Tuyên truyền, vận động và giáo dục nhận thức về văn hóa ứng xử

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của người dân quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 87 - 92)

3.2. Giải pháp nâng cao văn hóa ứng xửcủa người dân Quận Ba Đình

3.2.2. Tuyên truyền, vận động và giáo dục nhận thức về văn hóa ứng xử

xử trong các tầng lớp cán bộ, nhân dân

Quá trình hình thành văn hóa ứng xử của trước hết là quá trình biến đổi nhận thức trên rất nhiều phương diện phù hợp với điều kiện sống, nhất là điều kiện lao động, sản xuất, kinh doanh. Do đó cần có các hình thức tun truyền, vận động và giáo dục nhận thức về văn hóa ứng xử phù hợp với điều kiện sống của các tầng lớp người dân.

Một là: Cần tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí chung về “Người Hà Nội:

Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại”, để tạo mặt bằng nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử.

Các cơ quan chức năng như: Ban Tuyên giáo Quận ủy, Phòng Văn hóa - Thơng tin... cần nghiên cứu tiếp tục hồn thiện các tiêu chí chung về “Người Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại”, để trong q trình thực hiện cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”các

ngành, đoàn thể từng bước bồi đắp thêm những phẩm chất cơ bản, lấy đó làm chuẩn mực, giá trị cần đạt trong quá trình tuyên truyền, vận động, giáo dục các thành viên trong ngành, trong giới mình. Đây có thể coi là giải pháp tạo mặt

bằng để nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử.Đây cũng là cơ sở để di dưỡng khả năng tự giáo dục ở người Hà Nội về văn hóa ứng xử.

Hai là: Trong quá trình xây dựng mơ hình văn hóa từ gia đình đến cộng

đồng cư dân (tổ dân phố, cụm dân cư địa bàn Quận) đơn vị (cơ quan, trường

học, doanh nghiệp trên địa bàn Quận) và các giai tầng khác trong xã hội, cần chú trọng việc giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết về văn hóa ứng xử.

Trong q trình xây dựng các mơ hình văn hóa, việc tun truyền vận

động đóng vai trị khơng thể thiếu đối với việc triển khai thực hiện xây dựng

các nội dung của mơ hình văn hóa. Những việc tun truyền, vận động cũng như kết quả xây dựng mơ hình văn hóa tùy thuộc cơ bản vào mức độ nhận thức, hiểu biết của các thành viên trong cộng đồng về văn hóa ứng xử như lời nói,

việc làm, nếp sống, nếp sinh hoạt. Cho nên mục tiêu của tuyên truyền, vận động khơng chỉ là động viên mọi người có những việc làm cụ thể thiết thực góp phần xây dựng mơ hình văn hóa, mà cịn chú trọng cơng tác giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về văn hóa.Bởi vì suy cho cùng chất lượng các mơ hình văn hóa cơ bản tùy thuộc trình độ dân trí của các thành viên tham gia xây dựng

chúng.

Trong quá trình xây dựng các mơ hình văn hoá, cần hết sức quan tâm và

đặc biệt chú ý đến vai trị của gia đình. Hồ Chủ tịch đã từng nhắc nhở: gia đình

là tế bào xã hội, gia đình có tốt thì xã hội mới tốt. Do đó, cần chú trọng cơng tác vận động xây dựng gia đình văn hố đảm bảo thực chất, hiệu quả. Trước

hết để phong trào xây dựng gia đình văn hóa đạt hiệu quả, Ban Tuyên giáo

Quận ủy và Phịng Văn hóa - thơng tin Quận cần chú trọng công tác tuyên

truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện một cách cụ thể, thiết thực. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức phong phú, sinh

động như: CLB văn hóa tại các phường, tổ chức Hội thi gia đình văn minh,

hạnh phúc từ cấp phường đến Quận qua đó tạo khơng khí thi đua sơi nổi giữa các gia đình, từng bước nâng cao nhận thức của người dân. Cùng với việc thực hiện công tác tuyên truyền cũng cần quan tâm đến công tác xã hội hóa các họat

động văn hóa, nhất là việc giữ gìn, tơn tạo các di tích danh thắng, phát triển hệ

thống các thiết chế văn hóa cơ sở. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ

chức các phong trào như: Xây dựng gia đình sức khỏe, gia đình thể thao, vận

động thực hiên các mục tiêu dân số, triển khai thực hiện chiến lược gia đình,

phong trào “Ông bà, cha me mẫu mực, con cháu thảo hiền”, giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo... Nhờ vậy, cơng tác xây dựng văn hóa của Quận có

chiều sâu và ngày càng hiệu quả.

Ba là: Tiếp tục xây dựng các chương trình, chuyên mục bồi dưỡng

kiến thức văn hóa ứng xử trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát

thanh của Quận.

Hiện nay trang thông tin điển tử của Quận đã xây dựng một chuyên mục về giáo dục văn hoá ứng xử, xây dựng nếp sống văn hố, có tác dụng rất

tốt.Chuyên mục này tập trung vào việc biểu dương những lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp của mỗi cán bộ, đảng viên, môi người dân ở địa phương. Trên cơ sở đó, từng bước nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động, giáo dục theo hướng phù hợp với mỗi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Đồng thời cần

lồng ghép nội dung bồi dưỡng kiến thức văn hóa ứng xử vào các chuyên mục kinh tế - xã hội khác.

Bốn là: phịng văn hóa - thơng tin cần thực hiện đa dạng hóa và đổi mới

các biện pháp tuyên truyền xây dựng nếp sống kỷ cương, trật tự văn minh đô thị.

Các biện pháp tuyên truyền được thực hiện thông qua: mạng lưới truyền thanh phường, các đội thông tin tuyên truyền lưu động; hệ thống panơ, áp phích,

bản tin, các hình thức: hội thi, hội diễn...rất phong phú, đa dạng nhưng phần nào cịn khơ cứng, chậm đổi mới cả hình thức và nội dung tuyên truyền, vận

tuyên truyền cần chú ý việc đổi mới, cải tiến nội dung, hình thức tuyên truyền, cách thức vận động làm sao tác động đến người dân một cách đầy đủ nhất, phù hợp nhất, dễ tiếp nhận nhất; trong đó, cần chú trọng việc đầu tư, khai thác nhằm

đa dạng hoá, hiện đại hoá... các cách thức tuyên truyền, vận động. Hiện nay, hệ

thống truyền thanh phường do một số điều kiện, lý do nên vẫn được duy trì,

phát huy tác dụng. Tuy nhiên, để thật sự trở thành một loại hình, phương thức tun truyền có hiệu quả ở cơ sở cần chú ý đến thời gian, cách thức hoạt động sao cho phù hợp đối tượng cư dân, môi trường sinh hoạt.Một số phường công tác phát thanh tuyên truyền đã không chú ý đến thời gian hoạt động, đến đặc điểm người dân...nên đã hạn chế tác dụng tích cực của tuyên truyền. Ngược lại,

còn gây những phản ứng gay gắt của nhiều người dân khi không chú ý lựa chọn: thời gian phát tin bài, sử dụng nội dung tin bài, cách thức thơng tin... trong điều kiện bão hịa việc tiếp nhận các nguồn thông tin của người dân.

Thực tế cho thấy, việc tuyên truyền qua các hội thi, hội diễn, như các hội thi: Tuyên truyền viên giỏi, Gia đình Văn minh - Hạnh phúc, Tổ trưởng dân

phố giỏi, Hòa giải viên giỏi....dễ bám sát từng đối tượng tham dự. Chủ đề tuyên truyền lại phù hợp, hình thức tuyên truyền mang tính văn nghệ quần chúng, tự biên tự diễn, do đó hạn chế được tính cứng nhắc, khô khan và dễ được mọi

người tiếp nhận một cách tự giác, sâu sắc.

Năm là: Củng cố mạng lưới thông tin của cơ sở phường và các đội thông

tin tuyên truyền lưu động. Chủ yếu bằng việc tăng cường những người có năng lực, tâm huyết chứ không chỉ tập trung vào việc đổi mới và hiện đại hóa trang thiết bị.

Vấn đề nổi lên hiện nay không phải là bảo đảm số lượng, mà là chất

lượng tuyên truyền. Phải có những tuyên truyền viên giỏi có khả năng xây dựng chuyên đề tuyên truyền, các chương trình giao lưu, liên hoan, hội diễn, các hình

thức nêu gương người tốt, việc tốt và phê phán những thói hư tật xấu tại địa

bàn cơ sở.

Chỉ nhờ vậy, mới có thể đa dạng hóa và đổi mới biện pháp tuyên truyền nếp sống kỷ cương, trật tự văn minh đô thị.

Sáu là: Phát huy tính chủ động sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các

ngành, đồn thể - chính trị xã hội Quận trong tuyên truyền nếp sống kỷ cương, trật tự văn minh đô thị.

Trong cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố” các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể đã nhận thức được tác dụng của cuộc vận động này và đã coi đây là một nội dung không

thể thiếu khi đề ra các chỉ tiêu hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, ngành, đơn vị. Mặt trận Tổ quốc và một số ngành, đoàn thể

đã xây dựng, triển khai thực hiện các phong trào văn hóa phù hợp với chức

năng, nhiệm vụ của mình. Trong việc xây dựng, triển khai thực hiện các phong trào văn hóa, Mặt trận Tổ quốc, các ngành, đoàn thể đều coi việc tuyên truyền vận động là một yếu tố không nhỏ dẫn đến thành công của hầu hết các phong trào văn hóa.

Từ thực tế này, phịng văn hóa - thơng tin với tư cách là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố”

Quận cần đẩy mạnh xây dựng các chương trình khung về tuyên truyền nếp sống kỷ cương văn minh, đô thị, để Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể chủ động

xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với các phong trào văn hóa của mình. Thí dụ: Mặt trận Tổ quốc đã tuyên truyền nội dung này trong phong trào “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân” được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày thành lập “Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11)” và cuộc vận động 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; Liên đoàn Lao động tuyên truyền nội dung: nếp sống kỷ cương, văn minh đô thị trong cuộc vận động “ Xây dựng Nếp

sống văn hóa cơng nghiệp” trong cơng nhân, viên chức lao động Quận. Cũng

như thế, có thể tăng cường tuyên truyền nội dung này trong phong trào xây dựng “Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch” của ngành giáo dục - đào tạo, và trong phong trào “Vì mơi trường trong sạch, phụ nữ và nhân dân Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng” của Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận....

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của người dân quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)