Giá trị cố kết cộng đồng 76!

Một phần của tài liệu Tang ma của người mường kỳ lão ở xã kỳ phú, huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 78 - 81)

3.1. Những giá trị cơ bản trong tang ma của người Mường Kỳ Lão xã

3.1.3. Giá trị cố kết cộng đồng 76!

Mỗi khi có gia đình nào trong làng tổ chức ma chay thì mọi người dân trong bản đều có nhiệm vụ giúp đỡ lo liệu ma chay, đến chia buồn với tang chủ và tỏ lòng tiếc thương với người quá cố. Việc tang ma không phải là việc riêng của gia đình người chết mà trở thành việc chung của cả dòng họ, làng mạc. Sự giúp đỡ sẻ chia này làm cho mọi người trong dòng họ, trong làng bản gần gũi, gắn kết nhau hơn. Tính cố kết cộng đồng trở lên chặt chẽ và bền vững. Tính đồn kết cộng đồng của họ được thể hiện trên ba mối quan hệ: mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trong dịng họ, trong cùng cộng đồng làng bản.

Trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Để tổ chức lễ làm ma cho người quá cố thường mất nhiều thời gian với rất nhiều các nghi lễ, nghi thức... cùng với chuẩn bị các lễ vật vô cùng tốn kém và công phu.

Điều này địi hỏi phải có sự gắn kết, đồn kết mật thiết giữa các thành viên trong gia đình mới có thể làm thành cơng được. Để có được đủ số lễ vật dùng trong tang ma thì mỗi gia đình người Mường Kỳ Lão trong làng bản phải cùng nhau lao động sản xuất vất vả trên ruộng nương, họ gắn kết với nhau bởi phương thức sản xuất; người đàn ông cày ruộng, làm đất, người phụ nữ gieo mạ cấy lúa, trẻ con thì trơng nhà, chăn trâu bị... Trong q trình tổ chức, người chồng, người con trai trưởng trong gia đình có vai trị quyết định mọi việc lớn nhỏ, có quyền phân cơng cho mọi thành viên thực hiện các công việc cụ thể. Cả gia đình cùng làm việc trong sự tự giác khơng có tính ép buộc bởi họ đều hướng về mục tiêu làm tròn đạo hiếu, thể hiện tình yêu thương của mình cho ơng bà, tổ tiên.

Tính đồn kết giữa gia đình với dịng họ, các bên thông gia được thể hiện sâu sắc qua cách thức đề cao vai trị của ơng trưởng họ và những lễ nghi thành kính của các bên thơng gia với nhau. Lễ làm ma là một điển hình về nghi lễ cộng đồng qua đó giữ vững mối quan hệ cộng đồng bền chặt. Ngồi những đóng góp cho gia chủ về mặt vật chất họ còn giúp đỡ nhiệt tình về cơng sức. Những người cao tuổi thì tập trung nhau lại đến nhà tang chủ cùng giúp đỡ, trong số họ có những người là trưởng họ, trưởng tộc, thày cúng, thông gia... họ sẽ tư vấn, trợ giúp, cùng tổ chức với gia chủ để thực hiện các nghi lễ làm cho người mất được đàng hoàng, đúng quy chuẩn văn hóa, phong tục của đồng bào mình.

Tính đồn kết giữa gia đình với cộng đồng làng bản: Người Mường Kỳ Lão sống khá tập trung cho nên tổ chức ma chay của gia đình người Mường Kỳ Lão nơi đây còn được sự giúp đỡ của tất cả các thành viên trong làng bản như: gánh nước, bổ củi, làm cơm, mổ lợn... Ngày nay, tang ma của mỗi gia đình cịn có sự tham gia của chính quyền địa phương với bài điếu văn phúng viếng và các đoàn thể xã hội tham gia giúp đỡ. Với vai trò quản lý nhà nước

tại địa phương, họ cịn có trách nhiệm định hướng cho nhân dân địa phương tổ chức tang ma cho người chết theo chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, hài hoà với tục lệ của địa phương, phù hợp với nếp sống văn minh trong thời đại mới, đảm bảo hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Qua các nghi lễ trong tang ma của người Mường Kỳ Lão thể hiện một quy tắc ứng xử giữa cá nhân trong gia đình, dịng tộc với cộng đồng làng bản. Thế ứng xử đó tạo nên mối giao ước và những quy tắc không chỉ liên quan đến người chết, mà còn ràng buộc những người sống với nhau, buộc con người phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với cộng đồng. Nghi lễ tang ma là một sinh hoạt thắt chặt hơn mối quan hệ tộc người với nhau. Khi có người quá cố, họ hàng thân tộc của người quá cố và người dân trong bản thể hiện trách nhiệm liên kết, đồn kết giúp đỡ lẫn nhau, điều đó đã thể hiện rõ mối quan hệ mang tính đa chiều trong cộng đồng xã hội người Mường Kỳ Lão. Đó chính là sự cam kết giữa các cá nhân và hộ gia đình của mạng lưới xã hội với các bên liên quan một cách tự giác, phân cấp trên nền tảng gia đình, dịng tộc và cộng đồng. Mối quan hệ này không hẳn chỉ nghiêng về mối quan hệ bên dòng họ nội mà còn mềm dẻo hơn trong việc tạo thành mạng lưới quan hệ dòng họ nội, dịng họ ngoại và dịng họ bên vợ. Ngồi ra, mối quan hệ của con người được mở rộng hơn trước chứ khơng bó hẹp trong cộng đồng thơn bản, một số ít hộ gia đình người Mường Kỳ Lão cũng có những quan hệ bạn bè, đồng nghiệp với người ở thôn bản khác và xã khác. Do đó khi gia đình tổ chức tang ma, họ ít nhiều cũng có sự chia sẻ, trợ giúp và phúng viếng nhiều hơn. Tuy nhiên, về căn bản, mạng lưới quan hệ các cá nhân dòng tộc của người Mường Kỳ Lão nơi đây chủ yếu vẫn chưa vượt ra ngồi ranh giới của cộng đồng thơn bản. Trong điều kiện cư trú riêng biệt tộc người, với các mối quan hệ nội ngoại, thông gia chằng chịt, thực hành trợ giúp từ lễ vật đến tinh thần cùng hỗ trợ chia sẻ càng củng cố thêm sự cố kết tộc người.

Một phần của tài liệu Tang ma của người mường kỳ lão ở xã kỳ phú, huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)