d) Toà án nhân dân: Là cơ quan chun mơn có thẩm quyền xét xử các
3.1.2 Thực trạng áp dụng pháp luật trong bảo vệ người lao động
Việc làm hiện nay là vấn đề bức xúc và đang là vấn đề được toàn thể mọi người quan tâm. Trước thực trạng của nền kinh tế đang phát triển ở nước ta hiện nay, với một xuất phát điểm thấp, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường chúng ta còn phải giải quyết các vấn đề tồn động của cơ chế bao cấp để lại trong lĩnh vực lao động, đó là một lực lượng lao động dư thừa do bị sắp xếp lại biên chế cũng như sự giải thể của các hợp tác xã, các xí nghiệp nhà nước làm lực lượng lao động cần việc ngày một nhiều. Với dân số hiện nay lên khoảng 83 triệu người, dân số trong tuổi lao động khoảng 51 triệu người, trong khi dân số đang có xu hướng gia tăng do chưa thực hiện tốt các chính sách kế hoạch hố gia đình thì số việc làm mới tạo thêm hàng năm chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của người lao động.
Nguồn lao động có tốc độ tăng cao, phân bố không đều và tập trung chủ yếu ở nông thôn, năm 2003 dân số nông thôn chiếm 74,6%, lao động nông nghiệp chiếm gần 67% lao động xã hội. Ngoài lao động nông thôn không sử dụng lao động hết quỹ thời gian làm việc, cũng như số lao động mới chưa có việc làm thì tình trạng lao động ở khu vực thành thị cũng là vấn đề nhức nhối, đó là tình trạng thất nghiệp của giới trẻ (dưới 35 tuổi) với xu hướng thất nghiệp trong giới có học vấn ngày càng tăng lên đây là lực lượng lao động trẻ mới tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng. Điều này một phần do nhận thức của họ về việc làm chưa đầy đủ, sau khi tốt nghiệp họ chỉ muốn ở lại thành phố lớn, hoặc đầu quân vào các khu cơng nghiệp lớn hoặc khu vực có vốn đầu
tư nước ngồi nhưng số lượng nhân được việc làm ở các khu vực trên có hạn. Mặt khác do đa số học sinh chỉ thi vào các trường đại học và cao đẳng mà không phải là các trường dạy nghề, trong khi các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động có tay nghề, kinh nghiệm. . .những tiêu chí trên họ chưa có được.
Trước tình trạng lao động thất nghiệp cao, sức ép cạnh tranh, những người lao động muốn có việc làm phải hết sức nâng cao cảnh giác, bởi khơng ít cạm bẫy được mở ra. Trước tiên là các trung tâm môi giới việc làm mọc lên rất nhiều và lúc nào cũng đầy ắp việc làm ngay với mức lương cao, không chỉ thụ động ngồi đợi người lao động (chủ yếu là sinh viên và các bạn trẻ) đến để đăng ký tìm việc làm mà những trung tâm này còn chủ động đi về các vùng nơng thơn đưa lao động đi tìm việc làm (chủ yếu đi xuất khẩu lao động). Hoạt động của các trung tâm này có thật sự là cầu nối giữa việc làm với người lao động hay không lâu nay đang được các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài nói đến, khơng ít trung tâm cịn móc ngoặc với cơ sở tuyển dụng lao động để lựa gạt người lao động.
Trước sự dôi dư của người lao động ngày càng nhiều, chủ sử dụng lao động, chủ yếu là đơn vị, cơ sở ngoài quốc doanh cũng khơng ngần ngại gì trong việc sẵn sàng sa thải người lao động nếu họ làm việc không hiệu quả hoặc khơng cần bất kỳ lý do gì theo như quy định của luật lao động. Họ không cần tuân thủ, sẵn sàng vi phạm các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng, về thời hạn hợp đồng, thời gian thử việc cũng như quy định về thời giờ làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động hay quy định về bảo hiểm xã hội. . . . vẫn biết rằng không phải là tất cả chủ cơ sở, doanh nghiệp đều như vậy, nhưng lại là phân lớn vì họ có lợi thế và có nhiều cơ hội để lựa chọn người tốt hơn từ đó đó dẫn đến tình trạng bóc lột người lao động, họ khơng được trả tiền công tương xứng với sức lao động bỏ ra, không được hưởng các quyền lợi như chế độ bảo hiểm, y tế. . . nhưng ln trong tình trạng làm thêm giờ với điều kiên làm việc căng thẳng, thiếu thốn các phương tiện bảo hộ lao động, vi phạm các quy định về vệ sinh lao động. Các quyền lợi của người lao động được
đảm bảo hơn nếu họ làm việc trong khu vực kinh tế quốc doanh. Nhưng nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng giữa khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân ta thấy: năm 2002 khu vực tư nhân đóng góp khoảng 50% GDP và 90% tổng số việc làm, trong khi đó khu vực nhà nước đóng góp khoảng 40% GDP và 9% tổng số việc làm.
Như vậy trong nền kinh tế thị trường việc làm mà kinh tế tư nhân tạo ra ngày càng nhiều và được Nhà nước khuyến khích nhằm góp phần vào việc giải quyết vấn đề bức xúc cho người lao động về việc làm hiện nay, nhưng như vậy khơng có nghĩa là bất chấp các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Với việc mở rộng ngày càng nhiều các khu cơng nghiệp và chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn được các địa phương đưa ra nhằm thu hút đầu tư, một trong những chính sách thu hút của địa phương là lao động nhằm giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Đến nay các khu công nghiệp đã thu hút được đông đảo người lao động chủ yếu là các ngành dệt may, giầy dép và đây cũng là lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều nhất. Nhưng tình trạng lao động trong các khu cơng nghiệp này đang nổi lên các vấn đề cần được giải quyết, đó là tình trạng lao động Việt Nam bị phân biệt đối xử so với các chuyên gia nước ngồi, hay tình trạng nợ lương, phạt lương, cúp lương hoặc trả lương không đúng thoả thuận. Bắt làm thêm giờ, ép về tiến độ, năng suất trong khi điều kiện làm việc không đảm bảo . . . đã làm bùng nổ các cuộc đình cơng của người lao động ngày càng nhiều, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Mặc dù có nhiều cuộc đình cơng như vậy nhưng nếu xét theo các quy định của pháp luật về đình cơng thì khơng có cuộc đình cơng nào là hợp pháp bởi nó hồn tồn không được tổ chức đại diện cho người lao động lãnh đạo đó làCcơng đồn. Các tranh chấp lao động ngày càng nhiều, càng bức xúc như vậy nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa vào cuộc can thiệp bảo vệ người lao động bởi nhiều ngun nhân như người lao động khơng có đơn khiếu nại đúng cơ quan chức năng, hoặc các cuộc đình cơng, lãn cơng là tự phát gây áp lực với chủ doanh nghiệp, nhưng lại có sự móc ngoặc giữa chủ doanh nghiệp với cơ quan địa
phương, mới đây đã xảy ra vụ việc công nhân của một doanh nghiệp đình cơng phản đối chủ doanh nghiệp đã bị công an xã đến bắt và đánh đập, giam giữ cho đến khi tập thể lao động đồng loạt đình cơng phản đối mới được thả ra nhưng bị đe doạ khơng được nói, tố cáo là bị đánh đập . . . tình trạng trên một phần do các địa phương vì mong muốn thu hút đầu tư vào địa phương mình mà lơ là đi việc bảo vệ người lao động, bỏ qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương mình và mọi thiệt hại người lao động, hay chính là con người của chúng ta phải gánh chịu.
Vi phạm luật lao động ngày một nhiều, vi phạm này khơng chỉ có trong các doanh nghiệp tư nhân, nó vẫn có thể xảy ra trong một số doanh nghiệp nhà nước để trốn tránh những quy định của pháp luật, họ đã lợi dụng những lỗ hổng của pháp luật để vi phạm quyền lợi của người lao động. Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật hình thức bảo hiểm bắt buộc áp dụng cho lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, cịn dưới 3 tháng có thể áp dụng hình thức tự nguyện, có rất nhiều doanh nghiệp lợi dụng quy định này để ký kết hợp đồng lao động có thời hạn 3 tháng để khơng phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sau khi hết hạn hợp đồng có thể ký tiếp hợp đồng 3 tháng hoặc có thể tuyển dụng đợt mới. Làm như vậy vừa có thể tránh được sự kiểm tra của có quan lao động, vừa có thể trốn được khoản tiền đóng bảo hiểm cho người lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Tiếp đó, hầu như người lao động khơng được đào tạo qua lớp huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động, những phương tiện bảo hộ lao động cịn đang ở mức thơ sơ, khơng đáp ứng đủ điều kiện về an toàn lao động, thêm vào đó với thời gian làm việc kéo dài, lao động chủ yếu lao động thủ công, dựa vào sức khoẻ là chính đang dần dần làm suy yếu sức lao động của người lao động, dẫn đến sự xuất hiện của các căn bệnh nghề nghiệp, các tai nạn lao động xảy ra ngày một nhiều đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng.
Các tổ chức, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của người lao động thật sự chưa làm tốt được nhiệm vụ của mình. Tổ chức trực tiếp theo sát, ủng hộ, bảo vệ người lao động đó là Cơng đồn thì hiện nay chức năng
của cơng đồn thật sự chưa mạnh, chỉ được tổ chứuc thành lập ở các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc doanh, ở các doanh nghiệp này cơng đồn chỉ dừng ở mức thăm hỏi người lao động, động viên người lao động khi gặp khó khăn cịn chưa có hoạt động gì thật sự nổi bật. Ở các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, việc tổ chức Cơng đồn có được thành lập hay khơng khi mà người sử dụng lao động chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc, khi áp lực công việc đè nặng lên người lao động, hoặc nó được thành lập thì có hoạt động khơng, hoạt động như thế nào, có thật sự đứng về phía người lao động, bảo vệ cho người lao động như thế nào chúng ta thật sự chưa được thấy sự toả sáng đó của tổ chức Cơng đồn. Bằng chứng là trong những năm gần đây khi các tranh chấp lao động ngày một nhiều, các cuộc đình cơng xảy ra liên tiếp thì Cơng đồn trong các tổ chức, doanh nghiệp có cuộc đình cơng đó khơng thấy sự xuất hiện nhằm bảo vệ người lao động cũng như giải quyết tranh chấp xảy ra. Tình trạng nêu trên xuất phát từ đặc điểm là cơng đồn cơ sở được thành lập với kinh phí hoạt động do người sử dụng lao động bỏ ra, thành viên trong ban chấp hành Cơng đồn do người sử dụng lao động trả lương, phụ thuộc vào người sử dụng lao động, do đó mọi hoạt động của cơng đồn có thể nói do người sử dụng lao động thao túng, phải ủng hộ người sử dụng lao động Cơng đồn hoạt động như thế nào tất nhiên khơng thể gây bất hồ với người sử dụng lao động.
Còn thanh tra lao động, Toà án, những cơ quan bảo vệ quyền lợi cho người lao động một cách hiệu quả và không phụ thuộc vào người sử dụng lao động. Thanh tra lao động có quyền tổ chức thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở lao động mà khơng có bất kỳ sự cản trở nào, thanh tra lao đơng có quyền thanh tra bất kỳ vấn đề gì, nếu cơ quan này hoạt động tích cực sẽ rất có lợi cho người lao động, nhưng cho đến nay thanh tra lao động nhiều khi còn làm ngơ trước sự vi phạm và hoạt động với các biện pháp khắc phục hơn là phịng chống.
Tồ án, cơ quna giải quyết tranh chấp về lao động, hoạt động của tồ án khơng mang tính chủ động như hoạt động của thanh tra lao động. Toà án chỉ vào cuộc khi có đơn khiếu kiện và vụ việc thuộc thẩm quyền. Đến nay, các
tranh chấp được đưa đến giải quyết ở Tồ án khơng nhiều bởi liên quan đến các thủ tục tố tụng và nhiều khi với tâm lý e ngại của người dân nói chung khi đến tồ án, thời gian giải quyết kéo dài, chưa có cơ chế bảo vệ người lao động trong thời gian chuẩn bị xét xử. Do vậy, trong khoảng thời gian đó, người sử dụng lao động có thể cho người lao động nghỉ việc. . . Đến nay, với các quy định của pháp luật tố tụng, nhiều vụ việc lao động mặc dù phát sinh từ tranh chấp tập thể nhưng Toà án buộc phải giải quyết như tranh chấp lao động cá nhân, do đó thời gian kéo dài làm cho mâu thuẫn phát sinh gay gắt.
Nguyên nhân dẫn đến quyền lợi của người lao động bị vi phạm có thể nhiều nhưng nguyên nhân chính đó là sự chênh lệch quá lớn giữa cung lao động và cầu lao động, đó là sự thiếu hụt việc làm, thất nghiệp cũng như chất lượng của nguồn nhân lực của Việt nam ta còn thấp, lao động kỹ thuật cao chưa nhiều, tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, những người có tay nghề, có kinh nghiệm cịn ít, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo làm mất đi sự cân bằng trong nhu cầu nghề nghiệp. Hơn nữa với trình độ thấp, thói quen làm việc của thời kỳ quá độ và của nền nông nghiệp mà ý thức lao động của người lao động chưa cao hoặc khơng có tính tổ chức khoa học, sự tuỳ tiện của người lao động nhiều khi gây ra gây khó khăn cho người sử dụng lao động. Tính thiếu kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cũng là điểm bất lợi cho lao động Việt nam trong thời kỳ hộinhập.
Để giải quyết tốt vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động, trước hết chúng ta phải làm tốt vấn đề việc làm cho người lao động, bởi có việc làm sẽ giảm bớt sự mất cân bằng giữa cung và cầu, do vậy sẽ giảm bớt sức ép đối với người lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Vấn đề việc làm đã Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong chiến lược việc làm đến năm 2010
1) Tạo việc làm là ưu tiên trong một số các chính sách kinh tế- xã hội. Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy yếu tố con
người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng yêu cầu bức xúc của nhân dân.
2) Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kết hợp tăng trưởng việc làm với không ngừng nâng cao chất lượng việc làm.
3) Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động; Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. Các mục tiêu cụ thể về việc làm đã được thể hiện trong các chiến lược quan trọng của Nhà nước như: chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xố đói giảm nghèo; chương trình mục tiêu quốc gia về xố đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005; Chiến lược việc làm thời kỳ 2001-2010 (Bộ lao động Thương binh- Xã hội công bố tháng 8/2000). Trong các văn bản nêu trên, tạo việc làm là một trong những chính sách xã hội được ưu tiên hàng đầu các chỉ tiêu về tạo việc làm cũng được ghi nhận cụ thể đó là:
- Giải quyết thêm việc làm cho khoảng 1,4-1,5 triệu lao động mỗi năm, trong đó đặc biệt chú ý nâng cao tỷ lệ lao động nữ trong tổng số việc làm mới lên 40% vào năm 2005 và 50% vào năm, 2010.
- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005, và 40% vào năm 2010. Nâng thời gian sửdụng lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005 và 85% vào 2010, trong đó tỷlệ sử dụng lao động của nữ là 75% vào năm 2005 và 85% vào năm 2010.
- Giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị xuống khoảng 5,4 % trong tổgn số lao động trong độ tuổi lao động vào năm 2005 và xuống dưới 5% vào năm 2010.
Giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động, đã giải quyết được một số vấn đề lớn cho người lao động trong quá trình bảo vệ người lao động