Giải pháp bảo quản và phát huy sưu tập

Một phần của tài liệu Giá trị Sưu tập cổ vật gốm Tại trung tâm Unesco nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam (Trang 81 - 157)

3.4. Những vấn đề đặt ra với sưu tập gốm hiện nay

3.4.2. Giải pháp bảo quản và phát huy sưu tập

Giải pháp bảo quản sưu tập

+ Bảo quản định k cho sưu tập

Tiến hành kiểm tra sưu tập thường xuyên, nhằm phát hiện ra những ảnh hưởng xấu của mơi trường đến sưu tập để kịp thời có biện pháp xử lý. Kiểm tra hệ thống chống cháy, hệ thống thơng gió của khu vực bảo quản hiện vật.

Lập sổ theo dõi tình trạng hiện vật, tiến hành kiểm tra, thống kê hiện vật, xử lý bụi, đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm trong phịng ln ở điều kiện hợp lý nhất.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống tủ gỗ đề phịng mối mọt, vì nếu bị mối mọt ăn sẽ gây sập tủ và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiện vật.

+ Giải pháp tình thế

Đối với các hiện vật lớn như chum, thạp để trên kệ cần đóng thêm tủ kính để đảm bảo hiện vật khơng bị va đập khi đi lại. Với các hiện vật nhỏ thì chúng ta cần đóng thêm tủ khung gỗ mặt kính vì số lượng 4 tủ kính như hiện nay là chưa đủ, dẫn đến tình trạng hiện vật bị xếp chồng lên nhau, gây khó khăn cho việc bảo quản và khi cần di chuyển cũng rất bất tiện.

+ Giải pháp về lâu dài

Tiến hành lập hồ sơ cho toàn bộ hiện vật trong sưu tập, mã hóa hồ sơ vào hệ thống máy tính để thuận tiện cho việc tìm kiếm khi có nhu cầu. Hồ sơ hiện vật phải có đầy đủ các mục sau: tên hiện vật, chất liệu, cơng nghệ chế tác, tình trạng hiện vật, niên đại v.v.. Sau khi lập hồ sơ hiện vật xong thì tiến hành đánh số cho từng hiện vật trong sưu tập và lập sổ kiểm kê hiện vật.

Khi đã hồn thành cơng đoạn lập hồ sơ, ghi vào sổ kiểm kê, đánh số hiện vật thì cần lập thêm những phiếu điều tra hiện vật để thường xuyên bổ sung thông tin cho hiện vật, tiện theo dõi và kiểm sốt được tình trạng hiện vật tốt hơn.

Do khơng gian bảo quản hiện nay còn hạn chế, cho nên để làm tốt công tác bảo quản hiện vật, về lâu dài cần tiến hành xây một kho bảo quản đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, có tính kiên cố cao đồng thời cũng là nhà trưng bày chuyên biệt cho sưu tập.

Lắp đặt hệ thống ánh sáng hiện đại, hệ thống điều hịa khơng khí, hút ẩm và thiết kế lại hệ thống thơng gió.

Tin học hóa hệ thống quản lý sưu tập, không ngừng nâng cao nghiệp vụ bảo quản để phục vụ tốt hơn cơng cuộc gìn giữ và phát huy giá trị sưu tập. Tiếp tục trau dồi kiến thức về bảo quản đồ gốm, cử cán bộ của Trung tâm sang các bảo tàng lớn để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về bảo quản hiện vật, kịp thời ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào công tác quản lý, bảo quản sưu tập nhằm kéo dài tuổi thọ và phát huy được giá trị vốn có của sưu tập.

Giải pháp phát huy sưu tập

+ Sưu tầm bổ sung hiện vật cho sưu tập

Sưu tầm hiện vật là cơ sở quan trọng và khơng thể thiếu được trong việc hình thành một sưu tập. Nó quyết định tính phong phú, đa dạng, hấp dẫn của hiện vật đối với khách tham quan cũng như các nhà nghiên cứu. Công tác sưu tầm cần được tiến hành thường xuyên, liên tục để bổ sung thêm hiện vật cho sưu tập. Chính vì vậy địi hỏi các nhà sưu tập nhất là các nhà sưu tập tư nhân phải ln tìm kiếm để bổ sung làm phong phú hơn cho sưu tập của mình.

Trước hết cần lập hồ sơ kế hoạch sưu tầm hiện vật, kế hoạch phải có tên hiện vật cụ thể cần sưu tầm, tập trung vào những địa điểm gần các di chỉ

khảo cổ đã được khai quật (địa bàn phân bố của nền văn hóa Lý - Trần). Kế hoạch xây dựng dựa trên cơ sở điều tra hiện trạng số lượng và loại hình hiện vật có trong sưu tập, nhằm bổ sung kịp thời và điều tra xem nguồn sưu tầm ở nơi sắp đến có khả quan hay khơng. Kế hoạch có thể ngắn hạn hoặc dài hạn tùy theo thời gian và kinh phí cho phép của những nhà sưu tập tư nhân. Một điểm thường gặp ở các nhà sưu tập tư nhân là họ đi “sứ” hay nói cách khác là đi sưu tầm thường khơng theo một kế hoạch nhất định mà luôn thay đổi một cách linh hoạt và chủ động nắm bắt tình hình.

Trong thời gian trưng bày ở các địa phương có thể tranh thủ đi “sứ” để bổ sung hiện vật cho sưu tập của mình thơng qua lời giới thiệu của người dân, và những nhà sưu tập địa phương.

Khi sưu tầm nên tranh thủ lập hồ sơ hiện vật, hồ sơ cần ghi rõ tên hiện vật, đặc điểm, kích thước trọng lượng, địa điểm sưu tầm ở đâu, vào thời gian nào, ai là chủ sở hữu trước đó và những câu chuyện xoay quanh hiện vật, ảnh chụp v.v.. Điều này đảm bảo tính pháp lý cho hiện vật sưu tầm được và cũng tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra là mua nhầm hiện vật không rõ nguồn gốc.

+ Đa dạng hóa các hình thức trưng bày

Xây dựng phịng trưng bày riêng để có thể bảo quản và phát huy tối đa giá trị của sưu tập. Phịng trưng bày cần đáp ứng về mặt diện tích, đảm bảo kỹ thuật.

Tổ chức sắp xếp lại hiện vật trong sưu tập thành từng chuyên đề nhỏ, theo các loại hình nhất định.

Nghiên cứu áp dụng những hình thức trưng bày tiên tiến của các bảo tàng, nhà trưng bày trong nước và trên thế giới để có thể làm nổi bật mức tối đa giá trị sưu tập.

Giới thiệu rộng rãi sưu tập trên các phương tiện thông tin đại chúng, dựng thêm nhiều bộ phim tài liệu về nền văn hóa Lý - Trần trên cơ sở đi sâu vào từng loại hình hiện vật.

Tổ chức trưng bày lưu động ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, ưu tiên khu vực biên giới, vùng đồng bào dân tộc ít người ở Tây Bắc và Tây Nguyên. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho đồng bào hiểu và có cách “ứng xử” tích cực hơn với những di sản do cha ông để lại, thúc đẩy quá trình gìn giữ những hiện vật của nền văn hóa Lý - Trần.

Thường xuyên tổ chức trưng bày chuyên đề về cổ vật gốm thời Lý - Trần, những chuyên đề này cần đi sâu vào việc phân tích các hiện vật trong sưu tập, nhằm đáp ứng nhu cầu của những nhà nghiên cứu về văn hóa Lý - Trần.

+ In ấn, uất bản, giới thiệu quảng bá sưu tập

Trong thời gian tới để tiếp tục phát huy giá trị của sưu tập cổ vật gốm thời Lý - Trần, Trung tâm cần có sự phối hợp với các cơ quan ban nghành thực hiện những cuộc trưng bày triển lãm về văn hóa Lý - Trần tại các tỉnh thành trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, tiếp tục đào sâu nghiên cứu để tìm hiểu thêm giá trị của từng hiện vật trong sưu tập, nếu có điều kiện có thể tiến hành lấy mẫu phân tích bằng các phương pháp khoa học như cacbon C14, vật lý, hóa học, nhằm bổ sung thơng tin hồn thiện hồ sơ hiện vật.

Xuất bản những cuốn album nhỏ giới thiệu về sưu tập, trong đó có ảnh chụp hiện vật, tên hiện vật, và những đặc điểm cơ bản nhất về hiện vật. Phối hợp với nghành du lịch và các phương tiện truyền thông tổ chức giới thiệu, quảng bá sưu tập tới công chúng một cách hiệu quả nhất.

Tiểu kết chương 3

Việc gốm Lý - Trần có sự khác biệt rõ nét với gốm Trung Quốc cùng thời, so sánh giữa gốm men ngọc thời Lý và gốm men ngọc thời Tống, cùng sự xuất hiện của dòng gốm hoa nâu đã cho thấy sự sáng tạo của nghệ nhân gốm thời kỳ này - giá trị văn hóa của sưu tập cổ vật gốm. Trong suốt chiều dài lịch sử gốm Việt Nam, gốm thời kỳ Lý - Trần được coi là giai đoạn phát triển đỉnh cao nhất về tính thẩm mỹ cũng như kỹ thuật xử lý gốm.

Sưu tập cổ vật gốm thời Lý - Trần tại Trung Tâm khá phong phú và đa dạng, đã thể hiện gần như đầy đủ lịch sử, văn hóa và kỹ thuật sản xuất gốm thời kỳ này. So với các giai đoạn khác trong cả một quá trình phát triển của gốm Việt Nam, gốm Lý - Trần bằng sự hoàn thiện về hai mặt kỹ thuật và mỹ thuật đã hình thành một phong cách riêng biệt. Chính sự riêng biệt này đã đưa giá trị gốm Lý - Trần lên đỉnh cao, tiêu biểu cho nghệ thuật gốm phong kiến Việt Nam.

Thực trạng bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập cổ vật gốm thời Lý - Trần tại Trung tâm có những hạn chế nhưng cũng có những điểm riêng nhất định. Chính vì vậy, trong q trình đưa sưu tập tiếp cận gần hơn với ngành khoa học lịch sử và công chúng yêu mến cổ vật, Trung tâm cần có những biện pháp bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập một cách tối ưu nhất.

KẾT LUẬN

Trải qua 11 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam với tơn chỉ và mục đích hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu bảo tồn các vật thể có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đã góp một phần khơng nhỏ trong việc thay đổi tư duy về sở hữu cổ vật cũng như cách thức bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.

Sưu tập cổ vật gốm thời Lý - Trần tại Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam với 233 hiện vật trên 24 loại hình có mặt ở cả 3 chất liệu gốm đất nung, gốm sành nâu và gốm men là một sưu tập khá đa dạng và phong phú.

Gốm thời kỳ Lý - Trần về cơ bản có những đặc trưng khá giống nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu chi tiết giữa gốm thời Lý và gốm thời Trần ở một vài khía cạnh lại cho thấy những đặc điểm khác nhau khá rõ ràng. Gốm men thời Trần kế thừa và phát triển gốm men thời Lý để đến thời kỳ phát triển, đã tạo ra những đặc trưng riêng của gốm Việt thời Trần, không lẫn với bất kỳ dòng gốm nào khác. Gốm thời Trần cũng là tiền đề cho sự phát triển của gốm thời Lê sơ mà điển hình là dịng gốm hoa lam với sự phổ biến của kỹ thuật chồng nung bằng phương pháp ve lòng.

Sự hiện diện của những hiện vật trong sưu tập gốm thời kỳ này là sự kết tinh kết quả lao động sáng tạo của con người đương thời, chúng gắn với những trung tâm sản xuất gốm, nghệ nhân chế tạo gốm có thật trong lịch sử, với kỹ thuật làm gốm đã được sử dụng trong thời kỳ đó. Cho nên chúng được coi là một trong các nguồn sử liệu vật thật chứa đựng thông tin, dấu ấn của thời đại.

Cổ vật gốm thời Lý - Trần thể hiện sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa nhất định giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mặc dù bị ảnh hưởng rất nhiều của

một cường quốc về gốm nhưng trên đồ gốm Lý - Trần vẫn thấy rõ được những đặc tính bản địa riêng biệt.

Dòng gốm hoa nâu Việt Nam được các học giả trong nước và quốc tế đánh giá cao vị trí và tầm quan trọng hàng đầu góp phần tạo nên truyền thống riêng biệt của dòng gốm cổ Việt Nam, khơng trộn lẫn với bất cứ một dịng gốm cổ nào trên thế giới, phản ánh một giai đoạn lịch sử đẫm chất nhân văn nhưng cũng đầy tinh thần thượng võ của dân tộc.

Họa tiết hoa văn trang trí trong mỹ thuật thời Lý - Trần khơng chỉ nhằm mục đích đơn thuần để trang trí cho kiến trúc hoặc các hiện vật nào đó mà chúng là sự kết tinh những tầng bậc ý nghĩa của thời kỳ này. Chúng gắn với cuộc sống thường ngày của con người trong việc ứng xử với cái đẹp. Chúng là những “chữ viết” chân thực về lịch sử, xã hội mang đậm dấu ấn Phật giáo đương thời, là lời nhắn nhủ, là tiếng nói của tâm hồn, là khát vọng của người dân về một xã hội thịnh vượng.

Lịch sử đã sang trang, nhưng những giá trị tinh thần của dân tộc từ nhiều thế kỷ trước, mà thời kỳ Lý - Trần là một giai đoạn hiển hách vẫn còn vang vọng tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta ngày hơm nay. Ơng cha ta đã giữ nước không chỉ bằng quân sự và lao động sản xuất, mà còn bằng lao động nghệ thuật. Những thành quả của lao động mỹ thuật từ sáu bảy thế kỷ trước đã được thời gian chọn lọc và kết đọng thành khối ngọc trong vắt ngày càng tăng thêm độ sáng. Được thấy xã hội của sự thịnh vượng, của những chiến công chống quân Nguyên Mông hiển hách đã thai nghén và nuôi dưỡng một nền nghệ thuật tràn đầy sức sống và thấm đẫm tinh thần tự cường dân tộc. Phải chăng hôm nay chúng ta có quyền hy vọng vào một nền nghệ thuật đương đại đang trổ những bông hoa thơm, kết trái ngọt và hứa hẹn một mùa vụ bội thu?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2. Hoàng Xuân Chinh (2005), Các nền văn hóa cổ, Nxb Lao Động, Hà Nội. 3. Hoàng Xuân Chinh (chủ biên) (1981), Thành tựu khảo cổ học Việt Nam,

Nxb Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4. Hồng Xn Chinh (2011), Tiến trình gốm sứ Việt Nam, Nxb Hồng Đức,

Hà Nội.

5. Nguyễn Đình Chiến (chủ biên), (2014), Gốm Thổ Hà, Nxb Văn hóa

Thơng tin, Hà Nội.

6. Nguyễn Đình Chiến và Phạm Quốc Quân (2005), Gốm hoa nâu Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

7. Trần Khánh Chương (2001), Gốm Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

8. Trần Khánh Chương (2004), Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ, Nxb Mỹ

thuật, Hà Nội.

9. Trần Khánh Chương (1990), Nghệ thuật gốm Việt Nam, Nxb Mỹ thuật

Hà Nội.

10. Trần Khánh Chương (1982), “Nghệ thuật gốm hoa nâu Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật, (4), tr.26.

11. Trần Khánh Chương (1976), “Những yếu tố tạo vẻ đẹp của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần”, Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, (3), tr.65-76. 12. Trần Khánh Chương (1983), “Thử nói về gốm men ngọc Việt Nam”,

Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật, (5), tr.21.

13. Chu Quang Chứ (2011), Mỹ thuật Lý - Trần mỹ thuật Phật giáo, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

14. Phạm Ngọc Dũng (2010), Gốm cổ trong đời sống văn hóa Việt Nam, Luận án tiến sỹ văn hóa học, Viện nghiên cứu văn hố.

15. Phạm Ngọc Dũng (2002), Tìm hi u gốm Lý - Trần trong quá trình sưu tập

gốm cổ Việt Nam, Luận văn thạc sỹ văn hoá dân gian, Viện nghiên

16. Hà Thị Thu Hà (2013), Hình tượng hoa sen trong mỹ thuật thời Lý - Trần, Luận văn thạc sỹ Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 17. Phạm Thị Thu Hà (2013), Giá trị lịch sử văn hóa của sưu tập hiện vật về

triều đại nhà Trần lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định, Luận văn

thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

18. Hội đồng giám định cổ vật, Bộ Văn hố - Thơng tin (2003), Cổ vật Việt Nam, Nxb Cục Bảo tồn Bảo tàng, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Huệ (2008), Cơ sở Bảo tàng học, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Huệ (2011), Giáo trình sưu tầm hiện vật Bảo tàng Đại học

Văn hóa Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Huệ (2005), Lược sử sự nghiệp bảo tồn bảo tàng Việt Nam từ

năm 1 45 đến nay, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

22. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản văn hóa thế

giới (2012), Nxb Hà Nội.

23. Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến và Nguyễn Quang Ngọc (1995), Gốm

Bát Tràng thế kỷ XIV - XIX, Nxb Thế giới, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giá trị Sưu tập cổ vật gốm Tại trung tâm Unesco nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam (Trang 81 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)