Lịch sử hình thành đình làng Quý Dương

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa đình quý dương, xã tân trường, huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 32 - 35)

1.2. Lịch sử xây dựng đình làng Quý Dương

1.2.3. Lịch sử hình thành đình làng Quý Dương

Đình làng Quý Dương nằm ở trung tâm của thơn Q Dương, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng. Đình được khởi dựng từ bao giờ?Cho tới nay câu hỏi này vẫn chưa được trả lời thỏa đáng. Chỉ biết rằng theo di ngôn của các cụ già ở địa phương kể lại thì đình được khởi dựng từ thời Hậu Lê (cuối thế kỷ XVIII). Cũng theo lời các cụ kể lại trước đây đình Q Dương từng có nhiều sắc phong. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiện nay số sắc phong bị hư hỏng, mất mát nhiều. Tình trạng này gây ra khơng ít khó khăn cho việc xác định niên đại khởi dựng của đình.Chỗ dựa duy nhất hiện nay để đoán định cho niên đại khởi dựng đình Q Dương là những di vật có niên

đại xưa nhất hiện được lưu giữ tại đây. Căn cứ vào niên đại những di vật bia đá hiện cịn tại di tích chúng tơi cho rằng đình Q Dương được khởi dựng tại địa phương ít nhất là từ đầu thế kỷ XVIII.

Tuy nhiên, trải qua năm tháng đình đã được trùng tu, tơn tạo nhiều lần. Các đơn ngun kiến trúc của ngơi đình hiện nay mà chúng tơi đang khảo sát là kết quả của đợt trùng tu lớn dưới triều Nguyễn năm Tự Đức thứ ba mươi tư (1881), sau đó vào các năm Thành Thái Bính Thân (1897). Hiện nay trên thượng lương ở hậu cung còn ghi dịng chữ Hán “ Thành Thái Bính thân niên, trọng đông nguyệt cát nhật thụ trụ thượng lương” (tạm dịch là ngày tốt tháng 11 năm Bính Thân triều vua Thành Thái tức 1897 đặt thượng lương). Sau này, đình Q Dương cịng được trùng tu vào một số dịp khác như: năm 1936 sửa lại và thay mới 5 cột đình và một số hồnh mái; năm 1965-1966, Bảo tàng tỉnh Hải Dương sửa lại nền đình, nhà giải vũ và cho đảo lại ngói đình. Năm 1984 và 1990 đình lại được tu sửa một số bộ phận nhỏ

Thời gian gần đây, được sự quan tâm của các ban, ngành trung ương và địa phương, năm nào đình Quý Dương cũng được sửa chữa nhỏ ở một vài bộ phận của các đơn ngun cơng trình kiến trúc.

Về cơng tác bảo vệ đình, năm 1984, xã đã cử tổ phụ lão trơng coi đình và hiện nay có ban quản lý di tích của địa phương. Ngồi ra ban văn hóa xã cũng thường xun có sự quan tâm, trơng nom bảo vệ di tích.

Đình Q Dương có thời là nơi nghĩa qn Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy đóng quân chống Pháp. Trước năm 1945 tổ chức Việt Minh đã lấy đây làm nơi luyện tập võ nghệ, tập bắn súng, tập hợp nhân dân để chuẩn bị lực lượng lên huyện giành chính quyền. Sân đình cũng là nơi tổ chức mít tinh thành lập chính quyền lâm thời xã.

Trong kháng chiến chống Pháp, đình Quý Dương là nơi ghi dấu tội ác dã man của giặc Pháp đối với nhân dân.Nơi đây từng chứng kiến giặc Pháp hành quyết một nhà sư yêu nước. Đình cũng từng là nơi che dấu cán bộ, du

kích hoạt động, xây dựng cơ sở chính trị, quấy rối địch. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đình là nơi thanh niên đến đăng ký tình nguyện đi chống Mỹ.

Từ năm 1964 đến năm 1983, Bảo tàng tỉnh Hải Hưng cũ đã lấy đình Quý Dương làm kho cất giữ và bảo quản toàn bộ tài liệu, hiện vật lịch sử, văn hóa của tỉnh. Nhân dân địa phương ln có ý thức bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, đã giúp đỡ ngành văn hóa tỉnh bảo vệ an tồn kho tàng, khơng để mất mát, hư hỏng, giữ bí mật tuyệt đối và tạo điều kiện cho cán bộ làm việc.

Đình làng Quý Dương được nhà nước cơng nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993

* Tiểu kết chương 1

Làng Quý Dương nay thuộc xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng.Đây là một vùng đất cổ có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa.Ngày nay vùng đất này đang chuyển mình từ một vùng quê nông nghiệp - nông thôn trở thành một vùng cơng nghiệp mới.Trong q trình phát triển đời sống kinh tế xã hội, làng Quý Dương vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống của mình.Trong những giá trị văn hóa ấy có di tích và lễ hội đình Q Dương.

Đình Quý Dương là di tích thờ thần thành hoàng làng Lỗi Hứ cư sĩ- một vị thần có cơng phù giúp triều đình đánh giặc an dân. Di tích đình Q Dương có khả năng được xây dựng từ cuối thế kỷ XVII và đã trải qua nhiều lần trùng tu về sau này ở các thế kỷ XVIII, XIX và đặc biệt là những năm cuối thế kỷ XX. Các đơn nguyên kiến trúc còn lại hiện nay của đình Quý Dương chủ yếu được trùng tu vào thời Nguyễn muộn. Những giá trị về văn hóa vật thể và phi vật thể của đình Quý Dương sẽ được chúng tơi lần lượt trình bày ở các chương tiếp theo của Luận văn này.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa đình quý dương, xã tân trường, huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)