Sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thơ Đường luật trên phương diện nội dung trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tìm hiểu sự tiếp thu, việt hoá và sáng tạo thể thơ đường luật từ đặc trưng thể loại (khảo sát qua quốc âm thi tập của nguyễn trãi và thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương) (Trang 49 - 65)

Ở bài “Thuật hứng, 24” lại là một lời khẳng định: Công danh đã được hợp về nhàn

2.2.2. Sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thơ Đường luật trên phương diện nội dung trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

Sáng kiến kinh nghiệm

Nhà sử học Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu đã nhận định về thơ Nôm Hồ Xuân Hương: “Bà là một nữ sĩ có thiên tài và giàu

về tình cảm, nhưng vì số phận hẩm hiu, thân thế long đong, nên trong tập thơ của bà (Xuân Hương thi tập) hoặc có ý mỉa mai, hoặc có giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chứa chan tình tứ, mà tả cảnh, tả tình, dùng chữ, hiệp vần rất khéo, thật là một nhà thơ viết thơ Nơm thuần t thốt hẳn ảnh hưởng của thơ văn chữ Hán” [8, 410].

Lời nhận định trên đã khái quát đặc điểm của thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Tác giả cho rằng thơ Nôm của bà mang đậm tính chất “thuần tuý”, khác xa so với thơ Đường luật và dòng văn chương chữ Hán bác học của dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Xuân Hương là một nhà thơ có phong cách độc đáo, táo tạo trong thơ Nôm Đường luật. Sự độc đáo trong phong cách của bà chính là việc phá cách ở nội dung thể thơ Đường luật.

Nếu như thơ Đường yêu cầu nội dung trang trọng thì Xuân Hương lại mang yếu tố thông tục, đời thường vào trong thơ. Bà chủ trương dùng hình thức luật thi Đường một cách nghiêm chỉnh trong nội dung “không mấy nghiêm chỉnh”. Chính nội dung thơng tục đã được bà đưa vào thể thơ này làm cho thơ Đường khơng cịn giữ được sự sang trọng nữa. Đỗ Lai Thúy đã nhận xét: “Hồ Xuân Hương một mặt, triệt để lợi dụng những ưu thế thể loại của thơ

Đường, mặt khác đưa ngôn ngữ riêng của mình để làm mới thể loại. Bà giữ nguyên phần cứng của thể loại nhằm đảm bảo được sự hài hòa, cân đối như một thứ nhạc nền, màu nền để trên đó phơ diễn những biến tấu về cả âm thanh lẫn màu sắc” [32, 32].

Nhiều ý kiến cho rằng thơ Xuân Hương là “tục” bởi “mẫu số chung” các sáng tác thơ Nôm của bà mang hơi hướng của tín ngưỡng phồn thực và yếu tố thơng tục trong dân gian. “Hồ Xuân Hương đã làm được điều như không thể làm

Sáng kiến kinh nghiệm

hẳn cũng khơng có ai, bởi muốn làm được như vậy phải trên cơ sở một tín ngưỡng phồn thực đã trở thành cái nhìn nghệ thuật về thế giới.” [32, 34]. Chính

cái “tục” đã làm cho thơ của bà đi chệch ra ngoài chuẩn mực của nội dung thơ Đường luật và tạo nên nét sáng tạo độc đáo, rất cá tính của Xuân Hương.

Có thể thấy, cái tục trong văn chương bắt nguồn sâu xa từ văn hóa phồn thực đề cao sự sống, sự phát triển và sự sinh sôi nảy nở. Người ta quan niệm rằng trong mỗi vật đều phải có đực và có cái thì mới tạo nên sự hài hịa âm dương, tạo ra sự sinh sơi nảy nở ...Do vậy tục thờ sinh thực khí và hành động tính giao trong tín ngưỡng phồn thực rất được đề cao. Ngày nay chúng ta cịn thấy những hình ảnh biểu tượng này trong các đình, chùa (chùa Bà Banh), trong các trị chơi dân gian (ném pháo đất)…

Hay ngay trong dịng tranh dân gian Đơng Hồ có bức tranh “Hứng dừa” diễn tả cảnh rất “tình tứ” của trai gái. Bức tranh miêu tả mấy anh con trai mình trần đóng khố trèo lên cây dừa hái dừa ném dừa xuống. Ở dưới là mấy thiếu nữ mặc yếm, hai tay xốc váy hứng dừa. Đó chính là biểu tượng của âm dương, đực cái, là hình ảnh trai trên gái dưới, trai cho gái hứng. Vì vậy, dưới bức tranh đó thường đề câu thơ:

Khen ai khéo tạo ra dừa

Đấy trèo đây hứng cho vừa lòng nhau.

Trong dân gian, chúng ta cũng bắt gặp những câu đố tục giảng thanh. Khi mới đọc lên, chắc hẳn chúng ta sẽ phải giật mình vì sự “bậy bạ” của câu đố:

Chấm chấm mút mút Đút vào lỗ trôn Hai cái long “đồ” Cái dài cái ngắn.

Sáng kiến kinh nghiệm

Đây thực chất chỉ là công việc xâu chỉ luồn kim bình thường nhưng cũng khiến người ta mường tượng đến hoạt động tính giao của con người. Hoặc dân gian cũng có câu đố tục:

Của tơi tơi để đầu hè

Xăm xăm anh đến anh đè tơi ra Nín thinh tơi chẳng nói ra

Anh làm ướt át người ta thế này.

Rõ ràng câu đố khiến người ta chủ tâm liên tưởng đến bộ phận sinh dục và “chuyện đó”. Nhưng khi biết đáp án là Hịn đá mài dao, kéo thì sẽ phải bật cười vì sự thâm thúy của câu đố mà hồn tồn tâm phục, khẩu phục với nghĩa thanh của nó.

Như vậy, “những biểu tượng này tồn tại trong “vô thức tập thể” của

cộng đồng cũng như trong vô thức của cá nhân dưới dạng huyền thoại, cổ tích, những giấc mơ…Chúng tạo thành khuôn mẫu của tư duy cho mọi người và mỗi người” [32, 43].

Nếu như Nguyễn Trãi sáng tạo ở phương diện nội dung bằng việc đưa vào thơ Nôm Đường luật những gì mộc mạc, bình dị dân dã của Việt Nam thì Xuân Hương lại tỏ ra mạnh mẽ và sắc sảo vô cùng khi tiếp thu yếu tố dân gian để sáng tạo nên những bài thơ đầy nghĩa biểu tượng, phồn thực mà khơng phải ai cũng dám nói và dám viết như Xuân Hương. Đúng như lời nhận xét của Đỗ Lai Thúy:“Thơ Hồ Xn Hương có một hệ thống hình ảnh hoặc gián tiếp hoặc

trực tiếp nói đến sinh thực khí nam nữ, hành động tính giao, những bộ phận gợi dục trên thân thể phụ nữ…, như miếng trầu hôi, cái quạt,đồng tiền hoẻn, đánh đu, tát nước…Những hình ảnh đó đan cài vào nhau, dệt thành một lớp nghĩa thứ hai cho mỗi bài thơ và toàn bộ thi phẩm”…[32, 19]

Sự độc đáo và sáng tạo trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương trước hết là ở việc xây dựng các hình ảnh biểu tượng. Sự phong phú của chúng đã được Đỗ Lai Thúy phân thành nhiều loại, nhiều kiểu. Theo ơng gồm có:

Sáng kiến kinh nghiệm

Loại biểu tượng liên quan đến các bộ phận của cơ quan sinh sản như

âm vật: Hang, động, đèo, kẽm, cửa, giếng, lỗ, kẽ hầm, kẽ rêu, cái quạt, miệng

túi…; dương vật: Quả cau, sừng, cán cân, dùi trống, đầu sư, hòn đá…; Hành

vi tính giao: Đánh đu, dệt cửi, đánh trống, trèo, húc…; Thân thể phụ nữ:

Bánh trơi, quả mít, mặt trăng..; Bộ phận gợi dục khác trên thân thể phụ

nữ: Bồng đảo (vú), lưng ong, nương long, sườn…Những biểu tượng phồn

thực trên lại cịn có thể chia thành hai loại: Biểu tượng gốc (những biểu

tượng đã tồn tại lâu dài trong ký ức cộng đồng) và biểu tượng phái sinh (tức là những hình ấy, từ ấy vốn khơng có nghĩa nhưng khi đi vào thơ Nơm Hồ Xn Hương, gắn với văn cảnh cụ thể của từng bài thơ, trở thành sáng tạo riêng của nữ sĩ).

Quả thật, thơ của Hồ Xuân Hương thường mang ý nghĩa biểu tượng bởi trong thơ bà có những hình ảnh gợi sự liên tưởng cao. Những biểu tượng trong thơ Nơm của bà thường có nguồn gốc từ trong văn hố dân gian. Đó là những hình ảnh như hang, động, nước, đèo có liên quan đặc biệt đến các bộ phận quan trọng của con người.

Điển hình:

Hang, động trong tiềm thức sâu xa của người Việt thường gắn liền với bộ phận âm vật của người phụ nữ. Bởi dân gian quan niệm, trời là cha, đất là mẹ. Con người và mn lồi được sinh ra từ lòng đất mẹ, từ hang động, vách đá. Bởi vậy trong thơ Nôm của Xuân Hương, chúng ta bắt gặp những hình ảnh hang động đầy sức ám ảnh: Hang Thanh Hố, Động Hương Tích, Đèo

Ba Dội, Và đây là hình ảnh Hang Cắc Cớ:

Trời đất sinh ra đá một chịm, Nứt làm đơi mảnh hỏm hịm hom. Luồng gió thơng reo vỗ phập phịm. Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm, Kẽ hầm rêu mốc trơ hoen hoẻn,

Sáng kiến kinh nghiệm

Con đường vô ngạn tối om om. Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc, Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm”.

Bài thơ tả cảnh một cái hang rất sinh động, cụ thể là Hang Cắc Cớ. Nhưng với việc sử dụng một số từ ngữ tạo sự lấp lửng hai mặt: “Kẽ hầm rêu

mốc, giọt nước hữu tình, con đường vơ ngạn, hớ hênh, lắm kẻ dòm”… khiến

người đọc liên tưởng đến một nghĩa biểu tượng ngầm: Âm vật của người phụ nữ. Qua khảo sát, người viết nhận thấy trong các sáng tác thơ Nơm của Xn Hương có rất nhiều bài thơ nói đến biểu tượng âm vật mà ít có những tác phẩm đề cập đến hình ảnh dương vật. Tuy nhiên, Xuân Hương cũng tỏ ra sắc sảo và độc đáo vô cùng khi vận dụng hình ảnh “sừng” trong tín ngưỡng phồn thực để biểu tượng cho dương vật:

Ong non ngứa nọc châm hoa rữa Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.

(Lũ ngẩn ngơ)

Trong tín ngưỡng của người Ấn Độ, tục thờ thần Shiva (con bò đực), một thần sáng tạo vũ trụ đồng thời cũng là thần dương vật rất được đề cao. Trong tâm thức của người ngun thuỷ, “đơi sừng” cịn được biểu hiện cho quyền uy, sức mạnh của con người và cũng để phân biệt với giống cái. Sừng là biểu hiện của săn bắt so với hái lượm, của đàn ông so với đàn bà, của dương so với âm. Do vậy, đọc hai câu thơ trên, chúng ta khơng chỉ thấy được “đặc tính” và chức năng “húc” của con vật cụ thể (dê) mà qua đó cịn thấy được một hình ảnh ám ảnh, là biểu tượng “sừng”- dương vật của người đàn ông.

Trong các sáng tác thơ Nôm, Hồ Xuân Hương cũng rất hay sử dụng những hình ảnh liên tưởng đến hành vi tính giao. Hãy xem nữ sĩ say sưa miêu tả cảnh Đánh đu:

Sáng kiến kinh nghiệm

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng Người thì lên đánh kẻ ngồi trơng Trai đu gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng cong ngửa ngửa lòng Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới Hai hang chân ngọc duỗi song song Chơi xuân có biết xuân chăng tá Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không.

Trước Xn Hương, Lê Thánh Tơng cũng có bài vịnh Cây đánh đu: Bốn cột lang nha ngắm để trồng

Ả thì cái đánh, ả cịn ngong Tế hậu khổ, khom khom cật Vái hồng thiên, ngửa ngửa lịng Tám bức quần hồng bay phấp phới Hai hàng chân ngọc duỗi song song Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy Nhổ cột đem về lỗ bỏ không.

“Đánh đu” là một trị chơi dân gian mang tính chất nghi lễ trong các lễ hội. Nếu như bài “Vịnh đánh đu”của Lê Thánh Tông miêu tả một nghi lễ mang tính chất thiêng liêng vái trời đất thì “Đánh đu” của Hồ Xuân Hương khiến người ta liên tưởng đến chuyện ân ái, buồng the vợ - chồng. Mô tả đánh đu, Đỗ Lai Thuý nhận xét: “Khi cây đu chuyển động của người đàn ông (so với người đàn bà) từ

nằm dưới lên nằm trên rồi lại từ nằm trên xuống nằm dưới. Cịn người đàn bà thì ngược lại. Đây là sự bù đắp, giao hoà năng lượng nam và năng lượng nữ mang một ý nghĩa phồn thực” [32, 59]. Ông cũng cho rằng “đây là một trong những biểu tượng của hành động tính giao có lẽ cổ sơ hơn cả” [32, 58].

Quả thật, những biểu tượng của văn hố tín ngưỡng phồn thực đã trở thành những “chất liệu” rất đắt để Xn Hương làm thơ. “Nó mang trên mình

Sáng kiến kinh nghiệm

những dấu tích tuy bị thời gian vùi lấp nhưng khơng bao giờ mất hẳn của tín ngưỡng phồn thực. Nó là những mắt thơ, điểm chứa năng lượng và phát sáng trong thơ của nữ sĩ” [32, 61].

Như vậy, với việc vận dụng và sáng tạo những hình ảnh mang giá trị biểu tượng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp của tín ngưỡng phồn thực đã làm cho thơ Nơm của Xn Hương mang tính chất đa chiều, nhiều nghĩa. Dù chỉ muốn nghĩ đến nghĩa thực theo câu chữ cũng khó có thể khơng mập mờ mà nhận ra những biểu tượng khác. Đồng thời những hình ảnh biểu tượng góp phần làm độc đáo thêm yếu tố “tục” và nó chính là “cái mã” đển nhận diện sự độc đáo trong thơ Nôm của Xuân Hương so với những tác giả trung đại khác vốn coi thơ là một thể loại văn học cao quý dùng để trở đạo. Quả đúng như lời nhận xét của Trần Thanh Mại: “Sự mô tả cảnh vật thiên nhiên như vậy khiến chúng

ta phải suy nghĩ rằng mục đích của một số bài thơ khơng phải để nói lên tinh thần yêu thiên nhiên, yêu đất nước mà chỉ mượn cớ để mô tả một bộ phận sinh dục, mô tả một động tác thuộc quan hệ giao hợp nam nữ mà thôi” [12, 843].

Một trong những biểu hiện của sự sáng tạo độc đáo trên phương diện nội dung trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là việc bà dám cơng khai nói đến hạnh phúc trần thế của con người. Trong xã hội phong kiến, các tôn giáo như Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo ngự trị trong cuộc sống của con người trung đại đều cho rằng cuộc sống trần thế là một bể khổ, hạnh phúc con người khơng thể tìm thấy trong cuộc sống thực tại nên đều chủ trương khuyên con người vươn lên cõi “niết bàn”, cõi tiên, cõi hư vơ để hưởng hạnh phúc. Thì Xuân Hương lại quan niệm hạnh phúc ở ngay trong cuộc đời thực, cuộc đời trần thế và nó được biểu hiện rõ rệt nhất ở khía cạnh hạnh phúc ái ân của con người. Có thể nói, việc cơng khai một cách “bạo mồm” và coi đó là một nhu cầu, một khát vọng sống chính đáng của con người chứng tỏ sáng tạo độc

Sáng kiến kinh nghiệm

đáo của nữ sĩ. Qua tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy, dù viết về đối tượng nào, nhưng “mẫu số chung” trong thơ Nôm của bà đều liên quan đến hạnh phúc trần thế của con người. Đặc biệt là những bài thơ viết về những hiền nhân quân tử, nhân vật sư sãi và hình tượng người phụ nữ.

Xã hội phong kiến chủ trương lấy “hiền nhân quân tử” là hình tượng chuẩn mực, là phom đạo đức để mọi người noi theo. Nhưng sự độc đáo của Xuân Hương lại chính là việc bắt nguồn từ hạnh phúc ái ân của con người để làm chuẩn mực, làm thước đo đánh giá đạo đức những bậc hiền nhân. Chính từ khía cạnh này mà trong thơ của Xuân Hương, chúng ta thấy hình ảnh những “hiền nhân” chẳng ra hiền nhân, quân tử cũng không giống người nho nhã, lịch thiệp. Với tác giả, cụm từ “hiền nhân quân tử” chẳng qua chỉ là “hữu danh vô thực”. Những kẻ từng rêu rao cho triết lí Nho, Phật…lại là những kẻ

khát khao phàm tục, ham muốn sắc dục một cách mãnh liệt. Qua đó cũng thấy được những khn mặt đạo đức giả của tầng lớp trên được coi là chuẩn mực của phong kiến. Xuân Hương đã nhắm trúng điểm yếu để vỗ thẳng vào mặt, “xé toạc hết các bộ mặt giả dối, lột trần hết những chiếc áo đạo đức cũn cỡn

để chúng lộ nguyên hình là một lũ bịp bợm dối đời và dốt nát” [11, 298]. Nhìn thấy cảnh người thiếu nữ ngủ quên có vẻ đầy hớ hênh nhưng họ đâu có phê phán mà ngắm nhìn say mê:

Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt

Đi thì cũng dở, ở khơng xong.

(Thiếu nữ ngủ ngày) Hình ảnh của vị quân tử đã bị Xuân Hương chộp được trong giây phút tế nhị nhất, đó là sự dùng dằng giữa một bên là con người đời thường với những ham muốn trần thế với một bên là triết lí của giáo lí phong kiến trong tư tưởng của người quân tử. Vì vậy mới tạo nên sự mâu thuẫn: Đi cũng rở, ở cũng không xong.

Sáng kiến kinh nghiệm

Hay trước cảnh “Một đèo, một đèo, lại một đèo” của Đèo Ba Dội nhưng ám chỉ sau đấy là một đèo nữa, cái đèo mà các vị quân tử:

Hiền nhân quân tử ai là chẳng, Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”.

Mở đầu bài thơ là một câu đếm chậm rãi, nhưng kết thúc là một bất ngờ. Đèo Ba Dội khơng chỉ hẳn chỉ có ba đèo, mặc dù “mỏi gối chồn chân” nhưng các vị hiền nhân quân tử “vẫn muốn trèo”. Qua đó đủ thấy Xuân Hương có sự

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tìm hiểu sự tiếp thu, việt hoá và sáng tạo thể thơ đường luật từ đặc trưng thể loại (khảo sát qua quốc âm thi tập của nguyễn trãi và thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương) (Trang 49 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)