Các đơn nguyên kiến trúc

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đình hạ Lũng (phường Đằng HảI, quận HảI An, thành phố HảI Phòng) (Trang 45 - 56)

2.1. Giá trị kiến trúc

2.1.3. Các đơn nguyên kiến trúc

2.1.3.1.Nghi mơn [PL, H.3, tr.124]

Đình Hạ Lũng là một tổng thể cơng trình kiến trúc được tạo thành bởi nhiều đơn nguyên kiến trúc khác nhau: Nghi mơn, Hồ bán nguyệt, Đại đình, Hậu cung. Mở đầu cho cơng trình kiến trúc đó là Nghi mơn hay cịn được gọi là cổng, có chức năng để mọi người đi lại, nơi người dân địa phương hành lễ, vọng bái Đức Ngơ Vương Quyền. Dưới góc độ tâm linh tín ngưỡng đây được coi là ranh giới đầu tiên phân định giữa chốn dân gian và cõi linh thiêng. Kiến trúc Nghi mơn đình Hạ Lũng được làm theo kiểu nhất môn (một cửa). Nhất mơn ở đây có thể được giải thích là chỉ con đường duy nhất hướng tới “đạo”, hướng tới “thần”.

2.1.3.2. Hồ nước [PL, H.4, tr.124]

Hồ nước được xây dựng phía trước của đình Hạ Lũng. Đây là điểm tụ phúc và cũng là ước nguyện của người dân mong mưa thuận, gió hóa, vạn vật tốt tươi, sinh sôi nảy nở. Trong lần trung tu gần đây nhất nhân dân đã tiến hành cải tạo, xây và sửa chữa thành một hồ lớn hình chữ nhật đồng thời trồng nhiều cây xanh để tạo khơng gian cảnh quan cho đình.

2.1.3.3. Sân đình

Qua Nghi mơn là Sân đình. Sân đình rộng, bao quanh bởi hệ thống tường vây được sơn màu vàng. Sân đình tiếp giáp với Nghi môn là một khoảng không rộng tạo một lối đi lớn vào Đại đình. Sân đình Hạ Lũng có diện tích hơn 350m2, được lát gạch bát tràng, lát thẳng thành những ô hàng dọc, xiết mạch phẳng mịn. Đây là nơi các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của làng.

2.1.3.3. Đại đình [PL, H.5, tr.125]

Đây được coi là đơn nguyên quan trọng quyết định giá trị văn hóa của ngơi đình đó. Đồng thời đây cũng là nơi thể hiện giá trị tâm linh, tín ngưỡng, là sự sống cho cả ngơi đình.

Đại đình Hạ Lũng là một tịa nhà lớn quay theo hướng Tây Nam gồm 3 gian 2 chái cao và to, với diện tích hơn 221m2 (chiều dài: 19,9m; chiều rộng: 11m). Theo quan niệm người Việt, khi xây dựng nhà hay các cơng trình kiến trúc thì thường xây dựng với số gian lẻ. Việc xây dựng các cơng trình có số gian lẻ theo quan niệm dân gian là để tạo sự sinh sôi và phát triển đồng thời để tạo ra một gian chính ở giữa, hai bên là các gian phụ đăng đối với nhau. Đình Hạ Lũng cũng có kết cấu như vậy.

Đại đình có 3 gian 2 chái. Hiện tại khơng gian chính giữa của Đại đình là nơi đặt hương án, kiệu và quán tẩy. Theo thứ tự sắp xếp, trong cùng là Kiệu Bát cống sau đó tới Kiệu Long đình và cuối cùng là hương án được đặt phía

trước hai bên là quán tẩy. Kiệu là một phương tiện được sử dụng trong những dịp lễ hội, dùng để rước ngai thờ và bài vị hay lễ vật dâng lên vị thần. Kiệu được nghệ nhân tạo tác công phu tỉ mỉ với những mảng chạm lông, chạm thông phong đề tài rồng, hổ phù. Kiệu chỉ được di chuyển để rước khi có lễ hội làng, khi rước xong lại đặt yên vị ở Đại đình. Hai gian bên là nơi đặt chiêng, trống. Trống để bên phải, chiêng để bên trái. Ngồi ra, hiện nay trong đình cịn cho đặt các sập gỗ nhỏ ở hai chái của tịa Đại đình với mục đích dành làm nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và chơi các trị chơi lúc nơng nhàn.

* Kết cấu nền móng, bao che

Để xây dựng một cơng trình kiến trúc tín ngưỡng đại diện cho cộng đồng làng, người ta thường chọn nơi có vị trí trung tâm của làng, thế đất đẹp, cao ráo, tích tụ khí thiêng, tụ linh, tụ phúc. Đình Hạ Lũng là một cơng trình kiến trúc xây dựng trên quan niệm đó.

Tịa Đại đình được xây dựng trên một nền cao so với mặt sân 0,5m. Hiên tịa Đại đình là một bậc thềm rộng 0,5m, tồn bộ phần viền được bó vỉa bằng những phiến đá xanh có kích thước 50x30cm, dày 20cm. Qua ngưỡng cửa, bên trong tồn bộ diện tích tịa Đại đình lát gạch vng đỏ có kích thước 30x30cm. Gạch được lát bằng phẳng, mạch xiết thành rãnh mịn.

Khởi thủy đình có sàn. Sàn đình Hạ Lũng được ghép bằng những tấm gỗ lim dựng thành sàn phẳng ở hai bên chái và gian bên của Đại đình. Sau năm 1945, do bị mục nát nên ván sàn đã bị dỡ và xây dựng vào đó là ba hệ thống sập nhỏ bằng gỗ, toàn thân sập được mài nhẵn hết bề mặt bên ngồi và có sơn màu đỏ vàng nhạt, phủ bóng lớp ngồi rất chắc chắn.

Tương ứng với hàng chân cột là hệ thống tảng kê chân cột. Hiện nay đình Hạ Lũng cịn lưu giữ khá ngun vẹn hệ thống tảng kê chân cột. Tảng kê chân cột được làm bằng chất liệu đá xanh, tạc theo kiểu dật cấp, gồm có hai phần với ý nghĩa tượng trưng cho âm – dương. Phần trên là hình trịn tượng trưng cho bầu trời, cho tầng trên. Bên dưới là hình vng, theo một số nhà

nghiên cứu hình vng này biểu tượng của mặt đất, của tầng dưới hay nó là một biểu hiện của yếu tố âm. Sự kết hợp giữa hai yếu tố âm và dương theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cho biết đây chính là biểu tượng của sự kết hợp của trời (cha) và đất (mẹ) khiến cho vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu. Ngồi ý nghĩa đó, tảng kê chân cột cịn có giá trị sử dụng cao, chống lún và làm tăng tính thẩm mỹ cho cơng trình. Với đặc tính của loại chất liệu bền, vững chắc lại có khả năng chịu lực tốt, dễ dàng tạo tác điêu khắc thành những đồ vật có giá trị thẩm mỹ cao, tảng kê chân cột còn làm mặt phẳng đỡ chân cột, ngăn cách nền đất chống thấm nước, giảm nguy cơ mối mọt gây hư hại cột… [17, tr.120 – 123].

Từ ngồi nhìn vào, mặt trước tịa Đại đình là hệ thống cửa bức bàn, toàn bộ cửa bức bàn, cửa phụ đều được làm bằng gỗ khổ rộng, dày dặn, bào nhẵn, phần khung của có soi gờ, kẻ chỉ. Hệ thống cửa ở gian giữa có 4 cánh, kế bên là hai cửa phụ nhỏ hơn, mỗi cửa có hai cánh khép vào từ hai bên. Mặt trước, ngoài hệ thống cửa bức bàn, phần nối tiếp bên cạnh là hai cửa sổ được làm cũng theo kiểu cửa bức bàn, bên hồi chái phía Bắc và phía Nam đình là hệ thống của sổ chấn song vuông nhằm làm cho cơng trình trở lên thơng thống, ánh sáng dễ dàng lọt vào trong. Hai mặt bên Đại đình là hệ thống tường, xây bằng gạch, vữa được quét vơi bên ngồi, phía sau thơng với Hậu cung. Tạo thành một thể khép kín Đại đình và Hậu cung.

* Kết cấu mái [PL, H.6, tr.125 - 126]

Hệ mái: mái Đại đình Hạ Lũng có 4 mái, 2 mái chính lớn, rộng, hợp với nhau một góc nơi bờ nóc. Ở vị trí chính giữa nơi bờ nóc là một đơi rồng chầu mặt trăng. Trên thân rồng có những dải mây chạy dài xuống bờ nóc. Hai đầu bờ nóc là hai con kìm miệng ngoạm vào bờ nóc, dưới vịng lên uốn cong, chầu vào nhau. Đây là hình ảnh ghi dấu về tục thờ thần mặt trời của cư dân nơng nghiệp lúa nước.

Hai mái bên nhỏ hơn có nhiệm vụ che kín hai bên gian hồi. Gờ nổi giữa hai mái chính và mái phụ tạo thành bờ dải. Chính giữa hai bờ dải (cịn gọi là

khúc nguỷnh) có hai con sơ (con Náp) quay ngang ra, hai con sơ này cũng chầu xuống phía dưới.

Đường bờ dải và bờ nóc vừa có tác dụng giữ cho mái ngói được chắc chắn, tránh cho mái ngói bị xơ, bị bốc khi có gió bão, lại vừa có tác dụng là ngói trang trí cho mái đình thêm sinh động. Đầu đao đình Hạ Lũng tạo thành hình rồng và phượng chầu vào nhau, phượng đang trong tư thế bay. Các góc đao của đình được uốn lên cong vút, được xem như “đóa hoa đao đình” cịn các đường diềm mái được trang trí các loại hoa dây. Đây được coi là những yếu tố trang trí đặc sắc và ấn tượng nhất của bộ mái và cũng là nét riêng biệt của kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Mái đình xịe rộng ra bốn phía và kéo dài chiếm một phần chiều cao của ngơi đình. Bốn góc của bộ mái đình uốn cong như kéo cả cơng trình kiến trúc bay lên, khiến cho ngơi đình khơng cịn mang vẻ nặng nề mà lại mang vẻ uyển chuyển và thanh thốt. Sáng kiến “góc mái cong” đã trở thành điểm nhấn cho sự phát triển đỉnh điểm cao nhất của kiến trúc dân tộc.

Tàu mái là cây gỗ được xẻ vng có cơng dụng như một cây hồnh mái

cuối cùng và là nơi chịu sức nặng dồn xuống của cả hệ thống mái. Để tăng thêm độ chắc chắn cho cơng trình, người thợ xưa đã làm thêm một hệ thống then tàu nối giữa xà hạ và tàu mái để tạo nên một hệ thống giằng vững chác, các tàu mái được kéo cong dàn về phía đầu hồi để tạo thành góc đao.

* Kết cấu khung [PL, H.18, tr.138]

Dưới hệ thống mái là bộ khung chịu lực vững chắc. Bộ khung chịu lực đình Hạ Lũng được làm bằng chất liệu gỗ lim già, gồm 4 bộ vì, mỗi vì 4 hàng chân cột, cột lim to, vững chắc.

Đình Hạ Lũng có kết cấu 4 hàng chân cột. Hai hàng cột cái (tổng số 8 cột), được tạo dáng kiểu búp địng, phía trên đầu cột thuôn thuôn to dần ở phần giữa và thu nhỏ ở gần chân cột để hợp với hệ thống chân tảng. Cột cái có đường kính: 0,60m. Hai hàng cột qn (gồm 8 cột) có cùng kiểu dáng như

cột cái nhưng kích thước nhỏ hơn đường kính: 0,45m. Thân cột và thân xà đều được sơn một lớp sơn ta, màu đỏ vừa tăng giá trị thẩm mỹ bên trong cơng trình, lại vừa có tác dụng chống ẩm, mối mọt và sự tác động, hủy hoại của môi trường xung quanh. Trước kia, thân cột cái đình Hạ Lũng treo những câu đối vuông cạnh, bản dài nhưng trải qua thời gian, chiến tranh, sự phá hoại của con người nên đã mất đi. Những đơi câu đối được treo ở đình Hạ Lũng đều là những câu đối được chạm nổi nhiều đề tài, sơn son thếp vàng với nét chữ đen rõ ràng. Thân cột được nghệ nhân xưa tạo tác công phu, bố cục xắp xếp dàn đều với tỉ lệ tương đối thuận mắt.

Hệ thống cột cái, cột quân dàn thành 4 hàng chân cột với 4 bộ vì tương ứng với 3 gian 2 chái. Các gian có kích thước khơng đều nhau, gian chính diện có nhang án thờ, đặt bát hương cơng đồng. Gian này có kích thước lớn hơn hai gian bên với chiều là 3,75m, hai gian bên mỗi gian dài 3,5m. Hệ thống cột cái cao, vững chắc, phần dưới ăn mộng, liên kết với các thân xà, phần trên cùng nơi đặt câu đầu khoét ổ bén khít với hai đầu câu đầu tạo thành bộ vì nóc.

Hai gian chái đình, hai hàng cột con (gồm 8 cột). Mái cong cả 3 phía, tiếp giáp với gian kế cận nên việc thi cơng cơng trình địi hỏi độ chính xác kĩ, mỹ thuật cao. Để tạo được 4 góc đao cần phải có hệ thống kẻ góc. Thanh xà đỡ góc đao vươn cao dần đến câu đầu, tiếp giáp với hồnh nóc, làm điểm tựa cho dàn mái thêm vững chắc. Bốn kẻ góc này được đẽo nhỏ dần và được dùng để nối từ góc đao lên nóc. Tất cả các kẻ đều được mài nhẵn bóng, chuốt mịn, sơn bên ngồi. Ngồi ra, cịn tồn tại các cột góc là cấu kiện chịu lực đỡ phần góc mái, giữ độ cong cho mái mềm mại.

Ăn mộng với cột cái là hệ thống xà, những thanh xà là thân gỗ lớn, gia công đơn giản, phần dạ tạo thành một mặt phẳng, phần cịn lại phình trịn đều. Xà chịu lực theo phương nằm ngang có tác dụng liên kết bộ khung là những thân gỗ dài nối toàn bộ hệ thống cột cái cột quân cùng với kẻ và hệ thống bẩy giằng giữ tạo thành bộ khung chịu lực đỡ tồn bộ hệ mái của cơng trình.

Bộ khung đình Hạ Lũng vững chắc, các cấu kiện kiến trúc như câu đầu, xà, kẻ, bẩy làm bằng chất liệu gỗ lim già chắc khỏe, được gia công nghệ thuật, đẹp mắt. Khơng chỉ cân xứng trong tỉ lệ mà cịn có dáng vẻ mềm mại, đầu dư, ngồm mộng hài hịa, bén khít khiến cơng trình thêm phần giá trị.

* Kết cấu vì nóc

Vì nóc gian giữa [PL, H.7a, 7b, tr.127]

Bộ vì nóc gian giữa có kết cầu kiểu “chồng rường - giá chiêng”. Kiểu

kết cấu này xuất hiện khá sớm ở Việt Nam. Trên cùng là một con rường được làm theo kiểu hai đầu phẳng, lưng đội một đấu hình vng thóp đáy, đấu này đỡ thương lương, đỡ con rường là hai cột trốn lớn thông qua hệ thống đấu kê. Hai thân cột này đội đấu ở giữa tạo thành một khoảng rộng hình giá chiêng. Chân của cột trốn đứng trên lưng câu đầu thơng qua đấu hình vng thóp đáy. Ăn mộng từ hai cột trốn vươn ra là những con rường cụt được chồng khít lên nhau qua hệ thống đấu giả hình vng thóp đáy. Đầu của các con rường vươn ra đỡ hoành mái thứ hai và thứ ba. Nối hai đầu cột với nhau là một câu đầu to, chắc và khỏe. Bộ hoành thứ tư được đặt lên câu đầu và câu đầu tỳ lực xuống đầu cột cái thơng qua chiếc đấu vng thóp đáy với chức năng đỡ tồn bộ vì nóc. Câu đầu ở đây là một thanh xà lớn, chắc, khỏe được tạo tác khá đơn gian là bào trơn và ốp vỏ măng và trang trí hoa dây lá lật, dạ phẳng có trang trí hoa lá và có khắc lạc khoản trùng tu đình ở giữa dạ câu đầu.

Nhìn chung, kết cấu kiến trúc bộ vì gian giữa ở đây chủ yếu là các cấu kiện gỗ to, khỏe, thiên về độ bền chắc và có phần mập mạp. Sự liên kết ở đây là một tổng thể hoàn chỉnh, thống nhất theo một nguyên tắc quy định. Các cấu kiện gỗ liên kết với nhau đều thông qua một hệ thống đấu vng thóp đáy từ trên xuống dưới(đấu rường thượng, đấu hai đầu cột chốn, đấu câu đầu). Có thể nói, đây là kiểu kết cấu mộng ngồm đấu kê, chồng đè luôn giữ cho sự liên kết được chắc chắn, khỏe, vững chắc. Một thân gỗ lớn được cấu tạo ăn mộng lao thẳng qua thân cột cái, một đầu cây gỗ tạo thành rường cụt cùng hịa nhập vào bức cốn vì nách đỡ các hồnh mái, đầu kia tạo thành một đầu dư chạm đầu

rồng lớn đỡ bụng câu đầu. Ăn mộng từ thân cột cái ra đầu cột quân qua một đấu kê là một xà nách, trên lưng xà là các con rường được chồng khít lên nhau. Nó tạo ra một khoảng tam giác được gọi là bức cốn. Bức cốn được thế kế theo kiểu chồng rường và được chạm theo lối bong kênh với các đề tài như Tứ linh (long, ly, quy, phượng) hoặc rồng ổ, rồng lửa… vô cùng phong phú.

Ăn mộng từ đầu cột quân ra cột hiên là một chiếc bẩy, thân bẩy được trang trí hoa văn cách điệu. Trên lưng bẩy đỡ ván dong, ván được kht lỗ ơm đỡ hồnh và tàu mái phía dưới. Ở đây chúng ta bắt gặp hiện tượng giữa điểm ăn mộng của hệ thống bẩy vào cột hiên. Tuy nhiên đây là sản phẩm mới đưa vào qua những lần tu bổ về sau.

Vì nóc gian bên [PL, H.9, tr.129]

Đây là bộ vì cũng được kết cấu tương tự như bộ vì gian giữa tịa Đại đình làm theo kiểu “chồng rường - giá chiêng”, nhưng có phần đơn giản, điều đó phần nào nói lên sự hạn chế trong sự thể hiện mỹ thuật trên kiến trúc của bộ vì này. Tuy vậy đây vẫn là điểm nối quan trọng trong không gian kiến trúc phát triển ra chái, để hợp thành tổng thể không gian kiến trúc ba gian hai chái lớn của tịa Đại đình.

* Kết cấu vì nách

Vì nách gian giữa [PL, H.8a, 8b, tr.128]

Kết cấu của các bộ vì nách gian giữa đình Hạ Lũng là cốn chồng rường (hay còn gọi là chồng rường nách). Con rường trên cùng chính là đi của đầu dư (đỡ dưới câu đầu) chạy dài ra, xuyên mộng qua thân cột cái thành rường cụt đỡ cây hồnh thứ nhất của vì nách. Ba con rường tiếp theo một đầu

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đình hạ Lũng (phường Đằng HảI, quận HảI An, thành phố HảI Phòng) (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)