Nâng cao trách nhiệm của toà án trong giải quyết tranh chấp lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 103 - 105)

d) Toà án nhân dân: Là cơ quan chun mơn có thẩm quyền xét xử các

3.2.8 Nâng cao trách nhiệm của toà án trong giải quyết tranh chấp lao động.

động.

Khi đến với Toà án, là khi tranh chấp lao động phát sinh do sự vi phạm của một trong hai bên trong quan hệ lao động, những mâu thuẫn, tranh chấp đó đã khơng thể được giải quyết ở cơ quan có thẩm quyền giải quyết trước đó, hoặc là những tranh chấp phát sinh từ việc kỷ luật sa thải người lao động, hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và một số trường hợp khác được pháp luật quy định.

Hiện nay Tồ án khơng phải là cơ quan được phép can thiệp trực tiếp vào quan hệ lao động mà chỉ tham gia khi có sự khởi kiện của một trong hai bên quan hệ lao động. Khi có khởi kiện tồ án phải xem xét sự việc có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình khơng, đã thực hiện đúng các quy định tiền tố tụng trong một số trường hợp luật định chưa? sau đó mới tiến hành các hoạt động điều tra, xét xử. Cho đến nay chính hoạt động kéo dài về thủ tục trong giải quyết các tranh chấp lao động mà làm nản lòng sự chờ đợi của các bên liên quan, đặc biệt là người lao động bởi khi có tranh chấp lợi ích của họ bị xâm hại, ảnh hưởng đến khả năng tài chính cho việc theo kiện kéo dài. Do đó, để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động toà án phải:

- Giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật và khách quan các tranh chấp lao động nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên. Đưa ra phán quyết hợp lý, hợp pháp. Hiện nay với việc ra đời và có hiệu lực của Bộ luật tố tụng dân sự, thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện được mở rộng theo Điều 33, Bộ luật tố tụng dân sự. Toà án nhân dân huyện có quyền giải quyết tất cả các tranh chấp cá nhân phát sinh tại địa bàn được quy định

tại Khoản 1, Điều 31, Bộ luật tố tụng dân sự. Với việc mở rộng thẩm quyền như vậy, Toà án cần linh hoạt trong việc thu thập chứng cứ cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các bên có quyền bảo vệ quyền lợi của mình trước Tồ một cách hợp pháp.

- Phán quyết của Tồ án ngồi địi hỏi công bằng, khách quan, đúng pháp luật thì cần phải được thi hành một cách nghiêm túc và kịp thời, nhằm tạo niềm tin cho bên được thi hành án, dăn đe, xử phạt nghiêm khắc đối với bên vi phạm để các bên phải tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, thấy được sự nghiêm minh của cơ quan pháp luật, tránh tình trạng tồ cứ xử, cịn án thì khơng thi hành được, như vậy càng củng cố tâm lý coi thường pháp luật, coi thường hoạt động của cơ quan tư pháp.

- Khi tiến hành giải quyết vụ việc, tồ án nếu phát hiện có sai sót, vi phạm pháp luật lao động nhưng không nằm trong phạm vi vụ việc giải quyết có quyền kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Khi xét xử nếu phát hiện hợp đồng lao động trái với thoả ước lao động, pháp luật lao động; thoả ước lao động tập thể trái với pháp luật lao động thì có quyền tun bố hợp đồng lao động, thoả ước tập thể vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ.

Trong một đất nước mà nền lập pháp yếu, chưa đánh giá được tính hiệu quả của pháp luật vào cuộc sống. Khi mà các văn bản pháp luật vẫn được ban hành nhưng việc đánh giá tính đúng đắn, khả thi cịn chưa có cơ chế cụ thể thì việc áp dụng pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống, sử dụng pháp luật để bảo vệ lợi ích của người dân một cách hợp lý phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của cơ quan tư pháp, đặc biệt là Toà án.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)