CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOA LILY
3.4. Các nghiên cứu về nhân giống hoa lily ở Việt Nam
VIỆT NAM
3.4.1. Nghiên cứu nhân giống hoa lily bằng in vitro
Ở Việt Nam, việc nhân giống bằng phương pháp tạo củ in vitro đã được thực hiện thành cơng trên hoa loa kèn. Bên cạnh đĩ tác giả Hà
Thị Thuý và cs. (2005) cũng đã nghiên cứu đến khả năng tạo củ của
lily bằng cách tạo củ sơ cấp trong ống nghiệm, tạo củ trực tiếp từ nách lá nhờ sử dụng chất điều hồ sinh trưởng, tuy nhiên những kết quả
này cịn đang tiếp tục nghiên cứu, chưa được áp dụng nhiều vào thực tiễn sản xuất. Nguyễn Thái Hà và cs. (2003) cũng bằng phương pháp nhân giống in vitro đã sản xuất ra được củ lily cĩ kích thước nhỏ, chu vi 1 - 2cm.
Mai Xuân Lương (1993) đã thăm dị quy trình nhân giống hoa loa kèn trắng (Lilium longiflorum Hance) trên các mơi trường đa lượng với các mức dinh dưỡng khác nhau như: MS, White, B5, Knutson C, thậm chí cả mơi trường Knop, nhưng tốt nhất vẫn là mơi trường MS. Tất cả các mơi trường đa lượng trên đều cần bổ sung các nguyên tố vi lượng theo Heller, vitamin theo Morel, 100mg/l inozitol, 20g/l saccharose và 10g/l agar. Nguyễn Quang Thạch và cs. (1996) cho rằng
điều kiện thích hợp cho tái sinh và sinh trưởng là nhiệt độ từ 18 - 200C, chế độ chiếu sáng 2500 - 3000lux, 16 giờ chiếu sáng mỗi ngày.
Dương Tấn Nhựt (1994) đã cơng kết quả nghiên cứu giống hoa loa kèn (huệ tây) bằng phương pháp nuơi cấy vảy củ, nhằm đưa
ra một giải pháp hữu hiệu khắc phục hiện tượng thối hố giống trầm trọng ở Đà Lạt. Vảy củ được khử trùng bằng HgCl2 2% trong 5 phút, sau đĩ cấy trên mơi trường MS cĩ bổ sung các thành phần vitamin, chất hữu cơ và saccharose. Sau khi tạo được cây con trong
ống nghiệm, cĩ thể tiếp tục nhân nhanh bằng cách tách vảy củ được
tạo thành đem cấy trên mơi trường nhân. Năm 2000, Dương Tấn Nhựt và cộng sự đã đưa ra quy trình cảm ứng và tái sinh đế hoa L.
longiflorum trên mơi trường MS cĩ bổ sung tổ hợp chất điều tiết
sinh trưởng gồm α-NAA, IBA, BAP. Năm 2001, Dương Tấn Nhựt
đã ứng dụng thành cơng kỹ thuật cắt lát mỏng tế bào đoạn thân vào
nuơi cấy in vitro L. Longiflorum. Và mới đây nhất, năm 2006, ơng
đã đưa ra quy trình sản xuất hoa loa kèn thơng qua hệ thống nuơi cấy
Bên cạnh các nghiên cứu trên, Dương Tấn Nhựt (2007) đứng
đầu nhĩm các nhà khoa học của Phân viện Cơng nghệ sinh học Đà
Lạt thuộc Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam cùng với Trường
Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh vừa nhân giống thành cơng cây hoa lily bằng kỹ thuật nuơi cấy bioreactor. Theo kỹ thuật này, tế bào mơ của củ hoa lily sẽ được nuơi cấy trong bình thủy tinh, được thiết kế chuyên biệt và đặt trên máy lắc. Sau ba tháng nuơi cấy, tế bào mơ sẽ ra rễ và tạo củ. Tiếp đĩ củ sẽ
được nuơi cấy bằng kỹ thuật bioreactor. Từ một củ con ban đầu, sau
ba tháng nuơi cấy cĩ thể tạo ra 3 - 4 củ mới. Với bình nuơi cấy loại bioreactor cĩ thể tích 20 lít, chỉ sau 1 - 2 tháng là cĩ thể tạo ra 10.000 cây giống hoa lily. Kết quả thử nghiệm của các nhà khoa học này cũng đã chỉ ra: cây con nuơi cấy bằng bioreactor cĩ khả năng sống sĩt và sinh trưởng trong mơi trường tự nhiên lên đến 95%, nhờ đĩ lồi hoa lily cĩ được nguồn cây giống ổn định, chất lượng cây đồng
đều với giá thành hạ.
Nguyễn Thị Phương Thảo và cs. (1998) đã tiến hành nhân giống hoa loa kèn bằng nuơi cấy in vitro và đưa ra một số kết luận quan
trọng: đối với cây hoa loa kèn, sử dụng vảy củ làm vật liệu khởi đầu là dễ dàng và hiệu quả cao; tỷ lệ mẫu sạch sống sau khi khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 10 phút đạt trung bình là 64% và việc bổ sung các chất điều tiết sinh trưởng thuộc nhĩm Auxin và Cytokinin cĩ tác dụng quyết định đến sự phát động mầm và nhân chồi mới.
Viện Nghiên cứu Rau quả cũng đã dần dần hồn thiện kỹ thuật nuơi cấy củ lily in vitro. Nhĩm nghiên cứu của Viện (2008) đã tiến hành xây dựng quy trình nuơi cấy giống hoa lily Sorbonne (sử dụng nguyên liệu nuơi cấy là vảy củ). Đây là giống hoa được nhập nội từ Hà Lan, bơng to, hoa cĩ màu sắc rực rỡ, năng suất cao, đặc biệt thích hợp trồng vào vụ đơng tại đồng bằng sơng Hồng cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc. Để xây dựng được quy trình nuơi cấy in vitro đối
với giống lily Sorbonne, nhĩm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu 4 nội dung về ảnh hưởng của Xitokinin, Auxin, đường Saccarose và các chất phụ gia khác đến mẫu nuơi cấy. Các kết quả nghiên cứu của nhĩm về nuơi cấy in vitro (nguyên liệu là vảy củ) trên giống hoa lily Sorbonne cho thấy:
- Mơi trường thích hợp nhất cho quá trình tạo củ là: MS + 90g/l Saccarose + 0,01mg/l NAA + 0,4mg/l BAP + Agar.
- Mơi trường tốt nhất cho quá trình nuơi lớn củ là: MS + 120g/l đường + 0,2mg/l NAA + 0,03mg/l BAP + 100ml/l CW + 1g/lthan + Agar.
Củ thu được từ nuơi cấy lát cắt tiếp tục được nuơi trong mơi
trường cho tới khi đạt kích thước 2-3 cm đường kính và cĩ 4-5 rễ cĩ thể chuyển ra trồng trong điều kiện nhà lưới (Đặng Văn Đơng và cs., 2010).
3.4.2. Nghiên cứu nhân giống hoa Lilium bằng vảy củ
Hiện nay, các nghiên cứu về nhân giống hoa Lilium bằng vảy củ
ở nước ta cịn rất hạn chế. Tuy nhiên, mới đây, hướng nhân giống
bằng phương pháp tách vảy củ cũng đã bước đầu được nghiên cứu
ở chi Lilium.
Đinh Văn Tuyên và Nguyễn Thị Lý Anh (2009), đã nghiên cứu
khả năng nhân giống bằng vảy củ của cây hoa lily Sorbonne tại Thái Bình. Các tác giả đã rút ra một số kết luận quan trọng, tạo tiền đề cho
việc nhân giống hoa lily, loa kèn sau này như: tuổi củ mẹ đem nhân giống tốt nhất là củ sau thu hoạch hoa 2 tháng; giá thể giâm vảy củ tốt nhất là vụn dừa và trấu hun + cát; trong quá trình giâm vảy cĩ thể phun chất điều tiết sinh trưởng IBA với nồng độ 3ppm giúp tăng năng suất và chất lượng củ giống.
Lê Thị Thu Hương và cs. (2011) đã nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống vơ tính hoa loa kèn Bright Tower bằng phương pháp tách vảy củ, quy trình đã được Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
cơng nhận theo Quyết định số 231/QĐ-TT-CLT ngày 15/3/2011 của Cục Trồng trọt.
Hình 3.6. Củ con được tạo ra bằng phương pháp giâm vảy
Nguyễn Văn Tỉnh và cs (2013) nghiên cứu tách vảy củ trên giống Belladonna tại miền Bắc Việt Nam cho thấy củ giống ban đầu dùng
để tách vảy tốt nhất cĩ chu vi 20-22cm, giâm trên giá thể phối trộn
giữa đất và xơ dừa, xử lý lạnh 50C làm biến đối nhanh chĩng hàm lượng tinh bột và đường trong củ theo hướng giảm nhanh hàm lượng tinh bột và tăng hàm lượng đường hịa tan và saccharose đến ngày 40 sau xử lý, sau 40 ngày sự biến đổi này chậm dần.
Lê Thị Thu Hương và cs (2014) đã nghiên cứu hồn thiện quy trình nhân giống hai giống hoa lily Manissa và Belladonna bằng vảy củ tại Mộc Châu- Sơn La, kết quả đã sản xuất được 60 vạn củ lily
thương phẩm. Hai loại giá thể 1/3 đất lúa + 1/3 xơ dừa + 1/3 trấu hun hoặc 1/3 đất lúa + 1/3 mùn cưa + 1/3 trấu hun là giá thể phù hợp nhất
để giâm vảy củ lily, xử lý vảy củ trước khi giâm bằng αNAA với nồng độ hợp lý (1.000ppm) sẽ làm tăng số củ bi/vảy và hệ số nhân giống.
3.4.3. Nghiên cứu nhân giống hoa Lilium bằng hạt
Đây là phương pháp nhân giống hiện vẫn cịn khá mới mẻ ở Việt
Nam. Năm 2009, Viện Nghiên cứu Rau quả đã bước đầu xây dựng được quy trình nhân giống hoa loa kèn Tứ Quý bằng phương pháp
gieo hạt. Đây là quy trình nhân giống loa kèn bằng phương pháp gieo hạt đầu tiên, mở ra triển vọng về việc sản xuất cây giống loa kèn tại chỗ ở các địa phương, gĩp phần tăng thêm nguồn cung ứng cây giống loa kèn cho sản xuất bên cạnh việc sản xuất củ giống loa kèn. Năm 2010 Quy trình kỹ thuật sản xuất cây giống hoa loa kèn Tứ Quý bằng phương pháp gieo hạt được Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn cơng nhận theo Quyết định số 549/QĐ-TT-CLT ngày 07/12/2010.
3.4.4. Nghiên cứu xử lý lạnh củ giống
Ở nước ta, cĩ một số kết quả nghiên cứu về xử lý xuân hĩa cho củ
giống họ Liliaceae. Bộ mơn Sinh lý thực vật, trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội đã thành cơng trong thực hiện đề tài sản xuất hoa loa kèn trắng trái vụ. Hoa loa kèn trắng chính vụ thường nở tập trung vào tháng 4 hàng năm nên giá thành rất thấp. Để tăng hiệu quả kinh tế, Bộ mơn sinh lý thực vật đã nghiên cứu biện pháp sản xuất trái vụ dịch chuyển thời gian nở hoa vào Tết Dương Lịch và Âm lịch nên giá trị kinh tế rất cao. Biện pháp cơ bản là xử lý củ giống ở nhiệt độ thấp và kèm theo xử lý GA trước khi trồng. Nếu xử lý nhiệt độ 50C trong thời gian 4 tuần thì hoa loa kèn trắng sẽ nở vào dịp tết. Đây là quy trình sản xuất hoa loa kèn trắng trái vụ được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất (Nguyễn Quang Thạch, 1995).
Hiện nay, trong sản xuất hoa lily, việc xử lý xuân hĩa củ giống trước khi trồng là một biện pháp cĩ tính quyết định để cĩ thể điều chỉnh ra hoa
trong sản xuất các giống lily. Nguyễn Thị Lý Anh (2005) đã nghiên cứu xử lý củ lily in vitro để sản xuất củ G1. Viện Nghiên cứu Rau quả trong nhiều năm nghiên cứu đã đưa ra quy trình sản xuất hoa lily cĩ hiệu quả, trong đĩ trước khi trồng phải đưa củ giống nhập nội (đã qua xử lý xuân hĩa trước khi nhập vào Việt Nam) vào xử lý một lần nữa trong kho lạnh với nhiệt độ xử lý 12 - 130C trong thời gian 15 ngày. Khi đĩ mầm cao 12 - 15cm đưa ra trồng, cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, giảm hiện tượng cháy lá và nụ hoa bị biến dạng (Nguyễn Văn Tỉnh và cs., 2010).
CHƯƠNG IV
NHỮNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT HOA LILY