2.3. Các di vật tiêu biểu trong đình Hạ Lũng
2.3.3. Di vật chất liệu khác
Hạc thờ [PL, H.28, tr.143]
Hiện tại trong đình có tồn tại 4 đơi hạc thờ bằng đồng, ba đôi hạc thời nhở và một đôi to. Hai đôi hạc thờ nhỏ đặt trên nhang án Đại đình và hậu cung, một đơi hạc thờ nhỏ đặt trên sập thờ và một đôi hạc to đạt ở hai bên sập thờ. Tất cả nhưng đôi hạc thờ này đều miệng ngậm hoa sen, đứng trên lưng rùa. Cũng giống như nhiềucon hạc khác mà cũng ta thường bắt gặp trong các ngơi đình lành, hạc có mỏ của con cị, tóc trĩ, vẩy cá chép, cách lông vũ điểm xuyên đao mác, cổ cao đuôi ngắn. Con hạc thường được coi là biểu tượng của tầng trên, đứng trên lưng rùa là biểu tượng của tầng dưới, kết hợp thành một thể âm dương, hài hòa đối đãi.
Mâm thờ [PL, H.31, tr.144]
Hai cặp mâm bồng có kích thước to nhỏ khác nhau dùng để sắp lễ, đựng hai lo hoa và hai đài nước, được sử dụng trong nghi lễ rước trong ngày hội. Mâm được đặt ở gian bên phải tịa Đại đình.
Chiêng [PL, H.26, tr.141]
Ở bên gian trái của tịa Đại đình có đặt một chiếc chiêng, được treo trên giá sơn son bào trơn khơng trang trí cầu kỳ. Chiêng dùng để thỉnh trong lễ hội làng hay trong những sự kiện trọng đại. Ngồi ra cịn có một số đồ thờ khác như cờ, quạt, lọ hoa, ống bút, hộp đựngtrầu…
Có thể nói, tuy số lượng các cổ vật, di vật ở di tích Đình Hạ Lũng khơng nhiều. Song ở một góc độ nhất định, các di vật - đồ thờ mang trong mình ý nghĩa về mặt tâm linh. Chúng là phần linh thiêng và là quy luật chung trong hệ thống các di tích, mà Đình Hạ Lũng cũng khơng vượt ra khỏi vịng quy luật đó. Hệ thống đồ thờ đã góp phần thiêng hố cho cơng trình kiến trúc thờ tự, chúng đã hướng con người đến cái thiện và cái đẹp. Đồng thời, đồ thờ trong ngơi đình làng
là vật thiêng ở tầng dưới để tiếp dẫn lên tầng trên với mục đích giúp con người gửi gắm những tâm tư, tình cảm và ước nguyện lên các bậc thần linh.