Phản ánh đời sống tinh thần của cư dân thời Lê sơ

Một phần của tài liệu Sưu tầm hiện vật gốm sứ thời lê sơ (thế kỷ XV XVI) lưu giữ tại bảo tàng lịch sử quốc gia (Trang 74 - 77)

2.2. Giá trị văn hóa

2.2.3. Phản ánh đời sống tinh thần của cư dân thời Lê sơ

Hệ tư tưởng và sinh hoạt tín ngưỡng trong xã hội Đại Việt cũng được phản ánh trên hoa văn đồ gốm men thời kỳ này. Đó là những đề tài mang ý nghĩa Phật giáo như hoa sen, chữ Vạn…và các đề tài mang ý nghĩa Đạo giáo như bát bảo, sừng tê ngọc báu, tiên cưỡi phượng, tiên cưỡi hạc…bên cạnh những đề tài mang ý nghĩa Nho giáo như Kỳ Lân, Long mã, Cá hóa rồng, chữ Khổng Tử Phụ… Các sản phẩm gốm thời kỳ này phục vụ nhu cầu tâm linh cũng được sản xuất như lư hương, đài thờ, đĩa bồng, chân đèn…Điển hình có

“Lư hương hoa lam” (Ảnh 47, PL1) cao 12,5cm, đường kính 21,6cm, bị sứt

75

trí băng văn chữ “tỉnh” trên cổ. “Đài thờ hoa lam” (Ảnh 46, PL1) cao 26,3cm, đường kính 17,5cm, bị vỡ gắn lại. Đài gồm 3 phần: phần trên hình bát có gờ uốn nổi dưới miệng, thành cong; phần giữa hình cầu; phần đế được trổ thủng. Trang trí các băng văn cánh hoa uốn, cánh sen có dải xoắn, mây, cánh sen, cỏ. Hai đai giữa và viền đế tô nâu.

Trên những sản phẩm gốm còn được trang trí hình ảnh người đang chắp tay quỳ lạy ở các cơng trình kiến trúc tơn giáo (Bản vẽ 10, PL2). Tiêu biểu là hiện vật “Lọ tỳ bà hoa lam” ký hiệu LSb.24534. Riêng “Đĩa men trắng” ký hiệu LSb.24428, còn nguyên vẹn, thành ngoài và thành trong kẻ đường chỉ lam, trong lịng đĩa có viết chữ “Khổng Tử Phụ”.

Thời Lê sơ Nho giáo chiếm địa vị độc tơn. Sự phát triển của giáo dục góp phần quan trọng vào việc phổ cập Nho giáo. Thêm vào đó nhà nước thường xuyên ban hành các điều lệnh về lễ giáo trong nhân dân (như về hôn nhân, quan hệ vợ chồng, tang lễ…) buộc các quan chức địa phương phải giảng giải và theo dõi việc thực hiện. Tuy nhiên, những giáo điều khắt khe của Nho giáo không được nhân dân dễ dàng chấp nhận. Năm 1485, Thánh Tông vẫn dụ các quan: “Trẫm từ khi lên ngôi đến giờ, phàm những phép dạy dân nên phong tục tốt…không cái gì là khơng nói ra trong lời huấn dụ…thế mà…tục dân vẫn chưa được tốt” [39, tr.292].Trước đây phong kiến nhà Minh trong thời gian thống trị nước ta đã lợi dụng Phật giáo và Đạo giáo để mê hoặc nhân dân. Chúng truyền bá các hình thức mê tín, tà thuật, phù phép, đào tạo hàng loạt thuật sĩ, đạo sĩ, tăng nhân chun sống bằng nghề ma chay, bói tốn. Khi nhà Minh bị đánh đuổi ra khỏi đất nước ta thì Phật giáo và Đạo giáo vẫn được nhân dân tin theo. Vì tư tưởng từ bi, hỷ xả của đạo Phật, tư tưởng gần thiên nhiên, thoát tục của Đạo giáo gần gúi với nhân dân hơn là những quy định nghiêm ngặt của Nho giáo. Ngay cả vua Lê Thánh Tông cũng phải

76

thừa nhận: “ Giáo lý Phật giáo, Đạo giáo hết thảy đều mê dời lừa dân, che lấp nhân nghĩa, cái hại của nó khơng kể xiết mà lịng người thì vẫn rất ham tin. Đạo của Thánh hiền (Nho giáo), lớn là Tam cương, Ngũ thường, nhỏ thì tiết văn, độ số đều thiên dụng trong cuộc sống thường ngày, mà lịng ham thích của người ta lại chẳng bằng Phật giáo, Đạo giáo” [37] .

Có thể nói tình hình xã hội đương thời của thời Lê sơ thế kỷ XV – XVI đã ảnh hưởng và được các nghệ nhân gốm phản ánh, đưa vào sản phẩm của mình những đề tài mang ý nghĩa Nho giáo, đó là hệ tư tưởng và sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Việt thơng qua các nét vẽ, hình tượng nghệ thuật trên các hiện vật gốm.

Ngoài ra, trang trí hoa văn trên hiện vật gốm thời Lê sơ còn thể hiện

tâm tư, tình cảm, văn hóa ứng xử của con người Việt Nam thời bấy giờ như là

hình ảnh hai người khoanh tay, cúi đầu chào nhau, người lớn cõng trẻ nhỏ, học trò quỳ lạy thầy đồ (Bản vẽ 4, PL2)…Tiêu biểu như trên “Đĩa gốm hoa

lam” ký hiệu LSb.24411 vẽ người phụ nữ tóc bng dài ngồi trước lư hương nét mặt đượm buồn, cũng trên một “Đĩa gốm hoa lam” khác ký hiệu LSb.24413, dưới vầng trăng khuyết một ông già đang chèo thuyền trong tâm trạng suy tư trở một người phụ nữ, tóc búi, đang ngồi bó gối trước mũi thuyền… Ngồi ra cịn có một số ít những đồ án mang tính đột phá, như thốt ra khỏi sự bó buộc của lễ giáo phong kiến. Đó là cảnh nam nữ làm tình dưới bụi tre hay trên chiếc “Âu hoa lam” ký hiệu LSb.24569 vẽ cảnh thiếu nữ đang tắm, phát hiện thấy có người thanh niên đang nhìn trộm liền ngồi thụp xuống, lấy tay che ngực và một phụ nữ khác ngực trần, tay ôm áo đang đi tới…

Một số hình ảnh về hoa lá như hoa sen, hoa cúc biểu tượng cho âm dương đối đãi (hoa sen – âm, hoa cúc – dương), là cội nguồn của sự sinh sôi theo tư duy nơng nghiệp hoặc tùng, trúc được ví với người quân tử… và hoa lá còn biểu thị cho quy luật vận động của không gian và thời gian với bốn

77

mùa xuân, hạ, thu, đông… đều được các nghệ nhân đương thời thể hiện trang trí trên đồ gốm. Ví dụ như trên chiếc “Liễn men xanh” (Ảnh 12, PL1) trang trí hoa văn vân mây ở thành ngồi, trong lịng trang trí hoa cúc hay “Tước hoa lam” có ký hiệu LSb.9266 vẽ hoa cúc dây và vân mây, “Bát hoa lam” có ký hiệu LSb.21814 vẽ hoa cúc dây và văn cánh sen…

Trong các loại hình gốm đương thời thì đồ gốm dùng trong lĩnh vực tơn giáo, tín ngưỡng chỉ có chân đèn, đài thờ, lư hương …Tuy không phong phú về chủng loại nhưng sự hiện diện của chúng là căn cứ quan trọng để nghiên cứu, khai thác thơng tin cho thấy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của đông đảo cộng đồng người Việt đương thời.

Nghiên cứu ba chiếc “Bình vơi” gốm thời Lê sơ cịn cho biết về phong tục ăn trầu – một nét đẹp văn hóa của người Việt, tiêu biểu như: Chiếc “Bình

vơi” ký hiệu LSb. 28262, cao 7,2cm, đường kính miệng 1,9cm, đường kính đế 4,7cm và chiếc “Bình vơi” ký hiệu LSb.28261 cao 11,5cm, đường kính miệng 1,7cm, đường kính đế 7,4cm. Bình vơi thời kỳ này được tạo dáng thân hình cầu, chân đế tơ nâu, đáy để mộc, miệng nhỏ trịn, quai đắp nổi hình chữ S. Cả ba chiếc bình vơi trong sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ đều trang trí rất đơn giản, không cầu kỳ, chau chuốt nhưng rất đẹp. Những chiếc bình vơi này khơng chỉ có ở thời Lê sơ mà đã được người Việt sử dụng ở các thời kỳ trước đây. Điều đó chứng tỏ tục ăn trầu đã có từ rất lâu đời và nó trở thành phong tục - nét đặc trưng văn hóa của người Việt, dung dị, thuần hậu và thắm đượm nghĩa tình.

Một phần của tài liệu Sưu tầm hiện vật gốm sứ thời lê sơ (thế kỷ XV XVI) lưu giữ tại bảo tàng lịch sử quốc gia (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)