Giá trị kỹ thuật

Một phần của tài liệu Sưu tầm hiện vật gốm sứ thời lê sơ (thế kỷ XV XVI) lưu giữ tại bảo tàng lịch sử quốc gia (Trang 77 - 84)

Để sáng tạo ra những sản phẩm gốm đạt trình độ cao về kỹ thuật và mỹ thuât, không chỉ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống mà còn phục vụ xuất khẩu, cư dân Đại Việt thời Lê sơ đã nắm bắt được bí quyết chọn nguyên liệu, kỹ thuật làm gốm có tính thống nhất và chuyên nghiệp cao. Họ đã sản xuất ra

78

những sản phẩm có chất lượng cao và thẩm mỹ nghệ thuật để từ đó bức tranh mn màu của cuộc sống cư dân thời Lê sơ được phản ánh một cách trung thực và sinh động.

Những dấu ấn kỹ thuật trên hiện vật gốm thời Lê sơ là đặc trưng cho kỹ thuật sản xuất gốm của một thời đại lịch sử. Đồng thời dấu ấn kỹ thuật cịn thể hiện trình độ, sự phát triển tư duy trong sản xuất và sự phát triển kinh tế, xã hội thời Lê sơ. Giá trị kỹ thuật của sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ thế kỷ XV – XVI được thể hiện thông qua các dấu ấn của quy trình tạo cốt gốm, kỹ thuật phủ men và kỹ thuật nung.

Cơ sở đầu tiên để hình thành nên các lò gốm và tạo ra được một sản phẩm gốm là đất sét làm gốm. Các nghiên cứu về dân tộc học, lịch sử và kết quả của các cuộc khai quật khảo cổ học cho biết những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn đất tại chỗ hoặc di cư đến những nơi có nguồn đất làm gốm. Nguyên liệu làm đồ gốm chủ yếu là đất sét. Nhưng tùy theo loại (đất nung, sành…) mà chất lượng của nguyên liệu này thay đổi. Nguyên liệu làm gốm còn phụ thuộc vào từng địa phương khác nhau. Mỗi làng gốm lại sử dụng loại đất khác biệt và đây là đặc điểm để nhận ra xuất xứ của đồ gốm. Đồ sành của Thổ Hà được dùng đất khai thác tại chỗ. Gốm Bát Tràng lại dùng các loại đất cao lanh màu trắng và hồng nhạt thường mua ở nơi khác. Chất liệu cấu tạo nên gốm Chu Đậu gồm đất sét, tro trấu, một số men đá, cao lanh, trong đó thành phần chính là đất sét trắng và cao lanh vì sản phẩm chủ yếu là đồ gốm sứ. Đồ gốm sứ địi hỏi đất sét phải có chất lượng khá tốt và phải thanh lọc khử tạp chất kỹ, có vậy xương gốm mới trắng mịn. Ngay từ khi con người phát minh ra đồ gốm họ đã biết xử lý pha chế đất và kỹ thuật xử lý pha chế đất ngày càng phát triển và hoàn thiện. Bởi vì dù là đất tốt nhưng trong đất vẫn chứa nhiều tạp chất. Hơn thế cũng do yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra

79

sản phẩm phù hợp. Trong quá trình xử lý, tùy theo yêu cầu của từng loại gốm mà người ta có thể pha thêm cao lanh ở mức độ nhiều ít khác nhau. Những loại đất sét gầy nhiều cát, độ hút nước khơng cao mà đất lại dễ bở thì cần phải tìm cách bỏ bớt cát đi. Những loại đất sét mỡ, ít cát, hút nước nhiều, q dính thì phải pha thêm cát và một số chất không dẻo để chống rạn nứt trong khi phơi hay nung gốm.

Thông qua các hiện vật gốm trong sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ có thể thấy nguyên liệu làm gốm thời Lê sơ đã được nâng cao hơn so với giai đoạn trước. Đất xương gốm được tinh lọc kỹ, tỷ lệ cao lanh cao, xương gốm trắng mịn, độ nung cao…

Sau khi đã chọn được nguyên liệu tốt và tiến hành xử lý, pha chế đất, người thợ làm gốm thời Lê sơ bắt đầu tiến hành tạo dáng sản phẩm bằng các kỹ thuật thủ công. Phần lớn đồ gốm thời kỳ này được tạo dáng chủ yếu bằng kỹ thuật bàn xoay. Đất sét sau khi xử lý được đưa lên bàn xoay để chuốt thành phơi, trước khi trang trí hoa văn và tráng men. Ngồi kỹ thuật tạo hình bằng bàn xoay các kỹ thuật khác như nặn bằng tay, in khuôn cũng được sử dụng. Sau khi tạo dáng sản phẩm thì sản phẩm vẫn còn ướt và dễ bị biến dạng. Người thợ gốm phải tiến hành phơi sản phẩm trên giá gỗ, để nơi thống mát, sao cho sản phẩm khơ đều, khơng bị nứt nẻ, khơng làm thay đổi hình dáng sản phẩm. Sản phẩm sau khi đã được phơi hong cho cương tay xong đem ủ vóc và sửa lại cho hoàn chỉnh. Người thợ gốm tiến hành các động tác cắt, gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận của sản phẩm (như vòi ấm, quai tách…), khoan lỗ trên các sản phẩm, tỉa lại đường nét hoa văn và chuốt nước cho mị mặt sản phẩm.

Sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ hội tụ khá nhiều dòng men như men ngọc, men trắng, men nâu, men lam xám, men trắng hoa lam…Các hiện vật

80

gốm trong sưu tập chịu sự tác động của môi trường xung quanh và con người, trải qua một thời gian dài bị chôn vùi dưới lịng đất, lớp men bên ngồi hiện vật đã bị bong tróc và biến đổi đi khá nhiều nhưng những lớp men còn lại trên hiện vật trong sưu tập hiện vật gốm thời Lê sơ vẫn cho thấy những màu men đạt trình độ kỹ thuật cao và sự phát triển của các dòng men thời kỳ này. Men là lớp áo ngoài của gốm ở trạng thái thủy tinh hóa. Men khơng chỉ là hình thức trang trí cho sản phẩm mà cịn có vai trị bảo vệ, tăng thêm độ bền vững và độ cứng cho gốm. Sau khi sản phẩm mộc đã hồn chỉnh, nó có thể được nung sơ bộ ở nhiệt độ không cao rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm hồn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung… Men gốm thời Lê sơ khá mịn, bóng, được tráng rất đều tay và nung trong lò với nhiệt độ cao nên lớp men phủ lên mặt đồ gốm được nung chảy dàn mỏng (mỏng hơn lớp men tráng thời Trần), láng bóng trên mặt gốm, rất đều chứ không bị co men, chảy thành giọt ngấn đọng hoặc bị chỗ dày, chỗ mỏng. Nếu quan sát kỹ các hiện vật trong sưu tập hiện vật gốm thời Lê sơ ta sẽ thấy đáy của đa số hiện vật thường được quét một lớp son nâu màu đậm (lớp son này không phải là men mà chỉ là một lớp son pha màu nâu rất mỏng để bảo vệ đáy sản phẩm). Đây là điểm rất đặc trưng của hiện vật gốm thời Lê sơ vì đáy các hiện vật gốm thời Lý không được tô son nâu mà thường để đất mộc.

Để sản phẩm đạt đến độ hoàn hảo trước khi đem nung thì người thợ gốm phải tiến hành sửa hàng men. Người thợ gốm sẽ kiểm tra xem sản phẩm có chỗ nào khuyết men thì bơi quệt vào chỗ ấy. Sản phẩm gốm thời Lê sơ trước khi đem đi nung thường được cạo men ở trong lòng sản phẩm hay còn gọi là ve lịng. Sau đó, họ tiến hành cạo men ở chân sản phẩm, vén men hai bên mép chân, thao tác này được gọi là cắt dò. Cuối cùng sản phẩm được xếp chồng lên nhau rồi đưa vào lò nung.

81

Một mẻ gốm có thành cơng hay khơng là do quá trình nung quyết định Cơng đoạn này địi hỏi người làm gốm phải hết sức chú ý trong việc điều chỉnh ngọn lửa trong lò nung để cho ra những sản phẩm gốm theo ý muốn.

Thời Lê sơ thường sử dụng lị ếch (hay lị cóc) để nung gốm [24, tr.29]. Lị ếch có hình dáng giống như một con ếch nằm dài khoảng 7m, bề ngang chỗ rộng nhất khoảng 3 – 4m, cửa lò rộng khoảng 1,2m, cao 1m. Đáy lò phẳng nằm ngang, vòm lị cao khoảng từ 2 – 2,7m. Bên hơng lị có một cửa ngách rộng 1m, cao 1,2m phục vụ cho việc chồng lị và dỡ sản phẩm. Lị có 3 ống khói thẳng đứng cao từ 3 – 3,5m. Trong mỗi bầu lò người ta chia thành 5 khu vực xếp sản phẩm như hàng dàn, hàng gáy, hàng giữa, hàng chuột, hàng

chạy và hàng mặt. Trong quá trình sử dụng lâu dài lò ếch, để khắc phục nhược điểm của lớp đất gia cố bên trong và sàn lị người ta thay vào đó lớp gạch mộc và vữa ghép sử dụng chính loại đất làm gạch đó. Những thế kỷ về sau, bên cạnh lò ếch, ở các làng gốm xuất hiện nhiều loại lò như làng gốm Bát Tràng sử dụng lò đàn (thế kỷ XIX), lò bầu (thế kỷ XX)… Muốn cho sản phẩm gốm ra lị khơng bị sụn, đổ, ám muội, đồng thời có thể chồng lên nhau nhiều tầng để tận dụng khơng gian lị đều phải dùng bao nung. Bao nung thường làm bằng đất chịu nhiệt cao. Qua các tài liệu nghiên cứu và khai quật khảo cổ học cho thấy bao nung ở lò gốm Bát Tràng được tạo thành từ các loại gạch vuông ghép với nhau. Loại gạch này sau hai, ba lần sử dụng trong lò đạt đến độ lửa cao và cứng gần như sành. Bao nung ở lị gốm Chu Đậu có hình vại, dày 2 – 3cm, cao trung bình 25cm, đường kính 20 – 25cm.

Các loại rơm, rạ, tre nứa thường được sử dụng để đốt lị. Nhưng sau đó rơm rạ thường được kết hợp với các loại củi phác và củi bửa để đốt lị. Ngồi ra cũng có thể sử dụng các loại gỗ để đốt lò, chỉ trừ mấy loại gỗ như sung, đa,gạo, vối. Củi phác và củi bửa sau khi đã bổ được xếp thành đống ở ngoài trời, phơi sương nắng cho ải ra rồi mới đem sử dụng.

82

Sau quá trình gia cơng hồn chỉnh, sản phẩm mộc được đưa vào lò nung. Việc xếp sản phẩm trong lị nung như thế nào là tùy thuộc vào kích cỡ của sản phẩm và hình dáng, kích cỡ của bao nung trên nguyên tắc vừa sử dụng triệt để khơng gian trong lị, vừa tiết kiệm được nhiên liệu mà lại đạt hiệu nhiệt cao. Phương pháp xếp hiện vật trong bao nung rất năng động và sáng tạo. Hiện vật nhỏ được đặt trong hiện vật lớn. Tước có thể đặt trên cùng của một chồng bát. Nhiều sản phẩm khác nhau có thể đặt trong một bao nung miễn là tận dụng được thể tích bao mà khơng bị dính. Đặc biệt, thời Lê sơ, kỹ thuật nung có sự cải tiến đó là các sản phẩm gốm đem nung được ve lòng (làm cho trong lịng bát có một vịng trịn được cạo men, để khi nung chồng , sản phẩm để trên khơng dính vào lịng sản phẩm để dưới). Tuy nhiên thì kỹ thuật nung dùng con kê vẫn được sử dụng. Kỹ thuật nung chồng ve lịng cũng làm cho hình dáng và trang trí trên sản phẩm gốm có phần biến đổi. Nếu như các loại bát, đĩa gốm thời Lý có chân nhỏ và sử dụng con kê thì các loại bát, đĩa gốm thời Lê sơ chân rất to và cao để khi nung chồng ve lịng khơng bị dính nhau.

Khi đốt lị thì tùy từng loại chất liệu của sản phẩm, tùy loại men mà nhiệt độ nung được sử dụng các mức độ khác nhau. Ví dụ gốm màu nâu nung ở nhiệt độ dưới 9000C, nếu cao hơn sẽ bay màu. Ngược lại gốm men trắng vẽ lam thì nhiệt độ khơng thể dưới 12000C. Với gốm men nhiều màu, có loại chỉ nung một lần với nhiệt độ cao 12000C - 13000C. Đó là gốm men “tam thái” (ba màu: xanh rêu, trắng ngà, nâu) của Bát Tràng. Nhưng cũng có loại phải nung hai lần như gốm Chu Đậu. Nhiệt độ nung gốm được phân làm hai lần: lần 1 dùng để nung gốm men lam, nhiệt độ nung cao từ 12000C - 13000C, lần 2 dùng cho men vẽ nhiều màu, nhiệt độ nung thấp hơn 6000C – 7000C, vì vậy men màu thường bị bay khi ngâm dưới nước biển.

83

Điều quan trọng là người thợ gốm phải làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín thì hạ

nhiệt độ từ từ chính là bí quyết thành cơng của khâu đốt lị.

Có thể nói, nghề làm gốm là một nghề thủ cơng truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Nó cũng có những bước thăng trầm, nhưng sức sống và sự tồn tại của nó thật bền bỉ, dẻo dai, xuyên suốt các thời kỳ lịch sử trước đây cho đến ngày nay. Đó cũng là một nét rất đáng tự hào trong việc giữ gìn nghề truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.

84

Chương 3

GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

CỦA SƯU TẬP HIỆN VẬT GỐM SỨ THỜI LÊ SƠ LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA

Một phần của tài liệu Sưu tầm hiện vật gốm sứ thời lê sơ (thế kỷ XV XVI) lưu giữ tại bảo tàng lịch sử quốc gia (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)