Những bất cập trong quá trình lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 32 - 36)

c) Thời kỳ 1987 đến nay

1.3.2 Những bất cập trong quá trình lao động.

Khi thực hiện quan hệ lao động, thực hiện các nghĩa vụ lao động của mình đối với người sử dụng lao động, người lao động đang phải đối mặt với rất nhiều những tình trạng làm cho quan hệ lao động căng thẳng, đòi hỏi sự cần thiết phải bảo vệ họ. Những bất cập trong quá trình lao động có thể rất

khác nhau, nhưng sau đây là một số tình trạng theo cá nhân tơi có thể là phổ biến hiện nay, đó là:

- Tình trạng nợ lương. Hiện tượng này không phải là hiếm mà có phần phổ biến. Lương là khoản tiền người lao động được hưởng khi đã bỏ sức lao động của mình làm cơng việc nhất định cho người sủ dụng lao động, nó thể hiện giái trị của sức lao động. Tiền lương phải đảm bảo được khả năng tái tạo sức lao động và bảo đảm nhu cầu cuộc sống của người lao động. Cùng với các khoản thu nhập khác, lương chính là nguồn tài chính ni sống người lao động và gia đình họ.

Với tầm quan trọng như vậy, lương phải đảm bảo được trả cho người lao động kịp thời, đúng kỳ hạn và đúng về số lượng. Tình trạng nợ lương của người lao động hiện nay vẫn còn phổ biến. Nếu như trong thời kỳ bao cấp, một số xí nghiệp do làm ăn thua lỗ, khơng hiệu quả đã trả lương cho người lao động bằng chính sản phẩm mà xí nghiệp đó làm ra, điều này đã vi phạm các quy định của pháp luật lao động về trả lương cho người lao động. Trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, khi các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh, giải quyết việc làm cho số đông người lao động, cũng đồng nghĩa với việc vi phạm về nghĩa vụ trả lương ngày một nhiều. Người lao động hết tháng vẫn bị nợ lương, thậm trí lương của họ khơng được thanh tốn liên tiếp trong ba tháng. Đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có nhiều biện pháp, nhiều lý do để nợ lương người lao động. Khi pháp luật có quy định về việc nghiêm cấm tình trạng cúp lương của người lao động cũng như xử phạt kỷ luật lao động bằng cách trừ vào tiền lương nhưng rất nhiều người lao động bị cúp lương do bị phạt vi phạm một lỗi nào đó. Tình trạng này xảy ra nhiều ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, sau đó là các doanh nghiệp tư nhân.

- Người lao động bị xúc phạm về danh dự, nhân phẩm. Kinh tế thị trường đã đem lại những thành quả to lớn đốiv ới nền kinh tế, nhưng mặt trái của nó cũng khơng phải là ít. Lĩnh vực lao động cũng bị ảnh hưởng khơng nhỏ, khi mà có một lực lượng khơng nhỏ phải bán sức lao động bằng cách đi làm thuê.

Những ông chủ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có tồn quyền trong việc định đoạt, sắp xếp công việc cho những người làm thuê này, từ đây dẫn đến tình trạng coi thường người lao động của một số người sử dụng lao động. Họ có thể xúc phạm danh dự của người lao động bằng nhiều hình thức, đặc biệt tại các doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi, khi có sự bất đồng về ngơn ngữ, sự khác xa về dân tộc, các ông chủ người nước ngồi đã có những hành vi hành hạ người lao động Việt nam. Chúng ta không thể quên hình ảnh một chuyên gia Hàn Quốc cầm cả chiếc giày đánh vào mặt những cơng nhân Việt nam vì họ làm chưa đúng yêu cầu. Ngoài ra do nhu cầu việc làm, thu nhập người lao động ln chấp nhận tình trạng buộc phải làm thêm giờ, hoặc trong các điều kiện lao động tồi tệ khác như khơng đảm bảo về vệ sinh an tồn lao động, áp lực công việc cao, làm việc thiếu các điều kiện tối thiểu, chẳng hạn như bắt làm việc dưới trời mưa, cấm đi vệ sinh trong khi làm việc. . . những vi phạm này phổ biến ở các doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi, đó cũng là nguyên nhân làm cho các xung đột lao động dẫn đến các cuộc đình cơng của người lao động trong khu vực này ngày một nhiều.

- Trong các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp ngồi quốc doanh, chủ doanh nghiệp có quyền sa thải người lao động bất kỳ lúc nào. Họ quan niệm, người lao động chỉ là người làm thuê, khi thị trường lao động luôn đầy ắp người lao động cần việc làm, khi cần họ có thể tới các trung tâm giới thiệu việc làm, thậm trí chỉ cần dán cthơng báo tuyển dụng tại trụ sở họ sẽ có quyền lựa chọn. Chính nhu cầu việc làm bức xúc như vậy, khơng ít trường hợp người lao động đã bị lừa khi tìm kiếm việc làm từ các trung tâm mơi giới việc làm. Đó là tình trạng muốn có việc làm, người lao động phải mất một khoản tiền nhất định cho việc giới thiệu từ các trung tâm này. Sau đó, khi đã có cuộc tiếp xúc giữa người lao động và người sử dụng lao động, người lao động lại mất một khoản tiền nữa gọi là chi phí trả cho trung tâm khi có việc làm, mức phí này tuỳ thuộc vào thu nhập của người lao động sẽ được trả khi làm việc.

Một hiện tượng phổ biến nữa đang được áp dụng đối với người lao động đó là hình thức đặt cọc khi làm việc. Hình thức này được một số doanh nghiệp

áp dụng với mục đích bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động, hạn chế sự vi phạm về nghĩa vụ lao động của người lao động, ngăn chặn khả năng người lao động bỏ việc làm khi chưa hồn tất cơng việc, hoặc việc chấm dứt lao động sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi phải tuyển dụng lao động mới. Trong nền kinh tế thị trường, người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm, có quyền ký kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động khác nhau, cho nên nhiều trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động một cách bất ngờ vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho người sử dụng lao động trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động mới thay thế vị trí của họ, gây thiệt hại về kinh tế như phí đào tạo lao động mới. . .. Nhiều trường hợp người lao động chấp nhận làm việc trong một doanh nghiệp nào đó chỉ để lấy kinh nghiệm hạơc để học việc, học nghề. Khi tìm được công việc tốt hơn, họ sẵn sàng bỏ vị trí làm việc cũ, đây chính là động lực khiến cho sản xuất phát triển, và tạo sự cạnh tranh giữa những người sử dụng lao động với nhau trong việc tuyển dụng được những người lao động có kinh nghiệm, làm được việc và có trình độ chun mơn, cũng như áp dụng các chế độ đãi ngộ đối với người lao động. Nhưng việc làm này cũng phản ánh thái độ thiếu kỷ luật, không am hiểu pháp luật của người lao động.

Mặt tiêu cực của hình thức đặt cọc mà hiện nay đang được một số trung tâm môi giới việc làm và một số doanh nghiệp câu kết với nhau, làm ăn bất chính đó là: Trung tâm giới thiệu người lao động đến doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng, sau khi đã hồn thành cơng việc tuyển dụng, người lao động muốn làm việc tại cơng ty phải đóng một khoản tiền gọi là đặt cọc, trong hợp đồng đặt cọc có đưa ra các điều kiện để người lao động được nhận khoản đặt cọc này cũng như không nhận được khi vi phạm một điều kiện nào đó và sẽ bị sa thải. Khơng ít trường hợp người lao động đã nộp tiền đặt cọc cho doanh nghiệp nhưng họ không được sắp xếp việc làm, vẫn phải chờ việc mà khơng có bất kỳ lời giải thích nào từ phía người sử dụng lao động. Có trường hợp người lao động được phân công công việc quá sức, hoặc không đúng chuyên môn, kéo thời gian thủ việc. . . trong thời gian làm việc đó, với những

lỗi vi phạm rất nhỏ họ có thể bị sa thải, mà khơng lấy lại được tiền đặt cọc, hoặc hết thời gian thử việc họ không được nhận vào làm việc do không đáp ứng được yêu cầu công việc, hoặc một số doanh nghiệp lại lấy chính tiền cọc của người lao động để trả lương cho người lao động, khi tiền đặt cọc hết cũng chính là lúc hợp đồng lao động kết thúc vì lý do vi phạm từ người lao động. . . Tình trạng bóc lột sức lao động của người lao động cũng đang rất phổ biến, dưới nhiều hình thức như bắt lao động làm thêm giờ không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Tăng áp lực công việc bằng cách đặt ra các chỉ tiêu khắt khe, quá sức của người lao động. Hoặc sử dụng lao động dưới hình thức học nghề, học việc, dạy nghề. . . hết thời gian này, người lao động không được nhận vào làm việc như đã được hứa trước đó. .

Những bức xúc của người lao động rất nhiều, họ khơng mong muốn nhiều, chỉ có mong muốn tìm được cơng việc ổn định với thu nhập hợp lý để đảm bảo cuộc sống gia đình, đó là mong muốn chính đáng. Nhưng dưới sức ép về việc làm hiện nay, quyền lợi của họ đang bị vi phạm từ các hướng khác nhau với nhiều lý do và nguyên nhân, mong muốn được bảo vệ của họ là hồn tồn chính đáng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)