Đặc điểm hoa văn trang trí

Một phần của tài liệu Giá trị Sưu tập cổ vật gốm Tại trung tâm Unesco nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam (Trang 59)

Trong sưu tập tại Trung tâm số lượng hiện vật có hoa văn trang trí là 124 hiện vật chiếm 53,2% tổng số hiện vật. Trong đó hiện vật trang trí đề tài sen có số lượng nhiều nhất với 58 hiện vật chiếm 46,7%, xếp thứ hai là đề tài cúc với 33 hiện vật chiếm 26,6%, ở vị trí thứ ba là đề tài dây lá với 22 hiện vật chiếm 17,7%, đề tài hoa chanh với 6 hiện vật chiếm 4,8% và cuối cùng là đề tài rồng với 3 hiện vật chiếm 2,4%. Các đề tài khác được trang trí trên hiện vật rất ít và thường xuất hiện cùng các đề tài lớn như đề tài vịt, chân chim, chấm dải, xoắn ốc, chữ S, vân mây chiếm khoảng 0,2% tổng số hiện vật.

2.3.1. Đề tài sen

Trong sưu tập tại Trung tâm đề tài sen được tạo hình và trang trí trên cả 3 chất liệu với 58 hiện vật trong đó gốm men chiếm số lượng nhiều nhất với 50 hiện vật, gốm sành nâu là 6 hiện vật và gốm đất nung là 2 hiện vật.

Gốm men

Trong các hiện vật gốm men đề tài sen được trang trí nhiều nhất trên hiện vật bát với 19 hiện vật, đĩa 17 hiện vật, thạp 4 hiện vật, liễn 4 hiện vật, âu 3 hiện vật, ấm 2 hiện vật và chum 1 hiện vật.

- Trên hiện vật bát và đĩa đề tài sen được trang trí với 6 biến thể và cách tạo hình thường gặp trên một số hiện vật tiêu biểu như sau:

+ Thứ nhất là hình ảnh 4 bông sen đang nở rộ được đặt ở vị trí đối xứng, xen kẽ với hình ảnh cá ở thành trong lịng bát [PL, A.2, tr.94].

+ Thứ hai là hình ảnh đầm sen với nụ, hoa và lá sen non cũng được bố trí đối xứng, xen kẽ nhau với hình ảnh vịt trong các tư thế khác nhau [PL, A.3, tr.95].

+ Thứ ba là hình ảnh băng cánh sen kép, cánh to xen cánh nhỏ được tạo nổi ở thành ngoài gần chân đế [PL, A.10, tr.102].

+ Thứ tư là hình ảnh hoa sen được tạo hình cắt khấc trên các hiện vật bát, đĩa [PL, A.11, tr.103].

+ Thứ năm là hình ảnh hoa sen được dập nổi ở giữa, hai bên là hai bơng cúc, phía trên là hình ảnh 12 bơng sen được trang trí cách đều và đối xứng nhau qua trục một bông sen và hai bông cúc ở giữa [PL, A.9a, tr.101].

+ Cuối cùng là hình ảnh hoa sen với các cánh hoa to mập [PL, A.11b, tr.103] và hình ảnh hoa sen dây được trang trí mềm mại, uyển chuyển trong lịng đĩa [PL, A.10, tr.102].

- Trên 4 hiện vật thạp đề sen được trang trí theo 2 mơ típ phổ biến như sau:

+ Thứ nhất là hình ảnh băng cánh sen đơn và kép được đắp nổi ở vai [PL, A.30, 31, 32, tr.122-124] và trang trí ở gần đáy thạp [PL, A.30, tr.122].

+ Thứ hai là hình ảnh hoa sen dây được trang trí quanh thân thạp ở tầng hoa văn chính giữa [PL, A.30, 31, tr.122-123].

- Mơ típ vai đắp nổi băng cánh sen kép, cánh to xen cánh nhỏ vẫn được sử dụng trên các hiện vật liễn [PL, A.20, tr.112].

- Trên 3 hiện vật âu, đề tài sen được tạo hình ở nắp và trang trí trong cả lịng âu. Nắp âu được tạo hình lá sen với các nét uốn lượn mềm mại [PL, A.21, 22, tr.113-114] cùng với hình ảnh ba bơng hoa sen cách điệu vẽ ở vị trí chính giữa và hai bên đối xứng trong lòng âu [PL, A.21, tr.114].

- Ở 2 hiện vật ấm, đề tài sen vẫn xuất hiện với hai mơ típ quen thuộc trên các hiện vật trước là nắp tạo hình lá sen, vai và gần chân đế vẽ băng cánh sen đơn [PL, A.12, tr.104].

- Cuối cùng là đề tài sen với hình ảnh hoa sen dây được trang trí ở tầng thứ 2 trên hiện vật chum men trắng vẽ hoa nâu [PL, A.28, tr.120].

Gốm sành nâu

Nếu đề tài sen được trang trí với nhiều bộ phận và biến thể trên chất liệu gốm men thì trên cả 6 hiện vật gốm sành nâu đề tài sen chỉ được trang trí đơn giản với một mơ típ duy nhất đó là hình ảnh băng cánh sen đơn được tạo nổi quanh vai trên các hiện vật hũ có trong sưu tập [PL, A.25, 26, tr.117-118].

Gốm đất nung

Đề tài sen chỉ xuất hiện trên 2 hiện vật thuộc chất liệu này với 2 mơ típ đơn giản nhưng được tạo hình và trang trí tỉ mỉ hơn so với các hiện vật thuộc chất liệu gốm sành nâu, đó là hình ảnh băng cánh sen kép, cánh to sen cánh nhỏ được trang trí trên nóc và cạnh viền gần chân đế của mơ hình chùa [PL, A.51, tr.143], thứ hai là hình ảnh bơng sen với các cánh sen to, mập được tạo hình hoa tỉ mỉ phía ngồi và trên cánh ở bơng hoa sen trong mơ hình chùa và gạch tam giác [PL, A.51,45, tr.143,137].

Có thể nói hình ảnh hoa sen và các bộ phận của sen đã được nghệ nhân gốm khai thác, thể hiện trong nhiều bố cục, dưới nhiều góc nhìn cho phù hợp với từng loại hình và chất liệu khác nhau: Khi uốn cuống sen cứng thành mềm mại để ăn nhịp với đường cong trong lòng bát hoặc đĩa men ngọc, khi tạo thành các dải, băng trang trí, cánh to xen cánh nhỏ trên vai các hiện vật ấm, liễn và dưới chân đế mơ hình chùa đất nung, có khi lại cách điệu thành băng sen dây trang trí xung quanh khoảng thân rộng trên các hiện vật gốm men trắng vẽ hoa nâu lớn như chum, thạp v.v..

Họa tiết hoa sen trên gốm men thời Lý phần nhiều được thể hiện bố cục theo lối nhìn nghiêng mặt trong của lịng bát, cuống hoa quay vào tâm. Sen ở

đây là sen nhiều cánh chưa nở, quây kín lấy gương sen và hai cánh ngồi cùng nở rộng ra 2 phía. Hoa được bố cục xen kẽ với 2 cành lá theo sự cân xứng, đăng đối trong tồn bộ đồ án trang trí [PL, A.4b, tr.96].

Sang thời Trần, đề tài sen vẫn được kế tục khai thác như trong tạo hình thời Lý, vẫn lối nhìn nghiêng nhưng những bơng sen ở đây đã nở rộ. Từ một cuống hoa ở dưới vươn lên rồi tiếp đến là các cánh hoa đổ ra hai phía bọc quanh một đài gương ở giữa. Hai cánh trên cùng đang ôm lấy gương sen, hai cánh tiếp đã nở vươn rộng ra hai bên và hai cánh dưới cùng đang đổ xuống phía dưới như chuẩn bị héo tàn [PL, A.9a, tr.101].

2.3.2. Đề tài cúc

Trong sưu tập tại Trung tâm cúc là đề tài trang trí nhiều thứ hai sau đề tài sen với 33 hiện vật được tạo hình và trang trí trên cả 3 chất liệu. Trong đó gốm men vẫn chiếm số lượng nhiều nhất với 29 hiện vật, gốm sành nâu 2 hiện vật và gốm đất nung 2 hiện vật.

Gốm men

Trong các hiện vật gốm men đề tài cúc được trang trí nhiều nhất trên hiện vật bát với 22 hiện vật, đĩa 10 hiện vật và thạp 1 hiện vật.

- Trên hiện vật bát và đĩa đề tài cúc được trang trí với 5 biến thể và tạo hình trên một số hiện vật tiêu biểu như sau:

+ Thứ nhất là hình ảnh một bơng cúc to hoặc nhỏ, nhiều cánh được trang trí ở vị trí chính giữa trong lịng bát [PL, A.1, 2, 5, tr.93, 94, 97].

+ Thứ hai vẫn là hình ảnh bơng cúc nhiều cánh nhưng lại được trang trí ở tầng thứ 3 tính từ giữa lịng bát trở ra [PL, A.5, tr.97].

+ Sang đến kiểu thứ ba đề tài cúc đã biến thể thành hình ảnh hoa cúc dây và được trang trí dày đặc trong lịng bát [PL, A.4a, tr.96].

+ Ở kiểu thứ tư, hình ảnh hoa cúc xuất hiện ở tầng thứ 2 với 2 bông hoa nhỏ đứng cạnh nhau, xen kẽ là các cành lá và cùng đối xứng nhau qua trục bông cúc ở giữa [PL, A.5, tr.97].

+ Cuối cùng, là hình ảnh hoa cúc được vuốt nổi hoặc ấn lõm tạo hình các cánh hoa trên chính thành của bát hoặc đĩa [PL, A.7, 11a, tr.99, 103].

- Ở hiện vật thạp đề tài cúc được thể hiện ở dạng các bông hoa đơn, nhỏ, xen kẽ, đối xứng nhau ở tầng thứ nhất và tầng thứ ba của hiện vật [PL, A.31, tr.123].

Gốm sành nâu

Ở chất liệu này đề tài cúc chỉ được tạo hình cánh cúc cách điệu trên nắp của 2 hiện vật hũ có trong sưu tập [PL, A.26, tr.118].

Gốm đất nung

Đề tài cúc chỉ xuất hiện trên 2 hiện vật thuộc loại hình chất liệu này, nhưng được trang trí khá tỉ mỉ và đẹp mắt.

+ Thứ nhất là hình ảnh 5 bơng cúc được in nổi trong một ơ trịn ở chính giữa, các bơng bố trí cách đều và đối xứng nhau. Mỗi bơng lại có một cuống hoa và cành uốn cong điểm thêm các lá nhỏ. Bốn góc in nổi 4 bơng cúc cùng kiểu ở giữa nhưng thu nhỏ hơn và đặt trong viền có gờ nổi hình vng [PL, A.43, tr.135].

+ Đề tài cúc thứ hai chỉ xuất hiện với một bông cúc duy nhất được in nổi trên mặt hiện vật với nhụy và 3 gờ nổi trên cánh hoa hiện rõ [PL, A.46, tr.138].

Cũng giống như đề tài sen đề tài cúc được thể hiện ở hai góc độ là nhìn thẳng từ trên xuống và nhìn nghiêng. Hai biến thể hoa cúc được trang trí chủ yếu trong sưu tập là hoa cúc đơn nhiều cánh và hoa cúc dây. Trong đó hoa cúc đơn phần lớn được trang trí ở vị trí chính giữa trong lịng bát, đĩa trên các hiện vật bát thành cong, đĩa lịng rộng, ít và gần như khơng có dấu vết chân kê, cịn hoa cúc dây lại chủ yếu được trang trí trên các loại đồ đựng lớn như chum, thạp, liễn và loại hình gốm đất nung.

2.3.3. Đề tài dây lá

Xếp ở vị trí thứ ba trong sưu tập sau đề tài sen và cúc là đề tài dây lá. Đề tài dây lá được trang trí trên 22 hiện vật ở 2 loại chất liệu là gốm men và gốm đất nung. Đề tài dây lá cũng được thể hiện với hai lối nhìn nghiêng và nhìn chính

diện. Dây lá ở đây theo phỏng đốn có thể là dây lá dương xỉ, dây lá hoa lan, và một vài loại dây lá khác. Dây lá được trang trí ở các vị trí khác nhau như trong lịng bát, đĩa, trên thân ấm, âu hay ở 2 hoặc 4 góc của viên gạch.

Gốm men

Trên chất liệu gốm men đề tài dây lá xuất hiện nhiều nhất trong loại hình bát với 15 hiện vật, đĩa 3 hiện vật, ấm 1 hiện vật và âu 1 hiện vật.

- Trên loại hình bát, đĩa đề tài dây lá thường xuất hiện với 3 kiểu phổ biến như sau:

+ Thứ nhất là hình ảnh hai cành dây lá với gốc xuất phát từ hai cạnh của thành bát uốn cong tựa hình chữ S, chạy xuống gần chính giữa lịng bát rồi lại vươn lên trên thành chạm đúng vào vị trí của gốc cành lá ban đầu khi xuất phát nhưng là ở vị trí đối diện khi kẻ một đường thẳng song song qua chính giữa trục lịng bát [PL, A.6, tr.98].

+ Thứ hai vẫn là hình ảnh hai cành dây lá đó nhưng vị trí xuất phát có sự thay đổi, gốc một cành vẫn xuất phát từ vị trí thành bát và uốn cong hình chữ S, còn cành kia lại được xuất phát từ tâm trong lòng bát, uốn con thành một đường gần tròn khi ngọn quay về chạm gần vị trí tâm bát.

+ Kiểu trang trí dây lá thứ ba là hai dây lá cùng xuất phát từ tâm trong lòng bát, nhưng đến giữa thành bát mỗi cành dây lá lại được tách ra làm hai, uốn cong ra hai phía và rủ xuống gần tâm lịng bát.

- Ở hiện vật ấm đề tài dây lá được trang trí ở tầng chính giữa của thân ấm, hình ảnh mỗi cành dây lá được chia làm hai nhánh, uốn cong ra hai phía, nối tiếp nhau bao bọc tồn bộ thân ấm [PL, A.12, tr.104].

- Cũng giống như hiện vật ấm, đề tài dây lá trên hiện vật âu được trang trí ở tầng chính giữa của âu. Nhưng chỉ với một dây lá duy nhất, kéo thẳng và không chia nhánh đã bao bọc tồn bộ phần chính giữa của thân âu [PL, A.23, tr.116].

Đề tài dây lá chỉ xuất hiện trên 1 hiện vật gạch vuông và 1 hiện vật gạch tam giác thuộc chất liệu đất nung trong sưu tập.

+ Trên hiện vật gạch vuông đề tài dây lá xuất hiện với hình ảnh 4 hoa dây nhỏ được trang trí ở 4 góc của viên gạch [PL, A.44, tr.136].

+ Còn trên hiện vật gạch tam giác đề tài này được trang trí tỉ mỉ và đẹp mắt hơn với hình ảnh 2 cành dây lá được chia làm hai nhánh uốn cong mềm mại theo cạnh viền của viên gạch [PL, A.45, tr.137].

2.3.4. Đề tài hoa chanh

Ở vị trí thứ tư trong sưu tập đề tài hoa chanh được trang trí trên 6 hiện vật với 2 chất liệu là gốm men và gốm đất nung. Đề tài hoa chanh trong sưu tập chỉ được thể hiện ở lối nhìn chính diện với hình ảnh bơng hoa chanh đơn cách điệu khi thì 4 cánh, khi lại 6 cánh trên thân hiện vật liễn, trên vai hiện vật chum hoặc trang trí thành dải ở chân đế đối với hiện vật thạp và mơ hình nhà.

Gốm men

Trên chất liệu gốm men đề tài hoa chanh xuất hiện nhiều nhất trong loại hình liễn với 2 hiện vật, chum 1 hiện vật, thạp 1 hiện vật và chậu 1 hiện vật.

- Trên loại hình liễn đề tài hoa chanh xuất hiện với hình ảnh hoa 6 cánh được trang trí ở chính giữa thân thạp [PL, A.18, tr.110].

- Trên hiện vật chum hoa chanh được trang trí ở tầng thứ nhất và thứ ba của thân chum, hình ảnh hoa chanh 4 cánh được trang trí thêm hai lá uốn cách điệu ở hai bên được đặt cách đều và đối xứng nhau qua thân chum [PL, A.28, tr.120].

- Hình ảnh hoa chanh 4 cánh được xếp thành dải cách đều nhau xuất hiện ở tầng thứ hai của thân thạp tính từ dưới lên [PL, A.30, tr.122].

- Và cuối cùng là hình ảnh hoa chanh 4 cánh được trang trí thêm hai lá uốn cách điệu như trên hiện vật chum nhưng được đặt ở ô chính giữa trên hiện vật chậu gốm hoa nâu thời Trần [PL, A.36, tr.128].

Gốm đất nung

Trên chất liệu gốm đất nung đề tài hoa chanh chỉ xuất hiện trên 1 hiện vật duy nhất đó là mơ hình chùa. Vẫn là hình ảnh hoa chanh 4 cánh nhưng nó được

khắc trực tiếp vào viền trên và chân đế của mơ hình chùa với các cánh hoa nhỏ, được bố trí cách đều nhau và xếp thành dải [PL, A.51, tr.143].

2.3.5. Đề tài rồng

Trong sưu tập tại Trung tâm đề tài rồng khơng có trên hiện vật gốm men mà chỉ xuất hiện trên 3 hiện vật gốm đất nung gồm 2 hiện vật lá đề và 1 hiện vật góc mái. Trên cả 3 hiện vật này đề tài rồng đều được thể hiện với mơ típ quen thuộc là “lưỡng long chầu (triều) nhật (nguyệt)”.

+ Ở hiện vật góc mái [PL,A.47,tr.139] và hiện vật lá đề [PL,A.49,tr.141] hình tượng rồng hiện lên với những đường nét của con rồng thời Lý như đầu ngẩng cao, miệng há to, mép trên của miệng khơng có mũi, kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại, vươn lên cao, vuốt nhỏ dần về cuối. Thân rồng dài, dọc sống lưng có một hàng vảy thấp tỉa riêng ra từng cái, bụng là đốt ngắn như bụng rắn, có bốn chân, mỗi chân có ba ngón phía trước, khơng có ngón chân sau.

+ Trên hiện vật lá đề còn lại [PL, A.48, tr.140] hình rồng lại mang dáng hình khỏe khoắn, mập mạp, các khúc uốn có khoảng cách rộng hơn, vẩy lưng thể hiện rõ hình răng cưa lớn và nhọn của con rồng thời Trần.

Tiểu kết chương 2

Sưu tập cổ vật gốm thời Lý - Trần tại Trung tâm với 233 hiện vật có mặt ở cả 3 chất liệu tiêu biểu thời kỳ này là gốm đất nung, gốm sành nâu và gốm men. Trong đó các hiện vật gốm men chiếm số lượng nhiều nhất, xếp thứ hai là các hiện vật gốm đất nung và cuối cùng là hiện vật gốm sành nâu.

Theo bảng thống kê các dòng men ở hai thời kỳ, ta thấy dịng men có mặt ở thời Trần phong phú và đa dạng hơn hẳn dòng men ở thời Lý. Điển hình như dịng men trắng vẽ hoa lam mờ chỉ xuất hiện vào cuối thời Trần và

Một phần của tài liệu Giá trị Sưu tập cổ vật gốm Tại trung tâm Unesco nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)