Sáng kiến kinh nghiệm
2.1.2. Sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo về phương diện nội dung trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trã
trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
Trên cơ sở những nội dung trang trọng, cầu kì, thơ cốt để nói ý, nói chí cao cả của những nhà nho trong thơ Đường, Quốc âm thi tập không hiếm những bài thơ nói về lí tưởng “ưu quốc ái dân”, phẩm chất kẻ sĩ, chí lớn của người quân tử...Như vậy việc biểu hiện rõ nhất về mặt tiếp thu nội dung thơ Đường luật trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi là việc tiếp thu hệ thống đề tài, chủ đề ‘Thi dĩ ngơn chí, văn dĩ tải đạo”.
Những khái niệm của Nho giáo như “tam cương”, “ngũ thường”, “ngũ luân”, “thiên mệnh”...có ảnh hưởng khơng nhỏ đến những nho sĩ thời trung đại. Đặc biệt, tư tưởng đã là trang nam nhi thì phải làm nên nghiệp lớn, rạng danh tên tuổi trong trời đất, cùng quan niệm “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” đã trở thành hoài bão, khát vọng cho những đại trượng phu thời trung đại phấn đấu:
Cơng danh nam tử cịn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
(Thuật Hoài, Phạm Ngũ Lão)
Và thơ văn đã trở thành phương tiện để họ “tỏ chí, tỏ lịng”.
Bên cạnh là một nhà thơ, trước hết Nguyễn Trãi là một nhà nho được đào tạo nơi “cửa Khổng sân Trình”. Vì vậy, những quan niệm của Nho giáo có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tư tưởng của Ức Trai. Theo khảo sát của PGS - TS Lã Nhâm Thìn, trong tổng số 254 bài thơ Nơm Quốc âm thi tập có: 16/254 bài viết về lí tưởng “ái ưu”, chiếm tỉ lệ 6,3%; 16/254 bài viết về lí tưởng trung - hiếu, chiếm tỉ lệ 6,3%; 37/254 bài viết về phẩm chất kẻ sĩ, quân tử, chiếm tỉ lệ 14,6%.
Rõ ràng trong tác phẩm này có hẳn một phần về Bảo kính cảnh giới -
Sáng kiến kinh nghiệm
nhà chính trị tài ba, nhà quân sự lỗi lạc nên nhìn chung, với tư cách là một bề tơi, ơng đã làm trịn nghĩa vụ của một “công dân” trung với vua, với dân, với nước. Mặc dù sau vụ “án oan Trại Vải”, Nguyễn Trãi về ở ẩn và sau là cái chết thảm oan nhưng tư tưởng mà ơng để lại cho đời khiến khơng ít người phải ngưỡng mộ:
- Bui có một niềm chăng nỡ trễ Đạo làm con liễn đạo làm tơi.
(Ngơn chí, bài 2)
- Quân thân chưa báo lịng canh cánh Tình phụ cơm trời, áo cha.
(Ngơn chí, bài 7)
Song, bên cạnh những bài thơ nói chí, nói khí của Nguyễn Trãi, chúng ta cũng bắt gặp những “bài thơ của Nguyễn Trãi buồn” vì tự trong con người cá nhân của mình, Ức Trai thấy đau khổ, khơng phải đau khổ vì bị sự gièm pha, chèn ép gây ra cho bản thân mà chính vì “cái đạo” của mình gây dựng khơng thành, những ước vọng “trí qn, trạch dân”, “trị quốc bình thiên hạ” của bản thân khơng thực hiện được. Và chính vì trong lịng nhiều day dứt, trăn trở, ý thức “bản ngã cái tơi cá nhân” Nguyễn Trãi lúc này mới có điều kiện được bộc lộ.
Dấu ấn cá nhân Nguyễn Trãi không có gì đáng nói nếu thơ Nơm của ơng chỉ dừng lại ở việc biểu đạt cho các khái niệm “đạo”, “trung”...của Nho giáo vốn gị bó, khắc kỉ. Mà điều đáng nói ở đây là trong thơ Nơm Đường luật, Ức Trai đã dám khẳng định ý thức “tự thuật” về bản thân, về những điều lo toan bộn bề của cuộc sống thường nhật: Cái nghèo, manh tấm áo, tuổi già... Như vậy, bên cạnh những bài thơ quy phạm về chí của người quân tử như trong thơ Đường thì Nguyễn Trãi đã đưa yếu tố đời tư cá nhân của chính bản thân mình vào trong thơ Nơm như là một hình thức để tâm sự, giãi bày về cuộc
Sáng kiến kinh nghiệm
đời, để “tỏ” những nỗi niềm riêng tư cá nhân của riêng Nguyễn Trãi. Và đây chính là nét sáng tạo trong nội dung biểu hiện trong đề tài tỏ chí, tỏ lịng của thơ Nơm Nguyễn Trãi so với thơ Đường luật. “Đọc những bài thơ trong Ức Trai thi
tập và Quốc âm thi tập, ta sẽ thấy trong thơ Việt Nam xưa chưa có nhà thơ nào nói đến nỗi niềm riêng của mình nhiều như Nguyễn Trãi” [9, 236].
Qua khảo sát, thống kê của các nhà nghiên cứu, trong Quốc âm thi tập có tới 102/254 bài thơ Nơm nói về đời tư cá nhân. Bên cạnh những bài thơ cầu kì, trang trọng, truyền tải tư tưởng của Nho giáo là những bài thơ mang nặng tâm tư rất chân thực của Nguyễn Trãi:
Gia Sơn đường cách nghìn dặm Ưu ái lịng phiền nửa đêm.
(Tự thuật, bài 4)
Đó là niềm thao thức vì nỗi nhớ thương quê hương và mối lo ưu nhà ưu nước của một người “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (Lo trước khi nhân dân chưa lo, và chỉ vui sau khi thấy nhân dân đều vui).
Có những lúc Nguyễn Trãi đã nói về sự “già nua” của mình mà nuối tiếc tuổi xanh:
Tiếc xuân cầm đuốc mải chơi đêm Những lệ xuân qua tuổi tác thêm Chẳng thấy ngoài hiên tơ liễu rủ Một phen liễu rủ, một phen mềm.
(Tích cảnh, bài 3)
Nhưng cũng có lúc Nguyễn Trãi bày tỏ bản lĩnh của mình khi tự mình xưng là “bui”, “ta”, “ơng”...
- Rượu đối cầm, đâm thơ một thủ Ta cùng bóng mấy nguyệt, ba người.
(Tự thán, bài 6) - Sự thế dữ lành ai hỏi đến
Sáng kiến kinh nghiệm
Bảo rằng ông đã điếc hai tai.
(Ngơn chí, bài 5)
Và đây, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh một ông già dân quê với cái thú vui “ngất ngưởng”:
Ngõ tênh hênh nằm cửa trúc Say lểu thểu đứng đường thông.
(Thuật hứng, bài 16)
Dáng điệu “say lểu thểu” cho thấy đây đâu phải là một vị quan của triều đình với mũ áo, xiêm y. Cũng không phải cung cách nho nhã của nhà nho truyền thống đi đứng trang nghiêm, mà chính là hình ảnh một con người có cuộc sống phóng khống, tự do, tự tại trước cuộc sống của chính mình, khơng phụ thuộc vào bất cứ điều gì và trước bất cứ ai. Là một người ln “tiên ưu”, có được những lúc tự do mà uống rượu, ngắm trăng quả là những giây phút thật quý báu với Nguyễn Trãi:
Dị trúc sơng qua lịng suối Tìm mai theo đạp bóng trăng .......................
Một phút thanh nhàn trong thuở ấy Nghìn vàng ước đổi được hay chăng.
(Tự thán, bài 7)
Quan điểm “Tuỳ ngộ chi an” (Tuỳ cảnh ngộ mà có cách cư xử cho phù hợp) của Trần Nhân Tơng có lẽ thật đúng với Ức Trai!
Đồng thời trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, chúng ta cũng thấy hình ảnh một con người đa cảm, đa tình với mọi cung bậc xúc cảm trong tình cảm đơi lứa.
Trở lại vấn đề quan niệm về tình u đơi lứa trong xã hội xưa, chúng ta thường bắt gặp những câu ca dao khá “thơng thống” trong văn học dân gian:
Sáng kiến kinh nghiệm
- Người về em dặn câu này
Đâu hơn thì lấy, đâu bằng đợi em. - Yêu nhau cởi áo cho nhau...
Đến thời của Nguyễn Trãi, tức là xã hội phong kiến thế kỉ XV, quan niệm về việc thể hiện tình cảm trong tình u vẫn cịn là điều gì đó cấm kị “Nam nữ thụ thụ bất thân”, dựng vợ gả chồng là do cha mẹ, ông mai bà mối sắp đặt mà nên duyên. Do vậy, việc biểu lộ tình cảm nam nữ một cách trực tiếp trong văn thơ cũng vì thế mà được coi là “không phải đạo”. Đến ngay Nguyễn Du (thế kỉ XVIII), cũng chỉ dám mượn hình tượng nhân vật Thuý Kiều, Kim Trọng để nói về tư tưởng cũng như tâm hồn đa cảm, đa tình của bản thân. Nhưng Nguyễn Trãi đã là “người đầu tiên trong thơ ca nói đến tình
u mà khơng núp dưới câu chuyện tình của người khác” [9, 239]. Qua đó
cũng đủ thấy Nguyễn Trãi có sự cách tân táo bạo như thế nào, ơng dám nói và khẳng định cái tình của bản thân với một khách lầu hồng:
Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồng Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng Ngồi ấy dù cịn áo lẻ
Cả lịng mượn đắp lấy hơi cùng.
(Tích cảnh, bài 10)
Ức Trai cũng khơng hề “bơi son” cho tình cảm của mình thêm phần thi vị hố mà ơng đã mạnh dạn bộc lộ mọi cung bậc tình cảm (kể cả trong tình yêu nam nữ), dám sống với tình cảm chân thật của mình. Nếu khơng thì sao Ức Trai dám “thương nhớ” một bàn tay mĩ nhân:
Vì ai cho cái đỗ quyên kêu
Tay ngọc dùng dằng, chỉ biếng thêu Lại có hịe hoa, chen bóng lục
Sáng kiến kinh nghiệm
Thức xn một điểm nào lịng nhau.
(Cảnh hè)
Hay hình ảnh Cây chuối của Nguyễn Trãi cũng mang ý nghĩa biểu tượng, nhưng là biểu tượng hoàn toàn khác với thực tế:
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm Đầy buồng lạ mầu thâu đêm Tình như một bức phong cịn kín Gió nơi đâu gượng mở xem.
(Cây chuối, phần Hoa Mộc Mơn)
Hình tượng Cây chuối trong thơ Đường thường để nói về phẩm chất người quân tử “Cúc bất lạc hoa, tiêu bất lạc diệp” (Tàu chuối héo nhưng không rụng, như hoa cúc không rơi khi thu tàn). Nhưng “Cây chuối” của Nguyễn Trãi khiến ta liên tưởng đến hình ảnh một người thiếu nữ tuổi mười tám, đơi mươi đang e ấp trong “tình như một bức phong cịn kín”, trong mối tình hồn nhiên, trắng trong, đầy khao khát, mãnh liệt, mong có “gió nơi đâu” hãy “mở xem” nhưng vẫn ngượng ngập, ý tứ. Cái được biểu đạt ở đây không đơn thuần chỉ là hình ảnh chân thực của “cây chuối”, vừa có buồng lại vừa có đọt lá non...mà thể hiện một cảm hứng sâu sắc, kín đáo nhưng khơng kém phần rạo rực, sơi nổi trong cung bậc tình cảm của con người:
Đó chính là cảm hứng về tình u tuổi trẻ, tình u đơi lứa. Như vậy, trong thơ của
Nguyễn Trãi dù có hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhưng cũng khơng phải xuất phát từ những hình ảnh thiên nhiên mang tính chất “cao quý” như trong thơ Đường và ý nghĩa được biểu đạt ở đây cũng không giống như những nhà nho thường quan niệm. Miêu tả “Cây chuối” song người đọc lại nhận thấy tâm hồn vương vấn của tác giả ở trong đó. Trong xã hội phong kiến, mọi quan hệ xã hội đều chịu sự quy định chặt chẽ của quan niệm Nho giáo thì với việc cơng khai nói cái “tình” như vậy quả là một sự sáng tạo táo bạo của Ức Trai. Và điều quan trọng, Nguyễn Trãi đã biết tách mình ra khỏi cái ta chung cộng đồng, cũng có nghĩa là ơng đã tự ý thức
Sáng kiến kinh nghiệm
được về cái tơi cá nhân của mình, điều này khơng phải bất cứ nhà nho nào cũng làm được. Đúng như lời nhận xét: “Với thơ Nơm Nguyễn Trãi, ta bắt gặp một con người
có ý thức cao với tài đức, lí tưởng đại dụng, khôn khéo, sâu sắc, tự tin, dũng cảm, dám khẳng định, chọi lại thói phàm tục của người đời, khơng trùng khít hồn tồn với khn mẫu nào hết” [25, 157].
Thơ Nơm của Nguyễn Trãi độc đáo, mới mẻ và khác lạ so với thơ Đường có lẽ cũng cịn bởi ơng viết về thiên nhiên, tạo vật của đất Việt với tất cả sự phong phú, mộc mạc, giản dị vốn có của nó.
Vốn là một đề tài quen thuộc trong văn học nên thiên nhiên thường chiếm một số lượng lớn trong các sáng tác. Các thi nhân xưa thường lấy thiên nhiên làm thước đo để “biểu tượng”, ước lệ cho cái đẹp, cho phẩm chất con người như: Tùng, cúc, trúc, mai thường gắn với phẩm chất của người quân tử; Phong, hoa, tuyết, nguyệt thường đi liền với sự thanh cao, nho nhã của các nhà nho và vẻ đẹp của người con gái. Thói quen tư duy theo kiểu mẫu đó đã trở thành cơng thức, mơ tp quen thuộc trong sáng tác. Nói như Hồ Chí Minh trong Cảm tưởng đọc thiên gia thi:
Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,
Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong. (Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp Mây gió trăng hoa tuyết núi sơng).
Thơ Đường luật sang trọng, đài các ngay ở đề tài miêu tả thiên nhiên. Đó phải là một áng mây lơ lửng giữa trời, một vầng trăng khi mờ khi tỏ, một tiếng chim kêu trong đêm tĩnh dưới khe, một ngọn núi cao ngất, một thác bạc như tuột từ dải Ngân Hà…Tất cả tạo nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tráng lệ, kỳ vĩ. Vì vậy, việc đưa những hình ảnh thiên nhiên giản dị, mộc mạc vào trong thơ Nôm chứng tỏ nét phá cách độc đáo của Nguyễn Trãi so với thơ Đường luật. Trong Quốc âm thi tập, chúng ta bắt gặp những hình ảnh thiên nhiên không hề xa lạ mà gần gũi: Cây tre, cây dâm bụt, cây chuối,
Sáng kiến kinh nghiệm
cây đa…; Những con vật quen thuộc với người nơng dân chốn q nghèo: Con chó, con lợn, con cá, con đòng đòng…khiến cho thơ của Ức Trai trở nên gần gũi, quen thuộc như những câu ca dao trong dòng văn học truyền khẩu của dân tộc:
- Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ ca dầm tương. - Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bơng trắng lại chen nhị vàng...
Những hình ảnh “đầm”, “muống”, “sen”… trong dòng văn học chữ Hán dường như vắng mặt hoặc có cũng chỉ là điểm xuyết. Phải đến thơ Nơm Nguyễn Trãi, những hình ảnh này mới trở nên sinh động:
- Ao quan thả gửi hai bè muống Đất bụt ương nhờ một lảnh mùng.
(Thuật hứng, bài 23) - Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
(Thuật hứng, bài 24) - Cây cớm, chồi cành, chim kết tổ
Ao quang mấu ấu cá lên bờ.
(Ngơn chí, bài 10)
Ngồi từ cổ “đìa” và một yếu tố Hán “thanh” (xanh) ra, tồn bộ 12 chữ cịn lại trong hai câu thực bài Thuật hứng, 24 đều là những yếu tố ngơn ngữ vơ cùng giản dị, qua đó những hình ảnh chân thực đến mức tưởng như là thô ráp: “Vớt bèo, cấy muống, phát cỏ, ương sen”...lại trở nên gần gũi, thân quen với người dân Việt Nam.
Sáng kiến kinh nghiệm
Thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi bao giờ cũng sống động, bởi ln có một tấm lịng ln khao khát hịa cảm với thiên nhiên:
Cửa xong dãi, xâm hơi nắng Tiếng vượn vang kêu, cách non. Cây rợp tán che am mát
Hồ thanh nguyệt hiện bóng trịn Cị nằm, hạc lặn, nên bầy bạn Ủ ấp cùng ta làm cái con.
(Ngơn chí, bài 20)
Bài thơ dựng nên một cảnh vật “tĩnh” nhưng kì thực lại rất “động” bởi tiếng vượn kêu vang nhưng cách xa, có bóng dáng của cị, hạc nhưng đều ở trạng thái yên tĩnh, nghỉ ngơi. Cảnh vật và tâm trạng hòa làm một làm thiên nhiên trở nên hữu ý, có tình hơn. Đồng thời, Nguyễn Trãi cũng rất hay viết về những cơng việc bình dị gắn liền với thiên nhiên chốn dân dã. Đọc thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta tìm thấy cái đẹp trong lao động của người nông dân. Những công việc như: Cày, cuốc, vun đất ải…vốn xa lạ với thú vui tao nhã của các nhà nho xưa nhưng với nhà thơ, đó là niềm vui sống khi về ở ẩn cũng như lúc tuổi già:
- Một cày, một cuốc, thú nhà quê Áng cúc lan chen vãi đậu kê.
(Thuật hứng, bài 3) - Tả lòng thanh, vị núc nác
Vun đất ải, lảnh mùng tơi.
(Ngơn chí, bài 9)
Vì vậy, Đặng Thanh Lê có nhận xét: “Chiều sâu của sự khám phá ngoại
giới trong thơ Nguyễn Trãi biểu hiện chủ yếu ở nét bình dị, mộc mạc gắn bó chặt chẽ với đời sống lao động sản xuất nói trên và gắn bó chặt chẽ với cuộc sống, tâm hồn dân tộc” [17, 695]. Chính vì xuất phát từ “chiều sâu” trong sự khám phá về
Sáng kiến kinh nghiệm
thiên nhiên của Nguyễn Trãi đã làm cho thơ Nôm của ông phần nào thoát khỏi việc biểu hiện những thi liệu quen thuộc đến mức sáo mòn trong đề tài viết về thiên nhiên. Những hình ảnh bình dị, quen thuộc của làng quê Việt Nam đã đi vào trong thơ của Nguyễn Trãi làm cho thơ Nơm của ơng có “cái gì đó xa lạ với thơ Đường luật”. Qua đó thể hiện sự Việt hóa và sáng tạo đặc biệt về mặt nội dung của Nguyễn Trãi trong q trình dân tộc hóa thơ Nơm Đường luật.