c) Thời kỳ 1987 đến nay
2.1.2.1 Khái niệm về hợp đồng lao động
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), Hợp đồng lao động được định nghĩa là “Một thoả thuận ràng buộc pháp lý giữa một người sử dụng lao động và một cơng nhân, trong đó xác lập các điều kiện và chế độ việc làm”.
Luật lao động Trung Quốc 1994, tại Điều 16 quy định về hợp đồng lao động đó là Hiệp nghị xác lập quan hệ lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sủ dụng lao động”, đồng thời luật lao động Trung Quốc cũng đưa ra nguyên tắc đó là “ Xây dựng quan hệ lao động cần phải lập hợp đồng lao động”.
Theo pháp luật lao động Việt Nam, Điều 26, BLLĐ quy định: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả cơng, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Đặc trưng của Hợp đồng lao động
+ Hợp đồng lao động có đối tượng là việc làm. Tức người sử dụng lao động cung cấp cho người lao động một việc làm nhất định, người lao động sẽ bỏ sức lao động của mình ra để làm công việc đó, và hồn thành cơng việc dúng theo yêu cầu của người sử dụng lao động, khi hồn thành cơng việc người sử dụng lao động trả công cho người lao động tuỳ theo sự hao tổn sức lao động đối với công việc phải làm.
+ Hợp đồng lao động xác lập một cách bình đẳng, song phương khơng có sự cưỡng bức giữa các bên
+ Hợp đồng lao động là điều kiện ràng buộc các chủ thể, do vậy giao kết hợp đồng lao động bao giờ cũng có tính đích danh. Tức là người lý kết hợp đồng lao động phải đích thân thực hiện công việc mà không phải là người khác, bởi theo liền với người lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với công việc và đối với người sử dụng lao động.
+ Hợp đồng lao động được ký kết trực tiếp, có tính đích danh giữa người lao động và người sử dụng lao động, được thực hiện liên tục trong một thời gian nhất định, hoặc trong thời gian không xác định tuỳ vào từng loại hợp đồng.
* Với tư cách là thoả thuận có tính ràng buộc và bảo vệ các bên trong quan hệ lao động, hợp đồng lao động được ký kết sẽ nhằm mục đích:
- Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của người lao động đối với người sử dụng lao động và ngược lại. Các quyền và nghĩa vụ này theo tinh thần của pháp luật lao động Việt nam là: đối với người lao động nghĩa vụ là tối đa, còn quyền là tối thiểu nhằm hạn chế sự bóc lột từ phía người sử dụng lao động, hợp đồng là nơi ràng buộc về trách nhiệm, tránh sự vi phạm của các bên một cách tuỳ tiện. Hợp đồng lao động cũng là nơi các bên thảo thuận với nhau về công việc phải làm, mức thù lao được hưởng và các điều khoản khác theo quy định của pháp luật. Còn đối với người sử dụng lao động quyền là tối đa và nghĩa vụ là tối thiểu nhằm hạn chế sự lạm dụng để bóc lột người lao động.