Nhân tố chủ quan 72!

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của người dân quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 72 - 75)

3.1. Những nhân tố tác động đến văn hóa ứng xửcủa người dân Quận

3.1.1. Nhân tố chủ quan 72!

3.1.1.1. Nhận thức

Nhận thức là hành động (quá trình) con người tìm hiểu thế giới. Trong quá trình này, con người lý giải vạn vật theo từng giai đoạn nhận thức của mình từ đó tìm ra các quy luật vận động và phát triển; bản chất và hình thức của thế giới xung quanh. Hành động nhận thức là hành động nhận ra, hiểu biết về một vấn đề cụ thể trong đời sống vật chất hoặc tinh thần của mỗi người.Đối với lĩnh vực văn hóa, nếu con người có nhận thức sâu sắc về nó thì sẽ ln hướng mình tới những giá trị chân- thiện - mĩ, ln hướng về nét đẹp văn hóa. Trong văn hóa ứng xử của người dân Thủ đơ nói chung và người dân quận Ba Đình nói

riêng nhận thức của mỗi người có tác động mạnh mẽ trong hành động, trong

quá trình giao tiếp đối với tự nhiên và xã hội.Để đánh giá được văn hóa ứng xử của người dân quận Ba Đình trước hết cần phải tìm hiểu xem họ nhận thấy về văn hóa ứng xử như thế nào?Các biểu hiện của văn hóa ứng xử và vai trị của văn hóa ứng xử trong sinh hoạt của người dân. Khảo sát thực tế đời sống văn hóa người dân quận Ba Đình cho thấy đa số họ là những người có học thức, dân trí cao nên họ cho rằng văn hóa ứng xử biểu hiện ngay từ bên ngoài ở cách xưng hơ, cách nghe, cách nói, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười, ở tác phong, các nghi thức giao tiếp (chào hỏi, bắt tay, trang phục, tiếp khách...)của người dân trong các mối quan hệ xã hội. Người dân có nhận thức đúng về hành vi,

thái độ, cử chỉ, lời nói của mình thì họ sẽ có cách giao tiếp, ứng xử khơn khéo, có văn hóa đối với cảnh quan môi trường xung quanh, với mọi người xung

quanh nơi sinh sống. Ngược lại, nếu người dân khơng có nhận thức, cái nhìn

đúng đắn về văn hóa ứng xử tất nhiên họ sẽ có những hành vi văn hóa vồ vập,

xơ bồ khơng văn minh. Chẳng hạn như một người dân bán hàng, họ khơng có nhiều va chạm xã hội, chưa có nhiều hiểu biết xã hội, lối sống, nhận thức của họ cịn hạn chế nên vào các cơ quan hành chính làm việc họ mặc trang phục không lịch sự, lôi thơi, cẩu thả hay cử chỉ hành động, lời nói khơng khiếm nhã sẽ gây mất ấn tượng cho người khác và thể hiện sự thiếu tôn trọng với đối với người giao tiếp.

Trong những năm gần đây, Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận Ba Đình ln đề cao việc xây dựng nếp sống văn hóa văn minh - thanh lịch trên địa bàn Quận đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và hình thành nếp văn hóa giao tiếp thanh

lịch cho người dân sống trên địa bàn Quận. Hàng năm, Quận đã xây dựng và ban

hành các văn bản hướng dẫn, tuyên truyền nếp sống văn hóa đơ thị cho người dân, tổ chức nhiều buổi nói chuyện và tọa đàm chuyên đề văn hóa ứng xử và

giao tiếp cho người dân góp phần nâng cao nhận thức cho người dân trên địa

bàn, tạo thói quen ứng xử văn minh cho người dân địa phương.

3.1.1.2. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là sự hiểu biết cơ bản của mỗi con người về tự nhiên và xã hội. Trình độ học vấn tạo ra tư duy sáng tạo cao. Người có trình độ học vấn sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những cái mới vào trong cuộc sống, đồng thời trong quá trình làm việc họ khơng những vận

dụng đúng mà còn linh hoạt và sáng tạo trong các quy tắc ứng xử tạo ra hiệu quả cao nhất.

Trình độ học vấn và chun mơn nghiệp vụ có ảnh hưởng lớn đến văn hóa ứng xử của mỗi người dân quận Ba Đình. Trình độ văn hóa đó tạo ra khả

năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tình huống mới, làm cho người dân có cách ứng xử khéo léo, tế nhị, linh hoạt trong xã hội.

Trên địa bàn Quận, qua khảo sát thực tế tại chương 2, đa số người dân có trinh độ học vấn từ đại học trở lên do phần lớn họ là cán bộ, công chức và hưu trí - những người có trình độ học vấn cao, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế và họ đã tiếp xúc nhiều đối tượng trong xã hội nên cách ứng xử của họ rất

linh hoạt, nhã nhặn và nhanh trí trong cách giải quyết tình huống ứng xử khó. Trình độ học vấn thể hiện sự hiểu biết và nhận thức của mỗi người về văn hóa

ứng xử.Trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và sự hiểu biết

của mỗi người về một điều gì đó.Nếu người dân có trình độ học vấn cao, hiểu biết sâu rộng thì trong các cử chỉ, lịi nói, hành động của họ đều có những chuẩn mực nhất định, họ biết vận dụng linh hoạt trong mọi tình huống ứng xử. Hay thanh niên và những người dân bn bán, kinh doanh tư nhân thì trình độ học vấn của họ cịn thấp, trải nghiệm thực tế ít nên cách ứng xử vẫn xơ bồ, lời nói vẫn mang tính chất chợ búa, họ khơng tự tin trong giao tiếp. Vì vậy, trong cách

ứng xử với xã hội họ vẫn lúng túng và khi gặp những tình huống khó họ sẽ

khơng biết xử lý thế nào cho phù hợp.

3.1.1.3. Nghề nghiệp

Nghề nghiệp là khái niệm chung dành để chỉ những công việc sẽ gắn với bản thân của mỗi người trong hầu hết phần lớn khoảng thời gian quan trọng trong đời mỗi con người.!Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một nghề ngiệp riêng theo sở thích hoặc phù hợp với năng lực của cá nhân. Nghề nghiệp của mỗi người có ảnh hưởng đến lối sống, sinh hoạt, văn hóa đặc biệt là văn hóa ứng

xử. Thực tế cho thấy người dân sống trên địa bàn quậnphần lớn là cán bộ, cơng chức và hưu trí. Đây là những người có học vấn và trình độ học thức nên họ có cách suy nghĩ và nhận thức khác so với những người buôn bán kinh doanh tư nhân, hay thanh thiếu niên học sinh. Những người dân là cán bộ, cơng chức và

hưu trí họ có kinh nghiệm sống, sự trải nghiệm và những điều học hỏi từ thực tế nghề nghiệp, có nhiều các mối quan hệ trong xã hội nên cách ứng xử của họ khác so với những người dân kinh doanh. Họ có thể biết kiềm chế trước thái độ xúc phạm của người khác, giải thích và nhanh chóng tìm được cách giải quyết hoặc cải thiện được tình hình trên mà khơng gây ra những xung đột lớn, tránh

được va chạm, xích mích trong lời nói.

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của người dân quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)