3.3.1. Nghệ thuật tạo hình
Căn cứ vào sự phong phú ở loại hình và kiểu dáng của hiện vật, chúng ta có thể khẳng định gốm thời kỳ này được tạo hình rất tỉ mỉ, cơng phu với việc sử dụng bàn xoay, con kê, bao nung và cả khuân in trong quá trình sản xuất.
Về tạo hình, nhìn chung gốm thời Lý thể hiện một kỹ thuật chau chuốt, tinh tế. Các hiện vật bát, đĩa, âu thời kỳ này đều có dáng thanh mảnh, miệng loe, đế nhỏ. Xương gốm được vuốt mỏng tạo nên cảm giác thanh nhã, trang trọng [PL,A.5,21,tr.97,113]. Sang đến thời Trần, gốm bớt đi vẻ tinh nhã của
gốm Lý, thay vào đó là sự đầy đặn, khỏe khoắn của dáng gốm hoa nâu [PL, A.28, 30, tr.120, tr.122].
Ví như tạo hình trên hiện vật âu thời kỳ này có 3 kiểu dáng tiêu biểu như: Kiểu 1, âu có dáng hình trụ, kéo một đường thẳng từ trên xuống đáy, đế bằng [PL, A.23, tr.115]; kiểu 2, miệng âu hơi cụp, thân cong nhẹ thon dần xuống đáy [PL, A.24, tr.116]; kiểu 3, miệng âu hơi loe, giữa thân phình rộng thon dần xuống đáy, nắp âu được tạo hình lá sen úp ngược [PL, A.21, tr.113]. Đó là biểu hiện của sự đa dạng ở kiểu dáng thể hiện trên cùng một hiện vật.
Sự khéo léo của nghệ nhân khi tạo ra sản phẩm gốm thời kỳ này phải nói đến kỹ thuật gắn chắp đối với loại hình có những bộ phận khơng làm trên bàn xoay được như vòi ấm, quai ấm hay các núm trên vai hiện vật. Quan sát kỹ vòi và quai của các hiện vật ấm có trong sưu tập tại Trung tâm cho ta thấy sự biến đổi vịi từ hình đầu chim đến hình ống thẳng, quai từ hình cánh cung cho đến hình khuyên. Các chi tiết trên những bộ phận này đều được cắt, tỉa rất tỉ mỉ và tạo hình theo kích thước lớn, nhỏ khác nhau để phù hợp với từng hiện vật.
Bên cạnh đó, bằng phương pháp cắt khấc tạo hình hoa sen trên các hiện vật bát, đĩa, đắp nổi, in khn, khắc chìm tài sen, cúc, hoa chanh, rồng đã làm cho sản phẩm không chỉ mang yếu tố của Phật giáo giáo mà nó cịn mang tính thẩm mỹ cao.
Trong việc sản xuất gốm, phương tiện và công cụ vô cùng quan trọng, nó quyết định chất lượng sản phẩm, ngồi ra, nó cịn phản ánh trình độ kỹ thuật của mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Thời kỳ Lý - Trần trong lòng các hiện vật thường có 4 - 5 dấu chân con kê. Từ những đặc điểm này chúng ta có thể tìm ra cơng cụ sản xuất gốm thời kỳ này bao gồm.
Con kê: từ dùng để chỉ những dụng cụ chống dính giữa các sản phẩm được sản xuất hàng loạt. Con kê có nhiều loại: con kê hình vành khăn, hình nón cụt, hình đĩa có đường kính từ 4,5 cm đến 6,5 cm. Con kê được làm bằng
đất sét hoặc cao lanh đều có hình trịn hay hình chữ nhật và được sử dụng nhiều lần.
Bao nung (bao thơi) là phương tiện bảo vệ cho những sản phẩm gốm trong q trình nung, khơng làm cho men hiện vật này khuếch tán ra ngoài và bụi lị bám vào hiện vật trong q trình nung. Bao nung cịn làm nhiệm vụ dàn đều nhiệt trên sản phẩm, ngồi ra nó cịn làm giá đỡ để chồng lên nhiều sản phẩm trong một mẻ nung nhằm tận dụng khơng gian trong lị [14, tr.17].
Bàn xoay là phương tiện chủ chốt giúp người thợ làm chuẩn được hình dáng của sản phẩm nhất là những sản phẩm lớn vì đã số những sản phẩm đều có hình trịn từ bát, đĩa, âu, ang, thạp, tước, vị v.v..
Khuân in hoa văn thường được tạo hình tam giác hoặc đầu trịn tù, có đường nét hoa văn chìm hoặc nổi. Ngồi những phương tiện sản xuất trên công cụ sản xuất gốm thời kỳ này cịn có màu nước, bút lơng (hiện vật chum hoa nâu men bóng) hoặc khuân nhỏ để tạo những chi tiết hay đường nét hoa văn trên sản phẩm.
3.3.2. Nghệ thuật trang trí hoa văn
Lúc sinh thời, nhà nghiên cứu cố PGS.TS Chu Quang Trứ cho rằng: Trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, nếu mỹ thuật Đông Sơn là đỉnh cao thứ nhất thuộc về người Việt cổ trước Cơng ngun, thì sau cả chục thế kỷ thu mình ẩn tàng khỏi sự đồng hóa của ngoại xâm phương Bắc, mỹ thuật Lý - Trần với tính cổ điển chân chính là sự phục hưng văn hóa dân tộc, xác lập đỉnh cao thứ hai thuộc về người Việt.
Có thể nói nghệ thuật trang trí hoa văn thời kỳ này đã đạt đến đỉnh cao với việc tiếp thu và sáng tạo ra những màu men độc đáo, đa dạng về sắc màu cùng đề tài hoa văn mang đậm dấu ấn, tư tưởng của thời đại.
Như chúng ta đã biết, dưới thời Lý – Trần đạo Phật trở thành quốc giáo, từ nhà vua đến các quý tộc và thứ dân đều thành những người tu hành cửa Phật, khắp nơi đều xây dựng chùa tháp. Đức Phật ngồi trên tòa sen, hoa sen, hoa cúc biểu trưng cho sự thanh cao của đạo Phật. Những quan niệm và tư
tưởng ấy đã thấm nhuần, ăn sâu bắt rễ trong đời sống của người dân thời kỳ này. Và như một điều tất yếu, nghệ nhân gốm thời kỳ này đã thể hiện tư tưởng thời đại qua chính các đề tài trên sản phẩm của mình.
Hoa cúc xuất hiện cùng hoa sen như một cặp âm dương, nếu hoa sen xuất hiện từ bùn lầy và vươn lên bằng sự tỏa sáng của thái âm (mặt trăng) thì hoa cúc rực rỡ, tỏa hương thơm như vầng thái dương. Sen và cúc đã thay nhau làm điểm nhấn của mỹ thuật Lý – Trần. Hình ảnh sen, cúc trang trí trên hiện vật thời kỳ này được hiện lên với đầy đủ các bộ phận từ nhụy đến cánh, lá và có khi là cả cành hoa đều được thể hiện trên cùng một đồ án.
Dường như quá trình phát triển của bơng sen từ khi cịn là cái nụ nằm trong những chiếc lá non, qua giai đoạn hé nở, đến lúc mãn khai đã được tác giả phô bày qua chiếc bát men ngọc với sắc xanh mát [PL, A.3, tr.95]. Cái tài của nghệ nhân gốm thời kỳ này còn được thể hiện ở chỗ hoa, lá sen cũng được sử dụng trên toàn bộ sản phẩm, từ tạo dáng đến trang trí, tràn lan mà điển hình, dày đặc mà khơng hề nhàm chán. Vẫn một hình ảnh hoa ấy, chiếc lá ấy, nhưng được biến hóa, thay đổi đến mức mỗi sản phẩm mỗi kiểu, mỗi chi tiết mỗi khác, chỗ nào cũng tinh tế.
Ví như hai chiếc bát men ngọc trang trí đề tài hoa cúc trong sưu tập, thoạt nhìn (khơng chú ý đến sắc men) ta có thể thấy chúng giống nhau như một. Cùng được trang trí chính giữa là một bơng cúc nhiều cánh, tiếp đến là hai bông hoa cúc nhỏ đứng cạnh nhau, xen kẽ với các cành lá, cuối cùng là hình ảnh cánh cúc được xếp thành dải đặt phía trên cùng. Quan sát kỹ hai hiện vật này, ta sẽ thấy cánh hoa cúc ở tầng thứ hai trên hiện vật bát [PL, A.5a, tr.97] có đầu trịn hơn cánh hoa trên hiện vật bát [PL, A.5b], và ngược lại thì đầu cánh hoa trên hiện vật bát [PL, A.5b, tr.97] ở tầng thứ ba lại tròn và mập hơn đầu cánh hoa trên hiện vật bát [PL, A.5a, tr.97] cùng ở tầng thứ ba.
Có hai cách trang trí hoa văn dưới men ngọc, cách thứ nhất là hoa văn được tạo bằng nét khắc chìm hoặc in khn có hoa văn muốn trang trí lên cốt gốm rồi đem nhúng vào men, men đọng lại và tạo ra các hình hoa văn trang
trí. Cách thứ hai là khi cốt gốm đã tráng một lớp men, mới đem vẽ hình hoặc dập khn hoa văn trang trí sau đó tráng men một lần nữa. Quan sát chiếc bát men ngọc sắc vàng, trang trí đề tài hoa cúc dây trong sưu tập [PL, A.4a, tr.96], ta thấy hiện lên các nét được chạm khắc tỉ mỉ với độ nông sâu khác nhau làm cho hoa văn có chiều sâu và ẩn hiện lung linh.
Khác với gốm men ngọc, hoa văn trên gốm hoa nâu được tạo ra bằng phương pháp kết hợp giữa men mầu nâu với men trắng. Đa số gốm hoa nâu được tạo bằng kỹ thuật cạo xương gốm khi mới phủ men nền để tạo đồ án trang trí. Sau đó người thợ dùng bút lông vẽ hoa văn màu nâu trên phần đã được cạo. Men phủ trên nền gốm màu trắng ngà phần lớn thường bị rạn hay nứt trong men tạo thành những mảng vân rạn tự nhiên khiến cho hiện vật trở nên độc đáo và có tính thẩm mỹ cao. Các hiện vật gốm hoa nâu chum, thạp, liễn [PL, A.28, 30, 31, tr.120,122-123] trong sưu tập đều được trang trí hoa văn bằng phương pháp trên, kết hợp với việc đắp nổi băng cánh sen trên nắp và vai đã tạo ra những hiện vật với dáng hình đầy đặn, chắc khỏe.
Ngồi phương pháp trang trí phổ biến là cạo men rồi tơ nâu nói trên, gốm hoa nâu thời kỳ này cịn có một phương pháp trang trí hoa văn khác đó là vẽ màu nâu dưới men. Hiện vật chum [PL, A.29, tr.121] trong sưu tập tại Trung tâm là một minh chứng cho phương pháp trang trí này. Lượng màu nâu được vẽ bằng bút lơng, lỗng và mỏng trên chum đã tạo ra các hoạ tiết hoa văn bay bổng với độ đậm nhạt khác nhau, khi sờ tay vào khoảng trang trí màu nâu này ta thấy trơn và nhẵn bóng, nhất là khi đưa ra ánh sáng ta sẽ thấy điều này được khẳng định rõ ràng hơn. Hiện tượng này rất ít gặp nhưng đã cho chúng ta biết được rằng các nghệ nhân lúc này đang muốn tìm một phương pháp khác trong việc trang trí để tạo hiệu quả mới tốt hơn trong sản xuất gốm, tạo tiền đề cho sự ra đời dòng gốm hoa lam nổi tiếng dưới thời Lê sơ sau đó.
Đưa nghệ thuật gốm dân tộc lên một bước phát triển mới, phong cách tạo hình và các đề tài trang trí trên hiện vật gốm thời Lý - Trần khơng quay mình theo một hướng khác mà vẫn dựa trên sự tiếp thu cơ sở truyền thống từ
văn hóa Đơng Sơn, thời Đinh, Tiền Lê để rồi đến thời kỳ này tiếp tục được sáng tạo và phát triển tạo ra một phong cách đặc trưng riêng.