Bài thất ngôn tứ tuyệt

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tìm hiểu sự tiếp thu, việt hoá và sáng tạo thể thơ đường luật từ đặc trưng thể loại (khảo sát qua quốc âm thi tập của nguyễn trãi và thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương) (Trang 37 - 41)

Tiếc Cảnh, các bài: 1, 3, 4, 5, 7, 9, 11 Hoa Đào, các bài: 1, 4, 5, 6

Hoa Mai, các bài: 1, 2

Hoa Xuân, Cảnh Hè, Trăng Thu, Hoàng Tinh, Cây Thiên Tuế, Cây Đa Già, Cúc, Hòe, Cây Cam Đường, Cây Dương, Hoa Trường An. Như vậy, tỉ lệ 71 bài thơ thất ngôn / tổng số 254 bài thơ không phải là nhiều, song cũng đã khẳng định, luật thi Đường là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sáng tác thơ Nơm của Ức Trai.

Trong Quốc âm thi tập có những bài mà kết cấu, niêm luật rất chỉnh: Điển hình:

Non hoang tranh vẽ chập hai ngàn Nước mấy dòng tranh, ngọc mấy hoàn Niềm cũ sinh linh đeo ắt nặng

Cật chưng hồ hải đặt chưa an Những vì chúa thánh âu đời trị Há kể thân nhàn tiếc tuổi tàn Thừa chỉ ai rằng thì khó ngặt Túi thơ chứa hết mọi giang san.

(Tự thán, bài 2)

Đây là bài thơ thất ngôn bát cú luật bằng đảm bảo về luật, niêm, kết cấu (đề, thực, luận, kết), cách ngắt nhịp 4/3 cùng việc sử dụng hàng loạt những từ ngữ Hán học, ngôn ngữ trang trọng: “Chập hai ngàn, thanh, hồn, sinh linh,

cật chưng, túi thơ, giang san”...Qua đó, Nguyễn Trãi bộc lộ tâm trạng cũng

như ước vọng tư tưởng, hồi bão của mình được thực hiện ở “mọi giang san”. Tuy nhiên là người viết về thơ Luật và rất sành về luật thi song ý thức dân tộc cùng với tài năng nghệ sĩ khiến Nguyễn Trãi đã có những sáng tạo

Sáng kiến kinh nghiệm

độc đáo riêng cho thể thơ Nôm Đường luật của dân tộc. Do vậy, bên cạnh những bài thơ niêm, luật chặt chẽ, chúng ta cũng thấy có khơng ít tác phẩm được Nguyễn Trãi sáng tác không theo luật thi. (Ngồi 71 bài thất ngơn bát cú và thất ngơn tứ tuyệt Hàn luật, cịn lại 183/254 bài thơ được Nguyễn Trãi Việt hố và sáng tạo thành cơng trên phương diện hình thức nghệ thuật, khơng tn theo hình thức thơ Đường).

Một trong những phương diện đầu tiên và dễ nhận thấy, chứng tỏ sự sáng tạo của Nguyễn Trãi về mặt hình thức nghệ thuật, đó là việc Nguyễn Trãi đã sử dụng chữ Nôm, thứ chữ của dân tộc chứ không phải là chữ Hán. Việc sử dụng hình thức chữ Nơm đã góp phần truyền tải nội dung bình dị một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, Nguyễn Trãi cũng đưa hình thức câu thơ sáu chữ vào bài thơ thất ngơn. Chính việc sử dụng câu thơ sáu chữ đã góp phần làm thay đổi bản chất và hình thức của thơ Đường luật, khiến nhiều nhà nghiên cứu gọi thể thơ này là “thất ngôn xen lục ngôn” để làm nổi bật sự sáng tạo của các nhà nho Việt Nam sáng tác thơ bằng chữ Nơm .

Hình thức câu thơ sáu chữ chúng ta chưa thấy xuất hiện trong thơ Đường luật của Trung Quốc. Mà nhìn vào lịch sử thơ ca của dân tộc, chúng ta thấy hình thức câu thơ sáu chữ xuất hiện nhiều trong thể thơ lục bát (trên sáu dưới tám đều đặn suốt bài) của dân tộc với những câu ca dao dễ nhớ và dễ thuộc với người dân Việt Nam:

- Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lịng thờ mẹ kính cha,

Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con. - Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trơng về q mẹ ruột đau chín chiều.

Và đỉnh cao trong dòng văn học trung đại là Truyện Kiều của Nguyễn Du (thế kỉ XVIII) với những câu thơ lục bát mượt mà đầy ý nghĩa:

Sáng kiến kinh nghiệm

- Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. - Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Trên cơ sở căn cội từ những câu thơ lục bát trong dân gian, Nguyễn Trãi đã vận dụng sử dụng hình thức câu thơ sáu chữ trong thể thơ thất ngôn luật Đường và sáng tạo nên một thể thơ độc đáo. Việc thay đổi, dù chỉ là một yếu tố nhỏ trong luật thi Đường cũng được coi là “phá luật”, qua đó nhằm tạo nên sự độc đáo, khác biết so với cái cũ vốn đã quen thuộc đến mức nhàm chán. Ở đây, việc sáng tạo hình thức câu thất ngơn xen lục ngơn là một dụng ý nghệ thuật của Ức Trai nhằm truyền tải một nội dung hoàn toàn mới mẻ, tạo cho thơ Nơm Đường luật những âm điệu riêng khó lẫn với thơ Đường.

Theo số liệu thống kê của Phạm Luận, trong Quốc âm thi tập: Thể thơ sáu chữ dùng xen với câu bảy chữ có 186 bài (loại 8 câu: 161 bài; loại 4 câu: 25 bài), tức là chiếm non 1/3 tổng số các bài của tập thơ [17, 815].

Qua khảo sát, chúng tơi nhận thấy vị trí của câu lục trong những bài thơ thất ngôn xen lục ngôn rất linh hoạt.

Câu lục có khi ở hai câu đề:

Giũ bao nhiêu bụi, bụi lầm Giơ tay áo đến tùng lâm

Rừng nhiều cây rợp hoa chày động Đường ít người đi cỏ kíp sâm.

(Ngơn chí, bài 4) Có khi hai câu lục lại ở phần thực:

Đường thông thuở chồng một cày Sự thế bao nhiêu vưỡn đã khuây Bẻ cái trúc hòng phân suối Quét con am để chứa mây....

Sáng kiến kinh nghiệm

Cũng có khi hai câu lục lại xuất hiện ở phần luận:

Trần trần mựa cậy những ta lành Phúc hoạ tình cờ xảy chửa đành Miệng thế nhọn hơn trơng mác nhọn Lịng người quanh nữa nước non quanh Chẳng ngừa cỏ âu nên lờn

Nếu có sâu thì bỏ canh…

(Bảo kính cảnh giới, bài 9) Đặc biệt là sự xuất hiện câu lục ở phần kết. Theo M. Bakhtin thì kết là vấn đề then chốt của đặc trưng thể loại. Trong thơ Đường, câu kết mang ý nghĩa quan trọng, nó có nhiệm vụ thâu tóm nội dung tồn bài, nhiều người còn cho rằng chỉ cần câu kết hay trong thơ Đường luật thì cả bài thơ đã hay. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cũng cho rằng: “Hai câu kết trong thơ trung

đại thường là câu nghị luận, bày tỏ quan điểm và mang tính chất tun ngơn, cơng bố lập trường rất phổ biến trong thơ cổ [18, 172]. Đến thơ Nôm Nguyễn

Trãi, việc đặt câu lục ngôn ở phần kết đã vượt khỏi phạm vi thâu tóm nội dung tồn bài mà mang ý nghĩa hoặc khẳng định hoặc bày tỏ để nói tình, nói ý, nói chí... Qua khảo sát, trong Quốc âm thi tập có 51/186 bài thơ TNXLN có câu kết bằng câu lục.

Câu lục ngơn với số lượng ít hơn so với câu thất ngơn, thường dồn nén cảm xúc nên thường gây sự chú ý cho người đọc ở điểm chốt của tồn bài.

Ví dụ:

Ở “Bảo kính cảnh giới, bài 43”, kết thúc bài thơ là câu lục để tạo ra điểm nhấn:

Rồi hóng mát thuở ngày trường Hoè lục đùn đùn tán rợp trương ....................

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp, đòi phương.

Sáng kiến kinh nghiệm

Câu “Dân giàu đủ khắp, đòi phương” bày tỏ khát vọng cao đẹp của nhà thơ. Ức Trai mong có cây đàn của vua Thuấn, sẽ gảy lên khúc “Nam phong”, cầu mong cho mọi nhà, mọi chốn, bốn phương thái bình yên ổn.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tìm hiểu sự tiếp thu, việt hoá và sáng tạo thể thơ đường luật từ đặc trưng thể loại (khảo sát qua quốc âm thi tập của nguyễn trãi và thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương) (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)