Giá trị phản ánh lịch sử tộc người 74!

Một phần của tài liệu Tang ma của người mường kỳ lão ở xã kỳ phú, huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 76 - 78)

3.1. Những giá trị cơ bản trong tang ma của người Mường Kỳ Lão xã

3.1.2. Giá trị phản ánh lịch sử tộc người 74!

Qua nghiên cứu tang lễ của người Mường Kỳ Lão nơi đây cịn có thể gợi thêm cho chúng ta về nguồn gốc lịch sử tộc người.

Tập tục tang ma ăn sâu vào trong nếp sống cổ truyền của người Mường Kỳ Lão, nó tương đối tập trung các nội dung bao hàm các giá trị văn hóa, bản sắc tộc người, hơn thế nữa nó được bảo lưu và khơng dễ gì có thể biến đổi nhanh chóng được.

Nghi lễ tang ma là một phần trong phong tục tập quán của người Mường Kỳ Lão, là hệ quả của quá trình lịch sử, văn hóa tộc người, nó được ra đời, thử thách và định hình trong nhận thức và hoạt động trong tiến trình lịch sử của tộc người Mường Kỳ Lão. Đó là những thói quen trong nếp sống gia đình và cộng đồng được biểu hiện qua mỗi cá nhân, thành viên của cộng đồng, là sự phản ánh những nhận thức, triết lý về thế giới, về lẽ sống, cõi chết... của con người. Những biểu hiện của nghi lễ ma, chay khác nhau nhưng đều nằm trong khung văn hóa tộc người, là cái góp phần tạo nên các giá trị bản sắc tộc người trong dặm dài lịch sử văn hóa tộc người và tiến trình phát triển của lịch sử cộng đồng. Qua các giá trị văn hóa được hình thành trong lịch sử mà phần nào giúp chúng ta nhận diện sắc thái văn hóa tộc người trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường của tác động văn minh công nghiệp và của sự giao lưu văn hóa mang tính quốc gia mạnh mẽ ngày hôm nay.

Thông qua các nghi lễ được thực hiện trong tang ma là một bằng chứng cụ thể, sinh động phản ánh trình độ phát triển của các cư dân nông nghiệp trồng trọt nơi đây trong bối cảnh của kinh tế tự cung tự cấp, kỹ thuật thủ công, một thiết chế xã hội phát triển chưa cao, một thế giới văn hóa đậm đà tính dân gian và đượm yếu tố của tín ngưỡng ngun thủy.

Các hình thức tổ chức và tiến hành các nghi lễ ma chay của người Mường Kỳ Lão đều là sự phản ánh một trình độ phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ văn minh “tiền công nghiệp”. Việc tổ chức các nghi lễ đều lấy gia đình – đơn vị kinh tế, xã hội cơ bản của thiết chế xã hội đậm tính cơng xã nơng thơn làm cơ sở… Nội dung của các nghi lễ còn phản ánh sự gắn bó, chi

phối của các yếu tố tín ngưỡng với một thế giới siêu thực và phản ánh các khía cạnh của các yếu tố phụ quyền là chính trong nhận thức và nếp sống của cộng đồng.

Thông qua các bài cúng trong tang ma của người Mường Kỳ Lão, cũng bổ xung thêm nguồn tư liệu nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của người Mường Kỳ Lão nói riêng và người Mường nói chung để chúng ta có thể có một cái nhìn tồn diện hơn về văn hóa của họ và những vấn đề giao thoa văn hoá tộc người. Qua các nghi lễ trong tang ma, ta có thể nhận ra rằng tang ma của người Mường Kỳ Lão đang được bảo lưu rất nhiều giá trị văn hoá tộc người. Tang ma đã đi sâu vào nếp sống của từng thành viên, từng gia đình, dịng tộc và trở thành những nghi lễ, nghi thức cổ truyền phổ biến trong cộng đồng, dù có sự tác động của nền kinh tế thị trường hay các yếu tố khách quan nhưng những phong tục ấy vẫn không thay đổi làm nên bản sắc văn hoá tộc người.

Một phần của tài liệu Tang ma của người mường kỳ lão ở xã kỳ phú, huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)