3.1. Thực trạng công tác bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập
3.1.1. Thực trạng công tác bảo quản sưu tập
3.1.1.1. Công tác bảo quản sưu tập trong kho cơ sở
Tổ chức kho – bảo quản hiện vật, sưu tập hiện vật bảo tàng là khâu công tác quan trọng mà Nhà nước giao cho bảo tàng. Toàn bộ những hiện vật và sưu tập hiện vật bảo tàng trong kho cơ sở của bảo tàng là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc. Do dó chúng được bảo vệ bằng pháp luật. Các bảo tàng phải áp dụng phương pháp bảo quản phòng ngừa và bảo quản trị liệu (hay còn được gọi là bảo quản kỹ thuật) đối với hiện vật bảo tàng. Sử dụng các phương tiện trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để bảo quản và tổ chức kho bảo quản hiện vật, sưu tập hiện vật theo chất liệu nhằm kéo dài “tuổi thọ” cho chúng và gìn giữ chúng khơng bị hư hỏng mất mát [29, tr.115].
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo quản hiện vật bảo tàng cho nên kho bảo quản của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia thường xuyên nhận được sự quan tâm chú ý của Ban Giám đốc bảo tàng, được đầu tư kinh phí, nâng cấp từ việc cải tạo môi trường đến đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác bảo quản. Hiện nay, hệ thống kho bảo quản hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trở thành một trong những kho bảo quản hiện vật bảo tàng hiện đại của Việt Nam. Từ một kho chung lưu giữ toàn bộ hiện vật nhiều chất liệu đến nay hệ thống kho của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (cơ sở 1) đã được phân chia thành 9 kho riêng biệt để bảo quản hiện vật theo chất liệu gồm:
85
1) Kho đá nguyên thủy
2) Kho đồng cổ đại (Tiền Đông Sơn và Đông Sơn) 3) Kho đồng, đá phong kiến
4) Kho gốm Việt Nam 5) Kho gốm Cù Lao Chàm 6) Kho gỗ, giấy, vải
7) Kho xương
8) Kho hiện vật nước ngoài 9) Kho đặc biệt.
Nằm trong hệ thống kho cơ sở của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, kho gốm Việt Nam và kho gốm Cù Lao Chàm có tổng diện tích là 230m2 và sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ được bảo quản tại 2 kho này.
Hiện nay, tất cả các kho bảo quản của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nói chung và kho gốm nói riêng đều được trang bị những thiết bị hiện đại như: máy điều hòa, máy hút ẩm, các thiết bị đo như ẩm kế, nhiệt kế được trang bị đầy đủ gồm có nhiệt kế tóc, nhiệt ẩm kế khơ – ướt, máy hút bụi, thiết bị thơng gió, hệ thống báo động, báo cháy và hệ thống tủ, kệ, giá bảo quản hiện vật trong kho…Ngồi ra, cịn có hệ thống cửa, khóa được làm bằng những vật liệu bền vững và chắc chắn để đảm bảo an toàn cho hiện vật.
Bên cạnh đó, kho bảo quản của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã được xây dựng và thực hiện tốt quy trình đăng ký nhập hiện vật, làm hồ sơ bảo quản.v.v... Các phiếu tu sửa bảo quản hiện vật được làm mỗi khi tiến hành xử lý một hiện vật cụ thể. Mỗi phiếu này đều ghi rõ tên hiện vật, số đăng ký, kích thước, tình trạng hiện vật, phương pháp và các vật tư được sử dụng để xử lý bảo quản, có chụp ảnh hiện vật trước và sau khi bảo quản. Hệ thống sổ sách, phích phiếu được nghiên cứu, trao đổi, sắp xếp lại, bổ sung mới một số dữ liệu thông tin cho phù hợp với việc áp dụng quản lý hiện vật bằng máy tính.
86
Hiện nay, qua công tác khảo sát của chúng tơi được biết tồn bộ hiện vật gốm thời Lê sơ được bảo quản trong kho gốm Việt Nam và kho gốm Cù Lao Chàm và 2 kho này giao cho hai cán bộ phòng Quản lý hiện vật đảm nhận. Cán bộ phụ trách kho gốm của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có trình độ chun mơn được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm, ln theo dõi tình trạng hiện vật trong quá trình bảo quản và vệ sinh môi trường trong kho hàng ngày, kịp thời phát hiện những vấn đề có liên quan đến tuổi thọ, sự an tồn của hiện vật để đề xuất những biện pháp xử lý kịp thời.
Nhằm kéo dài tuổi thọ của các bộ sưu tập, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tổ chức sắp xếp lại kho bảo quản, tiến hành tổng kiểm kê hiện vật. Đồng thời, bảo tàng cũng gửi cán bộ chuyên môn, phụ trách kho bảo quản ra nước ngoài để thực tập, tham quan, nghiên cứu và bồi dưỡng kiến thức về công tác bảo quản, nâng cao kỹ năng và áp dụng kỹ thuật về bảo quản hiện vật bảo tàng.
Trong kỹ thuật bảo quản hiện vật bảo tàng, cán bộ bảo tàng luôn tuân thủ nghiêm ngặt những phương pháp bảo quản hiện vật. Trước khi áp dụng kỹ thuật bảo quản trị liệu, phục dựng hay khi tiến hành bất cứ một can thiệp nào vào hiện vật, cán bộ bảo tàng cũng đều phải xác định mức độ cần thiết của chúng để có thể hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng làm hư hỏng hiện vật.
Với sự đầu tư và những việc làm thiết thực trong các hoạt động bảo quản hiện vật nên công tác bảo quản sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã đạt được những kết quả nhất định như sau:
Các hiện vật gốm trong sưu tập đều được sắp xếp trên các tủ, giá, và kệ chuyên dụng.
Nhiệt độ và độ ẩm trong kho bảo quản luôn luôn đảm bảo đúng yêu cầu của hiện vật bằng gốm đó là: nhiệt độ (0C) là 20±2 và độ ẩm (RH%) dưới 50%, ánh sáng tương đối là 300 Lx.
87
Các hiện vật gốm trong sưu tập sau khi được thu nhận về đều được làm sạch muối và các chất ăn mòn khác bám lên hoặc thấm vào hiện vật bằng nước sạch và các chất tẩy rửa trung tính.
Đối với những hiện vật gốm bị sứt, mẻ, vỡ thành nhiều mảnh đã được tiến hành phục dựng.
Ở kho có lượng ánh sáng chiếu vào hiện vật được hạn chế tới mức tối đa và chế độ thơng gió tốt.
Các thiết bị phục vụ công tác bảo quản hiện vật, bảo đảm an toàn chúng ở trong kho đều hoạt động tốt…
Có thể nói cơng tác bảo quản hiện vật gốm ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tốt nên đã tạo điều kiện cho việc kéo dài tuổi thọ của chúng; hiện vật luôn giữ được trạng thái ban đầu cịn những chỗ bị hư hỏng, xuống cấp thì cán bộ bảo tàng đã có những biện pháp khoa học xử lý kịp thời. Mặc dù vậy, công tác bảo quản hiện vật bảo tàng nói chung và sưu tập hiện vật gốm thời Lê sơ nói riêng trong kho bảo quản của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện nay vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế như: Diện tích kho cịn hạn hẹp nên một số hiện vật vẫn bị xếp chồng lên nhau, hơn nữa nhiều hiện vật nằm sâu dưới lòng đất trong một thời gian quá dài, nay phát hiện, thu thập về bảo tàng lưu giữ vẫn chưa xử lý hết những hiện vật đang bị xuống cấp do yếu tố môi trường, thời gian tác động.v.v…
3.1.1.2. Công tác bảo quản sưu tập trên hệ thống trưng bày
Sự thành công của một phòng trưng bày bên cạnh việc lựa chọn hiện vật tiêu biểu, điển hình và sử dụng kỹ thuật, nghệ thuật trưng bày thì một phần không thể thiếu trên hệ thống trưng bày là thiết bị trưng bày. Thiết bị trưng bày đòi hỏi phải đảm bảo được yêu cầu của công tác trưng bày đồng thời đảm bảo được cả yêu cầu của công tác bảo quản hiện vật khi trưng bày.
88
Cho nên, công tác bảo quản hiện vật trên hệ thống trưng bày được các bảo tàng đều rất chú trọng, đồng thời các thiết bị bảo quản hiện vật đều phải đảm bảo an toàn cho hiện vật, tránh hư hỏng và mất mát hiện vật do con người và môi trường gây ra.
Từ năm 2000 trở lại đây, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tiến hành chỉnh lý, nâng cấp hệ thống trưng bày với giải pháp hệ thống trưng bày mới vừa đảm bảo nội dung khoa học, vừa ứng dụng được thành tựu và cơng nghệ hiện đại trong đó sử dụng chủ yếu là vật liệu mới, ánh sáng và trang thiết bị như:
Gỗ ép polyme (sản phẩm mới sáng chế cuả Viện Hóa chất), thiết bị chiếu sáng Halozen, Compact, pha chiếu sáng đặc chủng của hãng Philip nhằm chiếu sáng cục bộ cho hiện vật và chiếu sáng nghệ thuật, thiết bị gồm hai nhóm: Nhóm 1 phục vụ người xem và các nhà nghiên cứu gồm hệ thống
nghe nhìn do Nhật Bản tài trợ lắp đặt tại từng phòng trưng bày nhằm phục vụ
khách tham quan thông qua các bộ phim tư liệu, phim khoa học .v.v… giúp họ nhận thức sâu hơn nội dung trưng bày của bảo tàng. Ngồi ra, cịn có hệ thống
màn hình cảm ứng giúp khách tham quan và nhà nghiên cứu kiếm tìm tài liệu,
hiện vật một cách nhanh chóng. Nhóm 2 gồm các thiết bị bảo vệ hiện vật và bảo tàng như hệ thống báo cháy tự động, hệ thống báo động điện tử…
Hiện nay, cùng với các hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong đó có sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ đang được trưng bày tại chủ đề “Triều Lê sơ – Mạc – Lê trung Hưng”, các hiện vật này được đặt trong các tủ kính có chất liệu tốt và hệ thống ánh sáng phù hợp, hiện đại cho nên các hiện vật gốm sứ thời Lê sơ khơng những được đảm bảo an tồn, khơng bị hư hại, đảm bảo cả tính mỹ thuật trưng bày mà cịn đáp ứng được nhu cầu tham quan của công chúng. Các hiện vật trong sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ được trưng bày trong tủ kính đã tránh được bụi bẩn xâm nhập vào hiện vật và được cán bộ bảo tàng thường xuyên làm vệ sinh hiện vật gốm trưng bày theo định kỳ vào ngày thứ hai trong tuần đầu tiên của mỗi tháng.
89
Trên hệ thống trưng bày chung trong đó có khơng gian trưng bày hiện vật gốm thời Lê sơ của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn lắp đặt hệ thống máy quay camera, báo động, báo cháy nhằm đảm bảo an ninh cho hiện vật, chống mất cắp hiện vật. Cụ thể, từ năm 1992 bảo tàng đã phối hợp với Bộ Cơng an lắp đặt tồn bộ hệ thống báo cháy tại hệ thống trưng bày thường xuyên. Hệ thống này được kết nối với trung tâm điều khiển do cán bộ bảo vệ chuyên trách ứng trực 24/24h. Hệ thống báo động báo cháy này đã phát huy được hiệu quả trong quá trình sử dụng. Trên thực tế đến nay Bảo tàng Lịch sử Quốc gia chưa để xảy ra sự cố nào, nhưng về mùa mưa bão, nếu chỉ sơ suất đóng cửa khơng chặt bị gió thổi đẩy cửa ra hoặc xảy ra sự cố chập điện gây khói thì hệ thống báo cháy báo ngay về trung tâm biết sự việc đã xảy ra ở khu vực nào trong bảo tàng. Hơn nữa, trong Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cịn có hệ thống máy điều hịa hiện đại đã được sử dụng từ nhiều năm nay nên hiện vật trưng bày trong đó có hiện vật gốm thời Lê sơ luôn luôn giữ được trạng thái ổn định.
Bên cạnh đó, hàng ngày có cán bộ phịng Trưng bày – Tuyên truyền, cán bộ phòng Bảo vệ đi kiểm tra phát hiện những sự cố, những chỗ hư hỏng của hiện vật và trang thiết bị trưng bày, nếu có vấn đề gì thì họ thơng báo ngay cho bộ phận Kỹ thuật - Bảo quản để xử lý kịp thời.
Song song với việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật bảo quản, bảo vệ hiện vật, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn rất chú ý đến yếu tố con người làm công tác này. Từ một tổ bảo vệ đã được nâng cấp thành phòng Bảo vệ, dưới sự chỉ đạo của ban Giám đốc và họ không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Từ tháng 4 năm 2000, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã phối hợp với Bộ Công an để được biên chế một trung đội cảnh sát bảo vệ trực tiếp vịng ngồi của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia suốt ngày đêm và bảo vệ
90
hiện vật đồng thời tham gia bảo vệ cả trong q trình mang hiện vật đi trưng bày ngồi bảo tàng.
Mặc dù đã có sự quan tâm, đầu tư cho hệ thống trưng bày về mặt trang thiết bị cũng như nguồn nhân lực nhưng trong công tác bảo quản trên hệ thống trưng bày nói chung của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong đó có chủ đề trưng bày “Triều Lê sơ – Mạc – Lê Trung Hưng” vẫn còn những hạn chế sau: Sử dụng nguồn sáng tự nhiên làm ánh sáng tổng thể cho phòng trưng bày kết hợp với việc chiếu sáng cục bộ cho hiện vật bằng ánh sáng nhân tạo trong đó nguồn sáng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn, khó khống chế, có nhiều tia cực tím (UV) gây tác hại tới độ bền của hiện vật. Ngoài ra, hiện nay hệ thống chiếu sáng cục bộ của bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng đã trở nên lạc hậu vì sử dụng các loại bóng halozen 50W- 300W, 220V tiêu tốn nhiều điện năng, phát ra nhiệt lượng lớn. Ánh sáng cục bộ chưa làm nổi bật được những hiện vật qúy hiếm, đặc sắc đặc biệt là những hiện vật là bảo vật quốc gia như “Chiếc bình
gốm hoa lam vẽ thiên nga” trong sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ…
Mặt khác, hệ thống tủ, bục làm bằng chất liệu chống cháy, chống mối mọt rất tốt nhưng lại chưa phù hợp với việc trưng bày những hiện vật quý hiếm, có giá trị địi hỏi phải có sự tơn hiện vật. Hiện nay, đối với các hiện vật gốm sứ thời Lê sơ đều đang được trưng bày trong tủ kính, trên các giá bằng kính hoặc các bục làm bằng gỗ ép có bọc vải trắng nhưng chưa làm nổi bật vị trí các hiện vật này nhất là các hiện vật độc bản và hiện vật là bảo vật quốc gia nên chưa gây được ấn tượng sâu sắc đối với công chúng tham quan chủ đề này bảo tàng.