Biến đổi về nhận thức 82!

Một phần của tài liệu Tang ma của người mường kỳ lão ở xã kỳ phú, huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 84 - 85)

3.2. Sự biến đổi trong tang ma truyền thống của người Mường Kỳ Lão

3.2.1. Biến đổi về nhận thức 82!

Người Mường Kỳ Lão định canh, định cư, sống gần gũi với người Kinh, họ đã học hỏi và ứng dụng được rất nhiều kinh nghiệm về phương thức sản xuất nông nghiệp và thương nghiệp để nâng cao về đời sống kinh tế của mình, đồng thời cũng thay đổi khá nhiều về quan niệm và nhận thức trong cuộc sống. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và các cấp chính quyền địa phương về sản xuất kinh tế và vận động đồng bào các dân tộc thực hiện nếp sống văn hóa mới ở cơ sở trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã làm biến đổi khá nhiều về quan niệm và nhận thức của đồng bào, trong đó có tang ma. Nếu trước đây gia đình có bố (mẹ) chết, người Mường Kỳ Lão cho rằng con cháu có hiếu với cha mẹ được thể hiện qua việc làm ma, làm mo cho người chết phải thật to và linh đình, sử dụng nhiều lợn, gà và rượu để cúng tế cho thần linh và người chết. Khi bố (mẹ) chết phải để trong nhà nhiều ngày để làm mo là sự thể hiện lòng tiếc thương của con cháu, nếu khơng làm được đó theo quan niệm truyền thống dân tộc sẽ bị dân làng coi thường và chê cười. Ngày nay, người Mường Kỳ Lão cho rằng có hiếu thảo với bố mẹ là sự thể hiện sự quan tâm, chăm sóc khi cịn sống; khi bố (mẹ) chết mà tổ chức ăn uống linh

đình và để xác trong nhà nhiều ngày là hủ tục lạc hậu, mất vệ sinh và tốn kém lớn về vật chất là không cần thiết. Nếu xưa kia, khi đưa người chết đi chôn cất, con cháu rất sợ ma người chết bắt đi theo, nên trong đám tang con cháu không dám đưa cha (mẹ) đến tận huyệt chơn thì nay họ đã tự tay chơn cất cha (mẹ) thể hiện sự tận hiếu với cha mẹ. Hơn nữa, nhận thức của đồng bào đã thay đổi, họ không sợ ma người chết, nên trong tang ma bà con dân làng đến rất đông để phúng viếng, giúp đỡ tang chủ và đưa ma người chết tới nơi chôn cất. Đó là cơ hội củng cố lại tình cảm và quan hệ họ hàng, làng xóm trong cộng đồng người Mường. Trước đây, khi bố (mẹ) còn sống con cháu vào rừng tìm cây gỗ lớn để đóng quan tài cho người chết, họ cho rằng quan tài chôn người chết phải do chính con cháu trong nhà tự làm thì ma người chết mới ở được. Ngày nay, đồng bào có điều kiện đã mua quan tài đóng sẵn về sử dụng ngay hoặc thuê thợ đóng thành những chiếc quan tài từ gỗ cây có sẵn trong vườn nhà như gỗ cây bùi, một loại cây được trồng nhiều trong vườn hầu hết các gia đình...

Đặc biệt, trước kia người Mường Kỳ Lão không bao giờ mang thi hài những người chết xấu số (chết dữ) về nhà làm ma thì hiện nay đồng bào đã khơng có sự phân biệt đối xử và họ đã đưa thi hài những người chết xấu số về nhà làm ma như bình thường.

Một phần của tài liệu Tang ma của người mường kỳ lão ở xã kỳ phú, huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)