3.4. Những vấn đề đặt ra với sưu tập gốm hiện nay
3.4.1. Thực trạng bảo quản và phát huy sưu tập
Thực trạng bảo quản
* Hệ thống ánh sáng, nhiệt độ trong phịng bảo quản
Tồn bộ phần tường phía trước của phịng khách (nơi để hiện vật) trên tầng 3 được thiết kế bằng kính và có rèm che. Hai bên tường được bố trí cửa sổ để đảm bảo thơng thống nhưng hệ thống cửa sổ được đóng thường xuyên và có rèm che ánh sáng, cửa có song sắt chống trộm và lắp kính để tránh cơn trùng mối mọt, một phần giảm cường độ ánh sáng tự nhiên chiếu vào phòng. Trong phịng (tồn bộ diện tích tầng 3 khoảng 70m2
được tận dụng để hiện vật), có lắp một điều hịa cây công suất lớn nhằm đảm bảo nhiệt độ luôn ổn định. Đèn chiếu sáng là loại bóng đèn huỳnh quang lắp hai bên tường, giữa nhà có bóng đèn chùm nhưng rất ít khi sử dụng, bên dưới cổng gắn camera theo dõi, ngồi ra trong phịng cịn bố trí bình cứu hỏa đề phịng cháy nổ.
Sưu tập cũng thường xuyên được kiểm tra để chống ẩm thấp, tạo sự thơng thống, thường xuyên lau chùi bụi bẩn bám vào hiện vật. Sử dụng hóa chất để ngăn côn trùng xâm nhập vào không gian bảo quản.
* Tủ trưng bày hiện vật
Tủ kính có 3 tủ với kích cỡ khác nhau, được đóng hồn tồn bằng kính, bên dưới lót nhung để hiện vật.
Tủ được đóng bằng khung gỗ với số lượng 4, bên trong lót vải đỏ, ba mặt lắp kính đề phịng cơn trùng, mối mọt. Hệ thống tủ gỗ có chiều cao trên 2 m là khá phù hợp với không gian của ngơi nhà, trên nóc tủ được tận dụng để những hiện vật có kích thước lớn như thạp, chum.
Hiện vật trong tủ được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, đồ nhỏ, đẹp xếp ở trên còn đồ to xếp lần lượt ở dưới. Những loại hiện vật như bát, đĩa, ấm được xếp ở ngăn tủ trên, còn những hiện vật lớn như thạp, liễn, chum được xếp ở ngăn tủ phía dưới.
Hiện vật khi đem đi triển lãm được gói cẩn thận bằng giấy mềm (khơng có khoảng trống), sau khi gói xong xếp vào những thùng tôn, gỗ hay xốp mới đưa lên ô tô vận chuyển. Thùng tơn được đóng xung quanh một lớp gỗ mỏng nhằm tránh va đập, thùng xốp được dán lớp băng dính bọc ngồi để tránh ẩm ướt.
* Hạn chế
Chỉ các hiện vật đẹp, tiêu biểu khi được đem đi triển lãm ở các nơi thì được làm hồ sơ, có dán tem, đóng dấu đỏ của Trung tâm và cơ quan nơi đem đến. Còn các hiện vật ở lại vẫn chưa được lập hồ sơ và đánh số hiện vật.
Ba chiếc chum lớn đặt trên bệ khơng có kính chụp, các hiện vật bát, đĩa đặt chồng lên nhau do khơng có đủ khơng gian trưng bày.
Thực trạng phát huy giá trị sưu tập
Tổ chức trưng bày là một hoạt động chủ yếu để thực hiện chức năng giáo dục của các bảo tàng, cũng là cách tích cực nhất để phát huy giá trị của các sưu tập tư nhân. Đây là môi trường để tạo cho khách tham quan và nhà nghiên cứu cảm nhận trực tiếp bằng trực quan sinh động thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, giải trí và tìm hiểu lịch sử, q khứ của dân tộc.
Khâu trưng bày là khâu công tác rất quan trọng nó quyết định chức năng giáo dục của bảo tàng đạt hiệu quả ít hay nhiều, là kết quả tất yếu của tất cả các khâu cơng tác khác của bảo tàng. Chính vì vậy mà tổ chức trưng bày rất cần được quan tâm để có thể phát huy tới mức tối đa giá trị của những di sản văn hóa. Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam cũng có chức năng trưng bày hiện vật để phục vụ công chúng, chính vì thế mà Trung tâm thường xun phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Sở Văn hóa và Bảo tàng các tỉnh thành, trưng bày chuyên đề về gốm thời Lý - Trần.
Hiện vật khi mang đi trưng bày được đặt trong các tủ kính (có bục kê), phía dưới lót nhung đỏ. Etiket được thiết kế bằng bìa cứng màu xanh, phía trên có lơgơ của tổ chức UNESCO thế giới và lôgô của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, đóng dấu đỏ của Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam, bên ngoài ép plastic. Etiket giới thiệu tên hiện vật bằng tiếng anh và tiếng việt, các mục bao gồm tên hiện vật, chất liệu, cơng dụng, niên đại, một số cịn ghi cả địa điểm phát hiện.
Ngồi ra cịn có các bản pano giới thiệu về văn hóa Lý - Trần, các bài thuyết minh, tờ rơi được xây dựng dựa trên hồ sơ hiện vật phát miễn phí cho khách tham quan.
Bên cạnh đó Trung tâm cịn phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC thực hiện các chương trình trong chuyên mục Di sản văn hóa nhằm giới thiệu sưu tập cổ vật gốm Lý - Trần tới đông đảo công chúng trong nước và quốc tế.
Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm đã cộng tác với Khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, là địa điểm học tập thực tế trong việc giảng dạy về “Quản lý và giám định cổ vật” cho sinh viên và học viên.
Trung tâm cũng phối hợp với Đài truyền hình, cơ quan văn hóa, chuyên gia đầu ngành xây dựng chương trình nói về gốm Lý - Trần như: Hồn gốm cổ Lý - Trần, Rồng trên cổ vật Việt Nam, Gốm hoa nâu thời Trần. Những bộ phim này được đưa lên mạng Youtube với lệnh tìm kiếm là “DOCOVIET” và in ra đĩa VCD hay CD phát miễn phí cho các Bảo tàng tỉnh, các nhà sưu tập tư nhân. Phim “Hồn gốm cổ Lý - Trần” giới thiệu một cách tổng thể và khái quát nhất về nền văn hóa Lý - Trần ở Việt Nam bao gồm: lịch sử phát hiện và nghiên cứu, tên gọi, địa bàn phân bố, loại hình hiện vật.
Bên cạnh đó, Trung tâm cịn phối hợp với Nhà xuất bản Văn hóa, Câu lạc bộ cổ vật Thiên Trường (Nam Định) xuất bản hai cuốn sách về cổ vật,
trong đó có giới thiệu nhiều cổ vật gốm thời Lý - Trần, sách được in trên giấy bìa cứng, chất liệu tốt chủ yếu là ảnh chụp hiện vật và có khảo tả bước đầu về tên hiện vật, chất liệu, kích thước, cơng dụng, niên đại.