Ở bài “Thuật hứng, 24” lại là một lời khẳng định: Công danh đã được hợp về nhàn
2.2.1. Về văn bản thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương
Đến nay, số lượng những bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương vẫn chưa được xác định cụ thể và đây là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu.
Theo Nguyễn Lộc, trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII-
nửa đầu thế kỉ XIX, thơ Nơm của Xn Hương có tổng số là 46 bài; Theo
Phạm Thị Thu Hương - Lại Văn Hùng - Phạm Văn Trọng trong Hồ Xuân
Hương, tác phẩm chọn lọc thì thơ Nơm truyền tụng của Hồ Xn Hương có
tổng số 47 bài; Theo Hoàng Xuân Hãn trong Quốc âm thi tuyển có 27 bài thơ Nơm của Xn Hương; Theo Lữ Huy Nguyên trong Hồ Xuân Hương, thơ và đời có tổng số là 48 bài thơ Nơm truyền tụng. Đặc biệt, Lê Trí Viễn
trong bài Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương đã nhận định. “Các sách Nơm có,
quốc ngữ có, in có, chép tay có, đều có chép thơ Xn Hương, nhưng rất xơ bồ, linh tinh. Tính những bài được tất cả các sách ấy nhất trí cho là của Xuân Hương hoặc nhiều người công nhận là của Xn Hương thì có qng 40 bài. Chưa kể là cùng một bài mà chép rất khác nhau, không phải khác nhau một đôi chữ mà khác nhau hàng mấy câu, cả khác nhau về tinh thần bài thơ. 40 bài ấy khơng chắc gì cịn giữ được nguyên văn của tác giả” [17, 517]
Như vậy, văn bản thơ Nôm Hồ Xn Hương cịn là một vấn đề vơ cùng phức tạp trong nghiên cứu (bản thân từ “truyền tụng” cũng nói lên tính chất đó). Song, để tiện cho q trình khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi dựa vào 48 bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương do Lữ Huy Nguyên sưu tầm và tuyển chọn trong Hồ Xuân Hương, thơ và đời với mong muốn tìm ra nét sáng tạo và khu biệt của thơ Nôm Hồ Xuân Hương so với thơ Đường luật Trung Quốc.