2.2.1. Tích cực
Từ những kết quả rút ra qua các cuộc khảo sát, điều tra trên thực tế cho thấy văn hóa ứng xử của người dân quận Ba Đình trong những năm qua đã được đẩy mạnh, thường xun và nề nếp. Hàng năm, có trung bình trên 58%
khu dân cư đạt tiêu chuẩn “ khu dân cư văn hóa”, và 37% số gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hóa”. Kết quả đạt được đã góp phần quan trọng trong việc ni dưỡng những phẩm chất cơ bản của người công dân thời đại mới, hình
thành và hồn thiện nhân cách, đạo đức tốt đẹp của con người Viêt Nam. Khơng chỉ có người dân, mà lãnh đạo Thường trực Quận ủy, Ủy ban
nhân dân quận cũng ngày một nhận thức sâu sắc hơn về vai trị văn hóa ứng xử tại các khu dân cư. Xác định văn hóa ứng xử là mục tiêu, là phương tiện giáo dục người dân có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Do vậy, những năm qua Quận
ủy, Ủy ban nhân dân Quận đã thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, xác định rõ mục tiêu và biện pháp để xây dựng và hoàn thiện giao tiếp, văn hóa ứng
xử cho người dân tại các khu dân cư. Phát huy sức mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội và người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, các hoạt
động công cộng của địa phương nơi cư trú.
Các quan hệ văn hóa ứng xử như cấp trên – cấp dưới, lãnh đạo - nhân
dân, hàng xóm láng giềng, cha mẹ - con cái, vợ - chồng…. được giải quyết tốt, góp phần xây dựng lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa từ cơ sở. Đặc biệt, mối quan hệ đoàn kết giữa những người dân được xây dựng và củng cố, thông qua các hoạt động tình nghĩa, giao lưu văn hóa văn nghệ…lồng ghép, gắn bó chặt chẽ góp phần nâng cao hiệu quả của văn hóa ứng xử của người dân tại các khu dân cư. Việc xây dựng danh hiệu khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa được
đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tốt.
Những năm qua, nổi bật của văn hóa ứng xử người dân Quận Ba Đình là văn hóa ứng xử của người dân với môi trường tự nhiên. Người dân đã có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường không vứt rác bừa bãi nơi cơng cộng, giữ gìn đường thơng hè thống, trật tự văn minh đô thị, xây dựng cảnh quan khu dân cư khang trang, sạch đẹp, môi trường trong lành. Các phịng, ban, ngành, đồn thể
quận và các phường kết hợp với người dân tại các khu dân cư nỗ lực cải tạo, xây dựng, nâng cấp cảnh quan, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường sống, tạo
điều kiện cho các hoạt động văn hóa văn nghệ được diễn ra.
2.2.2. Hạn chế
Phong trào “Tồn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong đó chú trọng văn hóa ứng xử cho người dân tại các khu dân cư được triển khai trên
địa bàn Quận đã và đang đi vào cuộc sống. Bên cạnh những hiệu quả đã đạt được,
phong trào vẫn còn những hạn chế, bất cập.Hiệu quả cơng tác giáo dục, chính trị, tư tưởng chưa cao, nhất là giáo dục về văn hóa ứng xử còn hạn chế, chưa được tiến hành thường xuyên và đồng bộ. Mặc dù đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân về vai trò của văn hóa ứng xử, tuy nhiên ý thức trách nhiệm của người dân còn nhiều hạn chế. Một số cá nhân thiếu ý thức phấn đấu nên kết quả
đạt được khơng cao. Ngay tại khu dân cư, có những cá nhân còn vi phạm khuyết điểm, phải thi hành kỉ luật. Các cá nhân, hộ gia đình chưa coi trọng việc tuân thủ
các quy ước dân chủ, quy tắc sinh hoạt nơi cơng cộng. Một số gia đình vẫn xảy ra những mâu thuẫn gây mất trật tự, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại các khu dân cư, các tổ dân phố. Khơng chỉ có vậy, ý thức thực hiện nghĩa vụ công dân ở một số người chưa đúng mức, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái như chiếm
đất công, đất lưu không, tệ nạn xã hội mà đặc biệt tệ nạn ma túy vẫn còn diễn biễn
phức tạp.
Trong quan hệ ứng xử văn hóa giữa các cá nhân vẫn xảy ra một số hiện tượng tiêu cực. Quan hệ đồng nghiệp, hàng xóm, các mối quan hệ trong gia đình vẫn tồn tại những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Hiện tượng phân chia bè
phái, cục bộ địa phương vẫn chưa chấm dứt. Quan hệ của một số cán bộ lãnh
đạo với nhân dân chưa được mật thiết gắn bó, vẫn có thái độ khơng tơn trọng
Các hoạt động cộng đồng cịn có những vấn đề tồn đọng cần được giải quyết. Một số phong trào chung diễn ra đạt hiệu quả thấp so với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Hiện tượng đối phó, chuộng hình thức, chạy theo thành tích nhất là trong các hội thi, hội diễn văn nghệ thể dục thể thao vẫn diễn ra. Các hoạt động vui chơi giải trí trong ngày nghỉ cuối tuần chưa được chú trọng, chưa tạo được sân chơi thú vị, lành mạnh để thu hút người dân tham gia. Do vậy, trong ngày nghỉ cuối tuần, mỗi thành viên trong gia đình đều chọn cho mình những hoạt
động giải trí khác nhau. Kết quả điều tra từ thực tế cho thấy ngày nghỉ có 31% ý
kiến chơi thể thao, 23% ý kiến đi du lịch, 32 % ý kiến thích xem phim, nghe nhạc
và 14 % tham gia vào các hoạt động do địa phương tổ chức.
Việc lồng ghép văn hóa ứng xử với các cuộc vận động, phong trào văn hóa do Quận phát động cịn lung túng, yếu kém và ít hiệu quả. Các hoạt động phối hợp thường chỉ diễn ra trên một số lĩnh vực như hội diễn văn nghệ, thể thao, hoạt động dã ngoại, nói chuyện truyền thống…Sự gắn kết các hoạt động văn hóa với các mặt xã hội khác như huấn luyện, giáo dục truyền thống chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ, ổn định. Một số phương tiện hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ được cung cấp nhưng chất lượng còn kém.
Chất lượng xây dựng cảnh quan văn hóa tại khu dân cư chưa cao. Việc
đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ở các khu dân cư chưa thực sự toàn diện và đồng đều như một số khu dân cư còn thiếu các sân chơi tập thể, hay nhà văn hóa
xuống cấp chưa được cải tạo. Cơng tác vận động nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường mới chỉ đạt được kết quả bước đầu trong các đợt cao điểm và có
tính hình thức, chưa tạo được phong trào rộng rãi, thường xuyên ở các hộ gia
đình trong khu dân cư. Mặc dù đã được tuyên truyền, vận động rất nhiều về
vai trò của cảnh quan môi trường với cuộc sống, song ý thức người dân trong vấn đề này còn rất hạn chế đặc biệt là giới trẻ. Nó được thể hiện qua hành động
của người dân như: vứt rác bừa bãi, đổ nước thải ra đường, đổ rác không đúng giị quy định, khơng có ý thức giữ gìn các cơng trình cơng cộng vẫn cịn tồn
tại…
Tiểu kết chương 2
Quận Ba Đình là một quận nội thành Hà Nội, có những điểm lịch sử, văn hóa và đặc điểm kinh tế xã hội hội tụ những điểm chung của thành phố Hà Nội và cũng mang đậm những dấu ấn riêng biệt của mình. Quận Ba Đình là một
quận có truyền thống lịch sử, văn hóa - chính trị lâu đời và cũng là nơi tập trung một số trường học, bệnh viện, xí nghiệp, tuyến giao thông, bến xe, chợ…. với mật độ dân cư đông. Đồng thời Quận cũng là địa bàn tập trung dân cư từ các nơi về sinh sống, kinh doanh, bn bán. Vì vậy, vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh, tạo điều kiện ổn định chính trị, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân là một nhu cầu thiết yếu.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thường trực Quận ủy, Ủy ban nhan dân quận vấn đề văn hóa ứng xử trên địa bàn quận đã được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Những nội dung cơ bản của văn hóa ứng xử và hoàn thiện các quy tắc ứng xử được các cấp, các ngành chỉ đạo cụ thể,
phù hợp với từng đối tượng, từng cộng đồng dân cư. Bước đầu, văn hóa ứng xử của người dân đã đạt được những thành tích đáng kể tuy nhiên, vẫn cịn tồn tại những hạn chế, bất cập cần được khắc phục. Qua nghiên cứu, luận văn cũng đã đưa ra những tích cực và hạn chế cần khắc phục trong q trình xây dựng mơi trường văn hóa và văn hóa ứng xử của người dân trong thời gian qua. Đây chính là cơ sở để đề ra những yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả văn hóa ứng xử của người dân Quận Ba
Chương 3
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA NHẰM NÂNG CAO VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN