Nội dung pháp luật bảo vệ người lao động về hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 57 - 60)

c) Thời kỳ 1987 đến nay

2.1.5.2 Nội dung pháp luật bảo vệ người lao động về hiểm xã hộ

Bảo hiểm xã hội là một phần của an sinh xã hội, trong lĩnh vực lao động, pháp luật lao động điều chỉnh vấn đề bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ người lao động với những nội dung sau:

- Các loại hình bảo hiểm xã hội. Hiện nay có các hình thức bảo hiểm xã hội sau đây.

* Bảo hiểm bắt buộc: Đó là loại hình bảo hiểm mà khi người lao động và người sử dụng lao động có quan hệ lao động với nhau phải thực hiện việc tham gia bảo hiểm xã hội, đây là nghĩa vụ bắt buộc được áp dụng đối với Doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ở những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 BLLĐ. Người lao động sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội như: ốm đau; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; thai sản; hưu trí và tử tuất được quy định tại Điều 142, 143,144,145 BLLĐ. Với loại hình bảo hiểm này, nghĩa vụ tham gia khơng chỉ là người lao động mà cả người sử dụng lao động, cho nên người lao động rất mong muốn được tham gia loại hình bảo hiểm này, vì độ an tồn cao khi gặp rủi ro.

* Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Loại bảo hiểm xã hội này được áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng , người lao động giúp việc trong gia đình. Lúc này người sử dụng lao động sẽ thanh toán các khoản bảo hiểm xã hội thuộc nghĩa vụ phải đóng của mình cho người lao động vào tiền lương trả cho người lao động. Người lao động có

quyền lựa chọn việc tham gia bảo hiểm xã hội hay không một cách tự nguyện, hoặc tự lo liệu về bảo hiểm.

Giữa hai hình thức bảo hiểm xã hội này, BLLĐ cũng đã quy định: nếu người lao động đã hết hạn hợp đồng theo mùa vụ, hợp đồng lao động dưới ba tháng mà vẫn tiếp tục làm việc, hoặc giao kết hợp đồng mới, lúc này bảo hiểm xã hội tự nguyện không được áp dụng mà áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Quy định về hình thức bảo hiểm xã hội nêu trên nhằm đảm bảo người sử dụng lao động không được trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nêu người lao động làm việc theo các hợp đồng lao động buộc phải tham ra bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc.

* Các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Để hình thành quỹ bảo hiểm xã hội, thực hiện việc chi trả cho người lao động khi phát sinh sự kiện bảo hiểm. Hàng tháng, các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội thực hiên việc đóng phí bảo hiểm xã hội. Mức đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội được xác định theo tỷ lệ (Điều 149, BLLĐ)

- Người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ tiền lương - Người lao động đóng bằng 5% tiền lương

- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động

Ngoài ra tiền sinh lời của quỹ, một số nguồn khác cũng được đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bên tham gia bảo hiểm xã hội có thể là người lao động và người sử dụng lao động hoặc chỉ có người lao động tuỳ theo loại hình bảo hiểm xã hội. Trong loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện, quyền tham gia hay không do người lao động quyết định, người sử dụng lao động khơng có nghĩa vụ. Đối với loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động phải tham gia một số chế độ bảo hiểm bắt buộc nhất định, còn người sử dụng lao động phải đóng phí bảo hiểm

theo tỷ lệ chung so với tổng chi phí nhân cơng. Với việc mở rộng loại hình bảo hiểm tự nguyện chúng ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia thuộc mọi thành phần kinh tế mà ở đó khơng áp dụng loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhất là lao động tự do nhằm bảo đảm cuộc sống cho người lao động khi họ già, yếu, ốm đau, bệnh tật. . .

* Các chế độ bảo hiểm xã hội.

-Chế độ ốm đau (Điều 142,143, BLLĐ) - Chế độ thai sản ( Điều 144, BLLĐ).

- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Điều 143, BLLĐ). - Chế độ hưu trí (Điều 145, BLLĐ).

- Chế độ tử tuất. (Điều 146, BLLĐ).

Các quy định về bảo hiểm xã hội nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của người lao động khi có sự suy giảm về sức lao động làm ảnh hưởng đến đời sống của người lao động, xác định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc đóng phí bảo hiểm xã hội đối với người lao động, trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm trong việc chi trả bảo hiểm cho người lao động khi có các điều kiện bảo hiểm. Nếu như trong thời kỳ bao cấp, mọi người lao động thuộc biên chế Nhà nước đều được Nhà nước đóng bảo hiểm xã hội. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động được mở rộng, và với việc mở rộng loại hình bảo hiểm xã hội đã thu hút nhiều đối tượng khác nhau tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên việc tham vào đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động chưa thực sự được các tổ chức kinh tế thực hiện một cách nghiêm túc. Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt nam, năm 2004 tồn quốc có trên 400 nghìn đơn vị doanh nghiệp thuộc kinh tế ngồi quốc doanh, tổ hợp tác, hộ sản xuất, kinh doanh cá thể với 2,9 triệu người phảit ham gia bảo hiểm xã hội nhưng thực tế chỉ có gần 29.000 đơn vị tham gia (chiếm 7,25%) với 954.360 lao động (chiếm 32,8%) được bảo hiểm. Ở địa bàn Hà nội, các phòng lao động thương binh xã hội quận huyện đã chủ động phối hợp kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội, pháp luật lao động ở 476 doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng 38.626 lao động. Kết quả cho thấy: chỉ có 127 doanh nghiệp (chiếm

26,5%) với 14.161 lao động (chiếm 36,6%) đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội. 222 doanh nghiệp (chiếm 47%), sử dụng 14.540 lao động (chiếm 38%) chưa tham gia bảo hiểm xã hội; số cịn lại có thực hiện nhưng chưa đầy đủ, cịn để ngồi danh sách đóng bảo hiểm xã hội trên 40% tổng số lao động.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cũng khơng có sự tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật bảo hiểm. Tình trạng để lao động ngoài danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, hoặc chỉ giao kết hợp đồng lao động có thời hạn ngắn hạn 3-6 tháng hoặc dưới 1 năm và không đăng ký danh sách tham gia bảo hiểm xã hội. Do vậy cần phải có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng trong việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp về chính sách bảo hiểm xã hội nhằm từng bước hạn chế các hiện tượng vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)