietnam (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)