Sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo trên phương diện nghệ thuật trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tìm hiểu sự tiếp thu, việt hoá và sáng tạo thể thơ đường luật từ đặc trưng thể loại (khảo sát qua quốc âm thi tập của nguyễn trãi và thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương) (Trang 65 - 74)

Ở bài “Thuật hứng, 24” lại là một lời khẳng định: Công danh đã được hợp về nhàn

2.2.3. Sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo trên phương diện nghệ thuật trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

Đường luật.

2.2.3. Sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo trên phương diện nghệ thuậttrong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

Nếu so với Nguyễn Trãi thì Xuân Hương dường như khơng có sự cách tân mạnh mẽ trên phương diện hình thức nghệ thuật nhưng chính từ việc tiếp thu những yếu tố từ dân gian, đồng thời Việt hóa và sáng tạo chủ yếu trong cách sử dụng ngôn ngữ và gieo vần, bà đã tạo nên một phong cách rất độc đáo mà không phải nhà thơ nào cũng đạt tới được.

Ở khía cạnh ngơn ngữ trên phương diện nghệ thuật trong thơ Nơm truyền tụng Hồ Xn Hương, có nhiều lúc yếu tố Hán và Việt được đan cài nhau trong một bài thơ, nhưng tất nhiên Xuân Hương vẫn chủ trương dùng thứ ngơn ngữ mang tính thuần t Việt Nam. Ngơn ngữ trong thơ Nôm của Xuân Hương mộc mạc, giản dị. “Ngơn ngữ của Xn Hương khơng khác gì

ngơn ngữ của ca dao, dân ca” [27, 168]. Bởi vậy không phải ngẫu nhiên mà

bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”

Điểm nổi bật trong cách sử dụng ngôn ngữ của Xuân Hương là việc bà đã vận dụng một cách khéo léo những phong tục, thói quen, những câu tục ngữ, thành ngữ trong dân gian nhằm tạo ra sự biểu cảm sâu sắc.

“Mời trầu” vốn là một phong tục cổ truyền rất đẹp trong dân gian. Miếng trầu trở thành lí do mở đầu câu chuyện: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”; Miếng trầu cũng là lí do để trai gái nên duyên vợ chồng:

- Yêu nhau ăn một miếng trầu Gọi là nghĩa cả về sau, mời chào. - Trầu này ăn thiệt là say

Sáng kiến kinh nghiệm

Dù chẳng nên vợ nên chồng

Xơi dăm ba miếng kẻo lòng nhớ mong.

Đến Mời trầu của Xuân Hương chúng ta khơng chỉ thấy nhà thơ bày tỏ lịng mến khách mà cịn thể hiện ước mong về một tình duyên đẹp lứa đôi:

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi Có phải dun nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vơi.

Tục ngữ có câu Nương long mỗi ngày mỗi cao; Má đào mỗi ngày mỗi

đỏ ý nói sự phát triển của tuổi dậy thì. Và thành ngữ cũng có câu đẹp như tiên Non Bồng, tức là vẻ đẹp thần tiên, Xuân Hương đã vận dụng vào trong bài thơ

Thiếu nữ ngủ ngày để miêu tả vẻ đẹp của cơ thể thiếu nữ:

Lược trúc chải cài trên mái tóc Yếm đào trễ xuống dưới nương long Đơi gị Bồng Đảo sương cịn ngậm Một lạch Đào Nguyên suốt chửa thơng...

Qua khảo sát, có 17/48 bài thơ mà Xn Hương vận dụng những thành ngữ, tục ngữ. Đáng chú ý, trong một bài thơ, Xuân Hương liền lúc sử dụng rất nhiều câu tục ngữ, thành ngữ, ví dụ các bài: Quan Thị, Làm Lẽ, Thiếu Nữ ngủ

ngày...Chúng tôi cũng dựa vào kết quả khảo sát của PGS - TS Lã Nhâm Thìn

để khẳng định trong thơ Nơm truyền tụng của Xn Hương sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao:

Theo khảo sát, Quốc âm thi tập: 1 câu thơ có thành ngữ, tục ngữ / 79,5 câu thơ; Bạch Vân quốc ngữ thi tập: Một câu thơ có thành ngữ, tục ngữ / 47,2 câu thơ; Thơ Nôm Hồ Xuân Hương: Một câu có thành ngữ, tục ngữ, ca dao / 26,8 câu thơ; Thơ Tú Xương: Một câu có thành ngữ, tục ngữ, ca dao / 57,7 và tỉ lệ này ở thơ Nguyễn Khuyến là 1 câu thơ / 54,4 câu thơ.

Sáng kiến kinh nghiệm

Như vậy, trong số những tác giả thơ Nơm Đường luật thì Xn Hương là người sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao với tỉ lệ cao nhất. Đồng thời, trong thơ của Xuân Hương, chúng ta cũng thấy việc sử dụng những điệp từ hay từ láy. Mà những từ như vậy chúng ta ít bắt gặp trong thơ Đường và thơ chữ Hán:

Việc lặp từ, điệp từ, trong thơ Nơm của Xn Hương góp phần mang giá trị biểu đạt, khiến người ta liên tưởng đến yếu tố tục như: Năng năng,

thích thích, ngửa ngửa, khom khom...

- Hai chân đạp xuống năng năng nhắc Mộ suốt đâm ngang thích thích nhau.

(Dệt cửi) - Trai đu gối hạc khom khom cật

Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lịng.

(Đánh đu)

- Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha.

(Sư hổ mang)

- Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng Cầu trắng phau phau đôi ván ghép Nước trong leo lẻo một dịng thơng.

(Giếng thơi)

Là một người phụ nữ có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo nên trong thơ của bà, ta thấy có rất nhiều từ mạnh. Với nhà thơ, gam màu sắc phải là những màu nóng, nổi trội, đã đỏ phải là “đỏ lịm lịm”, “đỏ lt”, xanh thì phải “xanh rì”:

- Cửa son đỏ lt tùm hum nóc Hịn đá xanh rì lún phún rêu.

(Đèo Ba Dội) Xuân Hương cũng hay dùng những động từ mạnh:

Sáng kiến kinh nghiệm

- Xiên ngang mặt đất rêu từng đám.

Đâm toạc chân mây đá mấy hịn...

Nhà thơ cũng tỏ ra ưa thích sử dụng những từ có khả năng gợi âm thanh náo động. Đó là tiếng “mõ khua”, tiếng quạt “phì phạch”, tiếng ong “vo ve”... Đó cịn là tiếng “lắc cắc” của dùi trống khi gõ:

Gió giật sườn non khua lắc cắc Sóng dồn mặt nước gõ long bong.

(Kẽm Trống)

Với Xuân Hương, mọi thứ đều nửa vời, dở dang thì việc sử dụng những động từ mạnh cùng điệp từ đã góp phần bộc lộ tâm trạng nhà thơ, góp phần để giải toả những ẩn ức mà khi nói ra, xã hội phong kiến khơng dễ dàng gì chấp nhận nó. “Quằn quại và đau đớn, lịng căm phẫn đối với xã hội bất cơng, một

cái gì tha thiết của cuộc sống riêng tây và sự lăn lộn tiếp xúc với người phụ nữ cũng bị áp bức trong xã hội” [11, 292], tất cả đã hun đúc nên một giọng

thơ nhọn sắc, có phần nào “đanh đá” rất Xuân Hương.

Ngoài ra, Xuân Hương rất chú ý tạo “điểm nhấn” cho ngơn ngữ bằng cách sử dụng lối nói lái như trong dân gian vào trong thơ Nơm Đường luật:

Ví dụ:

Trong bài Chùa Quán Sứ:

Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo

Chày kình, tiểu để sng khơng đấm Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo… Hay bài Kiếp Tu Hành:

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo Vị gì một chút tẻo tèo teo

Buồm từ cũng muốn về Tây Trúc,

Sáng kiến kinh nghiệm

Thử khôi phục lại những nghĩa thực trong các cụm từ, câu thơ trên, ta thấy những hình ảnh, biểu tượng của “phồn thực” hiện lên đầy ngờ, độc đáo thú vị. Như vậy, cách nói lái của Xuân Hương góp phần làm cho câu thơ thêm phần đặc sắc, hấp dẫn. Ngoài ra nữ sĩ cũng hay sử dụng các yếu tố ngơn ngữ điệu nói với các từ như: Này, kia, đấy, thì, là…Việc sử dụng ngơn ngữ hàng ngày đã khẳng định vị thế của Xn Hương và góp phần làm cho thơ Nơm của bà trở nên gần gũi, dễ hiểu.

- Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

(Mời Trầu)

- Đi thì cũng dở ở khơng xong.

(Thiếu nữ ngủ ngày)

- Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo

Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo. (Đề đền Sầm Nghi Đống)

Vì hầu như hình thức bài thơ nào trong Xuân Hương cũng áp dụng “phần cứng” trong luật thi Đường, nên việc gieo vần là một yếu tố rất quan trọng để tạo nên âm sắc trong thơ . Vì vậy, trong nghệ thuật gieo vần, Xuân Hương là người tỏ ra rất sành về cách gieo vần, đặc biệt là những “vần chết”.

Ví dụ:

Trong bài Chùa Quán Sứ, Xuân Hương gieo vần “eo” (độc vận) nhằm tạo ra sự vắng lặng đến thảm hại của ngôi chùa này. Bài Hang Cắc Cớ với việc sử dụng tử vận “om”: Chòm, hỏm hòm hom, phịm, lõm bõm, om, dịm,

làm bài thơ khơng chỉ mang ý nghĩa thực mà mang ý nghĩa ngầm, chỉ một bộ phận trên thân thể người phụ nữ. Hay trong bài Tự tình, I:

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom Oán hận trông ra khắp mọi chịm Mõ khảm khơng khua mà cũng cốc Chuồng sầu chẳng đánh cớ sao om Trước nghe những tiếng rên rầu rĩ

Sáng kiến kinh nghiệm

Sau giận vì dun để mõm mịm Tài tử văn nhân ai đó tá

Thân này đâu đã chịu già tom.

(Tự tình, bài I)

Bài thơ Tự tình, I gieo vần “om”, năm vần thơ, vần nào cũng hóc hiểm:

Bom, chịm, om, mịm, tom. Việc gieo vần “om” (độc vận) một mặt nhằm tạo

nên tính nhạc như “ốn” như “hận” của một người phụ nữ khao khát hạnh phúc đôi lứa, mặt khác thể hiện bút pháp điêu luyện, rất cá tính của Xuân Hương.

Như vậy, việc cách tân hình thức nghệ thuật cùng việc sáng tạo nội dung độc đáo, đầy táo bạo, sắc sảo đã góp phần làm nên phong cách độc đáo riêng của Hồ Xn Hương, khó lẫn với bất kì một nhà thơ nào. Là một nhà thơ nữ, bà đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trên bước đường dân chủ hóa, dân tộc hóa nền văn học dân tộc. Tiếng thơ của Xuân Hương đã góp phần làm nên những sắc màu rực rỡ của thơ Nôm Đường luật so với thơ Đường luật Trung Quốc. Bà xứng đáng là “một hiện tượng độc đáo của Việt Nam, và có lẽ, của cả thế giới. Độc đáo đến

mức có lúc, có người coi đó là một ngoại lệ. Một hạt giống lạ do loài chim từ phương trời nào nào ngậm bay qua lỡ đánh rơi xuống mảnh đất này. Trước, cùng và cả sau người nữ sĩ này, dịng văn chương Việt hẳn khó cịn một ai như thế” [33,

17].

2.3. Kết quả thực nghiệm

Qua quá trình vận dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS tăng lên đáng kể, nhất là khi giảng dạy bài Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) ở lớp 10 và Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương) ở lớp 11. Sau đây là bản thống kê theo phiếu khảo sát đánh giá và qua các bài kiểm tra:

Sáng kiến kinh nghiệm

Tiêu chí Tỉ lệ hiểu bài, yêu thích các bài thơ nôm Đường luật, nhanh chóng nắm được nội dung, nghệ thuật

Tỉ lệ hiểu chung sơ sài về bài thơ, yêu thích bài thơ ở mức độ trung bình Tỉ lệ khơng hiểu, khơng u thích Khi chưa áp dụng đề tài (năm học 2013-2014) 50% 30% 20% Khi áp dụng năm 2014-2015 70% 20% 10% Khi áp dụng năm 2016-2017 90% 10% 0 %

Như vậy, ta có thể thấy rõ hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến này vào trong thực tế giảng dạy.

Sáng kiến kinh nghiệm

KẾT LUẬN

Là đỉnh cao rực rỡ của văn học Trung Quốc, trong suốt thời gian tồn tại và phát triển, thơ Đường luật đã để lại nhiều tác phẩm mẫu mực, có giá trị cao cùng hàng loạt những tác giả nổi tiếng: Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị…Nội dung trong thơ Đường luật thường mang tính chất trang trọng, cao siêu trong một hình thức nghệ thuật chật hẹp, gị bó, mẫu mực về niêm, luật, vần, đối, ngắt nhịp…

Trong quá trình giao lưu, tiếp biến giữa hai nền văn hóa Trung - Việt, thơ Đường luật có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nền văn học trung đại Việt Nam, đặc biệt trong dòng văn học viết bằng chữ Hán. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của chữ Nôm và văn học viết bằng chữ Nơm thì bên cạnh việc tiếp thu, thơ Đường luật đã được cha ơng ta Việt hóa và sáng tạo trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật, làm cho thơ Nôm Đường luật trở nên giản dị, gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam.

Nguyễn Trãi được coi là người “khai sơn phá thạch” cho quá trình tiếp thu, Việt hóa và sáng tạo thể thơ Đường luật từ góc độ đặc trưng thể loại trong thơ Nơm của dân tộc. Thuộc về yếu tố tiếp thu thơ Đường luật trong

Quốc âm thi tập là ở khía cạnh nội dung trang trọng, thơ cốt để tỏ chí, tỏ

lịng vì Nguyễn Trãi trước hết là một nhà nho chân chính, cùng việc tiếp thu những yếu tố nghệ thuật nghiêm ngặt về luật thi Đường đã tạo ra những bài thơ Nôm mẫu mực, sang trọng, là “khuôn vàng thước ngọc” của cả một thời đại văn học. Song, cái làm nên diện mạo trong thơ Nơm Nguyễn Trãi chính là việc ông đã Việt hóa và sáng tạo thành công thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại. Cụ thể, sáng tạo ở nội dung là việc Nguyễn Trãi đưa những yếu tố nơm na bình dị, dân dã, gần gũi với cuộc sống thường nhật của con người; Trên phương diện nghệ thuật, Nguyễn Trãi đã sáng tạo thành công thể thơ sáu chữ trong bài thơ thất ngôn, sử dụng cách ngắt nhịp 3/4 quen thuộc của dân

Sáng kiến kinh nghiệm

tộc, chứng tỏ cách ngắt nhịp trong Quốc âm thi tập không theo tiết tấu của thơ Đường Trung Quốc. Nguyễn Trãi cũng là người có ý thức dân tộc mạnh mẽ nên trong Quốc âm thi tập, chúng ta thấy một hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt, ngôn ngữ dân gian giản dị, thơng tục, khơng trau chuốt, cầu kì …đã mang đến cho thơ Nôm Đường luật một giọng điệu mới mẻ khác xa so với giọng điệu trong thơ Đường luật. Nguyễn Trãi đã góp phần làm mờ nguồn gốc ngoại lai của thơ Nơm Đường luật và chính những yếu tố sáng tạo trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi là cơ sở để các nhà nho sau này học tập như: Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến…

Sau Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương là người có ý thức Việt hóa và sáng tạo mạnh mẽ nhất trong dịng thơ Nơm Đường luật. Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo, độc nhất vơ nhị trong dịng văn học dân tộc. Dường như Xuân Hương không phá cách mạnh mẽ ở phương diên nghệ thuật của thơ Đường luật như Nguyễn Trãi mà bà chủ trương dùng hình thức nghiêm chỉnh của luật thi Đường để mang yếu tố mới vào nội dung. Sự Việt hóa và sáng tạo trên phương diện nội dung trong Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương được thể hiện rõ nhất ở việc bà đưa những yếu tố thơng tục, đời thường vào trong thơ của mình nhằm khẳng định khát vọng tình yêu và hạnh phúc trần thế của con người. Ngoài ra trên phương diện nghệ thuật, Xuân Hương tỏ ra độc đáo trong cách gieo vần, sử dụng các từ mạnh cùng yếu tố ngôn ngữ dân gian, hàng ngày mang đến cho thơ Nôm Đường luật âm điệu gần gũi, quen thuộc. Chính vì vậy, bà trở thành một đỉnh cao của dịng thơ Nơm Đường luật Việt Nam.

Nói tóm lại, trong ngần ấy thế kỉ tồn tại và phát triển, thơ Nôm Đường luật đã tạo nên những diện mạo mới mẻ so với thơ Đường. Sự đóng góp có ý nghĩa của hai tác giả Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương trên phương diện nội dung và hình thức thể loại trong thơ Nơm của dân tộc là cơ sở để chúng ta tự hào một cách chính đáng về một thể loại văn học tuy có nguồn gốc ngoại lai nhưng đã mang đậm dấu ấn và phong cách con người Việt Nam.

Sáng kiến kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tìm hiểu sự tiếp thu, việt hoá và sáng tạo thể thơ đường luật từ đặc trưng thể loại (khảo sát qua quốc âm thi tập của nguyễn trãi và thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương) (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)